4. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
1.4. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư FDI vào các khu công nghiệp của các thành
phố khác và bài học rút ra cho thành phố Hà Nội.
1.4.1. Kinh nghiệm thu hút FDI vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
- Tình hình chung thu hút vốn đầu tư của khu công nghiệp Bắc Ninh.
Từ đầu năm 2020 đến nay, Bắc Ninh đã thu hút được 119 dự án FDI, với tổng số vốn đầu tư đăng ký 334,8 triệu USD. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 1.602 dự án FDI được cấp phép đầu tư (còn hiệu lực) đến từ 37 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh là 19,8 tỷ USD; trong đó, có 1.331 dự án đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo, chiếm 83% và tập trung ở một số nước, như: Hàn Quốc 1.205 dự án (chiếm trên 60% tổng số dự án trên địa bàn, riêng Samsung gần 9,3 tỷ USD, chiếm gần
29
50% số vốn đăng ký), Trung Quốc 112 dự án, Nhật Bản 86 dự án… Bắc Ninh hiện đứng thứ 6 về thu hút đầu tư trên toàn quốc.
Các dự án FDI đầu tư mới vào Bắc Ninh chủ yếu hoạt động các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; bước đầu phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp công nghệ cao, sản phẩm đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường… Đồng thời, nhiều dự án đã hướng vào phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho các ngành công nghiệp chủ lực; chú trọng đẩy mạnh công nghiệp chế tạo gắn kết doanh nghiệp của tỉnh với các doanh nghiệp FDI. Do đó, khu vực FDI đã có nhiều đóng góp tích cực vào tăng trưởng xuất khẩu, thu ngân sách và giải quyết việc làm cho người lao động. Trên địa bàn tỉnh hiện có 16 khu công nghiệp tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung, trong đó 10 KCN đã đi vào hoạt động.
Trong xu hướng chung cải thiện môi trường FDI, tăng tính hấp dẫn để tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút và triển khai vốn đầu từ trực tiếp nước ngoài của các nước và các địa phương trong nước, những năm qua Bắc Ninh cũng đã chảy mạnh việc cải thiện môi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Bắc Ninh. Khu vực vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN tỉnh Bắc Ninh đã có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, tạo giá trị gia thay đổi đáng kể cho nền kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoa
- Kinh nghiệm về cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư: Môi trường
pháp lý có vai trò quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu từ nước ngoài. Thể chế chính trị ổn định hệ thống pháp luật đồng bộ, thủ lục đầu tư đơn giản và nhiều chính sách khuyến khích, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư là một trong những bí quyết thành công về thu hút FDI.
- Kinh nghiệm về thủ tục, quy trình đầu tư: Thủ tục đầu tư theo cơ chế một cửa đơn
giản, với những hướng dẫn cụ thể tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Quy định rõ ràng cơ quan nào, ngành nào có nhiệm vụ và trong việc xúc tiên đầu tư. Thực hiện phân cấp phân quyền, nâng cao quyền hạn nhiều hơn cho các sở, ban, ngành. huyện, thị xã, thành phố trong việc thu hút và phê chuẩn dự án đầu tư.
- Kinh nghiệm về kế hoạch phát triển kinh tế: Thực hiện tốt công tác quy hoạch và
công khai các kế hoạch từng giai đoạn, ngắn và trung hạn. Công bố rộng rãi và tập trung hướng dẫn đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực, dự án được ưu đãi đầu tư, khuyến khích phát triển
30
- Kinh nghiệm về phát triển KCN: Các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đã tạo ra khi thế sôi động trong lao động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thu hút sự quan tâm đầu tư và kinh doanh của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Quy chế KCN do Chính Phủ ban hành cùng với các luật hiện hành đã tạo môi trường pháp lý tương đối rõ ràng và thông thoảng cho các doanh nghiệp hoạt động và bao đảm công tác quản lý của Nhà nước. Đó là cơ sở quan trọng để phát triển các KCN nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước theo quy hoạch.
- Kinh nghiệm về môi trường đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp: Trong khi không xem
nhẹ vài trò của công tác tiếp thị xúc tiến vận động đầu tư của KCN thì thực tế cho thấy dù công tác xúc tiến đầu tư có tốt đến đâu cũng khó mang lại hiệu quả nếu như môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh kém hấp dẫn. Vai trò của các nhà đầu tư đã có dự án vào KCN, nhất là các nhà đầu tư lớn có uy tín là hết sức quan trọng. Việc chăm sóc tốt các nhà đầu tư chính là mở ra cơ hội để đón nhận các nhà đầu tư tiềm năng mới.
- Kinh nghiệm về lựa chọn vị trí quy hoạch phát triển KCN: Bài học thành công của các địa phương là lựa chọn vị trí dùng trong quy hoạch xây dựng KCN. Xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN thực chất là kinh doanh bất động sản, đất đai nên phải tuân thủ theo quy tắc chung đã được thực tế kiểm nghiệm, đó là chọn đúng địa điểm. Tất cả các KCN thành công đều nằm ở vị trí thuận lợi nhất về địa lý - kinh tế. Quy hoạch chuẩn xác KCN là yêu cầu khách quan đảm bảo cho các KCN phát triển và không ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các khu kinh tế lân cận.
- Kinh nghiệm về việc đầu tư phát triển hạ tầng KCN và khu dân cư cùng với các công minh dịch vụ phục vụ KCN: Để thu hút đầu tư vào các KCN, tạo điều kiện thuận lợi
cho nhà đầu tư trong việc triển khai nhanh dự án, ngoài các chính sách ưu đãi về mặt tài chính và quản lý thuận lợi của Nhà nước, cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KCN đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng
- Kinh nghiệm về cơ chế quản lý một cửa: Là cơ chế giải quyết các công việc liên
quan đến thủ tục hành chính cho DN chỉ diễn ra ở một đầu mối. Hiện tại các DN đầu tư vào các KCN, mọi công việc tử lúc tiếp nhận tới lúc giải quyết xong chi diễn ra ở một cửa của BQL các KCN, còn việc phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong bộ máy công quyền với nhau nhằm giải quyết công việc là trách nhiệm của cơ quan Nhà nước. Cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ" đang được các DN, nhân dân và dự luận xã hội đồng tỉnh ủng hộ. Điều này giúp cho hoạt động của BQL được thuận lợi, kịp thời đáp ứng các nhu cầu đầu tư xây dựng KCN và giải quyết các khó khăn, vướng mặc của các DN trong KCN.
31
- Kinh nghiệm về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KCN luôn là vấn đề cần thiết và cấp bách. Con người là nhân tố quyết định của mọi công việc. Xây dựng KCN cũng như tiến hành CNH, HĐH cần có những con người tương ứng, đủ phẩm chất và năng lực đảm đương các công việc. Phát triển nguồn nhân lực cần đồng độ các mặt Giáo dục đào tạo, sử dụng và tạo việc làm. Chuẩn bị đồng bộ các loại cán bộ: Cán bộ quan trị kinh doanh, cán bộ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và đội ngũ công nhân lành nghề. Gắn công tác đào tạo với thị trưởng sức lao động. Tạo mối liên hệ giữa Nhà nước, trường học và DN trong quá trình đào tạo - tuyển dụng.
1.4.2. Kinh nghiệm thu hút FDI vào khu công nghiệp Tân tạo – Thành phố Hồ Chí Minh. Minh.
Khu công nghiệp do công ty Tân Tạo đầu tư hạ tầng cơ sở và quản lý hiện đang là khu công nghiệp dẫn đầu về thu hút đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh với 2000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước (đứng đầu cả nước trong việc huy động vốn đầu tư trong nước) và 97 triệu USD đầu tư trực tiếp nước ngoài, dẫn đầu về số lượng nhà máy đã hoạt động (80 nhà máy) và là khu công nghiệp đầu tiên của cả nước được nhận chứng chỉ ISO 9001- 2000 đánh giá về chất lượng dịch vụ cho các nhà đầu tư.
Để đạt được thành tích đó, khu công nghiệp Tân Tạo đã phải nỗ lực rất lớn từ công tác xây dựng hạ tầng cơ sở đến công tác xúc tiến đầu tư.
Xét về vị trí khu công nghiệp: Khu công nghiệp Tân Tạo nằm ở Bình Chánh có vị trí
thuận lợi, cách trung tâm thành phố 12 km, cách sân bay Tân Sơn Nhất 12 km, cách cảng Sài gòn 15 km, và nằm dọc quốc lộ 1A.
Về cơ sở hạ tầng khu công nghiệp: Công ty Tân Tạo đã coi hạ tầng là khâu hàng đầu, lo du hết các hạng mục của tiện ích hạ tầng như điện, nước, thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống đường nội bộ, khu ngoại quan cùng như lợi ích công khác, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư khi đến khu cong nghiệp.
Hệ thống điện của khu công nghiệp: Được cấp từ trạm biến áp 110/15 KV trạm biến
áp Phú Lâm và hệ thống điện áp riêng cho khu công nghiệp.
Hệ thống nước: Tân Tạo là khu công nghiệp đầu tiên của thành phố Hồ Chí Minh
được cấp nước từ hệ thống nước máy của thành phố, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp.
Hệ thống đường nội bộ có các đường chính và phụ riêng biệt, quy hoạch theo tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng hoàn chỉnh với tài trọng lớn, nối trực tiếp với quốc lộ 1A.
32
Mạng lưới viễn thông: Hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Nếu chỉ là những điều kiện trên thị không đủ tạo ra sự khác biệt lớn đối với các khu công nghiệp khác trong cùng khu vực. Cái khác của Tân Tạo là có những sáng tạo và cố gắng mới. Đó là:
Trong khu công nghiệp có hệ thống công nghệ thông tin hiện đại phục vụ nhu cầu truyền thông đa dịch vụ từ truyền dữ liệu, internet, truyền hình cáp, video hội nghị, điện thoại và fax. Khu công nghiệp có kho ngoại quan lớn 64.000m2 chuyên phục vụ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp cần xuất nhập khẩu hàng hoá cùng các thủ tục hải quan tại chỗ, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và tiễn bạc
Bãi thu mua vật liệu phế thải, phòng cháy chữa cháy, trạm y tế, trung tâm kho vận, trạm xử lý chất thải công nghiệp. Công ty Tân Tạo còn tư vấn miễn phí cho các doanh nghiệp tìm đến đầu tư trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và thuế.
Công ty Tân Tạo còn liên kết với các ngân hàng và các quỹ đầu tư trong xây dựng nhà xưởng theo yêu cầu của các nhà đầu tư để họ trả góp hay giúp chủ đầu tư vay vốn ngân hàng xây dựng nhà xưởng theo hình thức nhà đầu tư bỏ 30% vốn, Tân Tạo vay 70% phần còn lại từ ngân hàng cho nhà đầu tư xây dựng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư sẽ thể chấp nhà xưởng này và thanh toán lại cho Tân Tạo.
Vì môi trường đâu tư hấp dẫn như vậy, nhiều nhà đầu tư đã chọn Tân Tạo như một vùng đất thuận lợi để đầu tư và ổn định nên nhiều nhà đầu tư đã coi đây là một điểm đến đúng đắn và hiệu quả.
1.4.3. Bài học rút ra cho thành phố Hà Nội
Từ kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số tỉnh, thành phố trong nước căn cứ tính hình thực tiễn của địa phương, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Thành phố Hà Nội như sau:
- Xác định mục tiêu thu hút FDI: Mục tiêu thu hút vốn nước ngoài cần được địa
phương xác định cụ thể, hướng tới đối tượng nào, cần thu hút bao nhiêu, thời gian vào nhiêu, thu hút đầu tư trên lĩnh vực, sản phẩm nào cho phù hợp. Mục tiêu thu hút vốn đầu từ nước ngoài cho các KCN trên địa bàn Hà Nội phải phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương và đồng thời mục tiêu ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn, phải xác định dựa trên đầy đủ tiêu chí và thế mạnh áp dụng trên từng KCN, từng định hướng đầu tư mà địa phương xác định quy hoạch để mang lại tối đa hiệu quả.
33
+ Quy hoạch các khu công nghiệp cần phải lựa chọn vị trí đúng trong quy hoạch xây dựng KCN. Xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN thực chất là kinh doanh bất động sản, đất đai nên phải tuân thủ theo quy tắc chung đã được thực tế kiểm nghiệm, đó là chọn đúng địa điểm. Tất cả các KCN thành công đều nằm ở vị trí thuận lợi nhất về địa lý - kinh tế đảm bảo cho các KCN phát triển và không ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các khu kinh tế lân cận.
+ Ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo cơ chế một cửa đơn giản, với những hướng dẫn cụ thể tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Quy định rõ ràng cơ quan nào, ngành nào có nhiệm vụ gì trong việc xúc tiến đầu tư. Thực hiện phân cấp, phân quyền, nâng cao quyền hạn nhiều hơn cho các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố trong việc thu hút và phê chuẩn dự án đầu tư.
- Xác định nhà đầu tư mục tiêu cho các lĩnh vực, sản phẩm: cần xác định các nhà
đầu tư, nguồn đầu tư trên từng lĩnh vực, sản phẩm và thế mạnh của địa phương, các mặt hàng sản xuất hiện có tại các khu công nghiệp và đầu ra cho các sản phẩm, lĩnh vực ấy liên kết chặt chẽ với nguồn lợi của nhà đầu tư mà địa phương hưởng đến, mời gọi.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư: cần nâng cao hơn nữa
nhằm mang lại hiệu qua tạo nên môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh hấp dẫn. Vai trò của các nhà đầu tư đã có dự án vào KCN, nhất là các nhà đầu tư lớn có uy tín là hết sức quan trọng. Việc chăm sóc tốt các nhà đầu tư chính là mở tài cơ hội để đòn nhận các nhà đầu tư tiềm năng mới.
Suy cho cùng thì nhân tố quyết định sự phát triển của các KCN có vai trò hết sức to lớn của Nhà nước. Vai trò của Nhà nước đặc biệt trong những chính sách, cơ chế phát triển KCN. Cơ chế Nhà nước còn hỗ trợ về kinh tế cho các KCN ở địa bản khó khăn nhằm thúc đẩy phát triển cá hệ thống KCN trong cả nước.
Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2018 - 2021