Các yếu tố cần phân tích khi xác định giá bán của chương trình du lịch

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ lữ hành (Ngành: Hướng dẫn viên du lịch - Trung cấp) - Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn (Trang 65)

BÀI 6 : TÍNH GIÁ BÁN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH

6.2. XÂY DỰNG GIÁ BÁN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH

6.2.1. Các yếu tố cần phân tích khi xác định giá bán của chương trình du lịch

6.2.1. Các yếu tố cần phân tích khi xác định giá bán của chương trình du lịch lịch

Để xác định giá bán của chương trình du lịch, cần chú ý tới các yếu tố sau: Mức giá phổ biến trên thi ̣trường.

Vai trò, vi ̣thế, thương hiệu của doanh nghiệp ̣ trên thi ̣trường. Mục tiêu của doanh nghiệp.

Giá thành của chương trình. Thời vụ du lịch.

6.2.2. Các phương pháp xác định giá bán

Trên cơ sở tính giá thành, ta có thể xác định giá bán của một chương trình du lịch dựa vào cơng thức sau:

G = z + Cb + Ck + P + T

Trong đó: z: Giá thành tính cho một khách; P: Khoản lợi nhuận dành cho doanh nghiêp ̣ lữ hành;

Cb: Chi phí bán bao gồm: hoa hồng cho các đại lý, chi phí khuếch trương, quảng cáo... Ck: Các chi phí khác: quản lý, thiết kế chương trình...

T: Các khoản thuế (chưa tính thuế giá tri ̣gia tăng)

Ví dụ 2: Sử dụng số liệu của ví dụ 1, tính giá bán cho chương trình du lịch. - Lãi định mức (P): 15% z

- Chi phí bán hàng (Cb): 7% z - Chi phí khác (Ck): 5% z

- Thuế VAT (T): 10% của giá bán chưa thuế. G = z + 15% z + 7% z + 5% z + 10%

66

= 1.668.900đ +10% = 1.668.900 + 166.890đ = 1.835.790đ Làm tròn số: 1.836.0000đ

Giá bán cho chương trình: Cần Thơ – Nha Trang (4 ngày – 3 đêm): 1.836.000đ. 6.2.3. Phương pháp xác định điểm hoà vốn

Khái niệm điểm hoà vốn:

Là một số khách tham gia nhất định, với mức giá bán dự kiến.

Doanh thu từ việc bán chương trình du lịch đúng bằng tồn bộ chi phí tổ chức chương trình.

Điểm hồ vốn là doanh nghiệp khơng có lãi và cũng khơng bị lỗ. Cơng thức tính điểm hồ vốn:

Qhv = Đ/(Gb – b) Trong đó: Qhv: Điểm hồ vốn;

Đ: Chi phí cố định cho cả đoàn khách;

Gb: Giá bán cho 1 khách (có thuế hoặc khơng thuế); b: Chi phí biến đổi cho 1 khách.

Ví dụ: Sử dụng số liệu trên, tính điểm hồ vốn cho chương trình du lịch. Xác định điểm hồ vốn theo cơng thức:

Qhv = Đ/(Gb – b)

Qhv = 20.200.000/(1.836.000 – 1.470.000) Qhv = 20.200.000/366.000

Qhv = 55,1

Vậy để đạt được mức hồ vốn cho chương trình tham quan trên, số suất cần phải bán là 56 (56 khách tham gia).

CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP Câu hỏi

Câu hỏi 1. Trình bày khái niệm giá thành và giá bán.

Câu hỏi 2. Nêu ưu điểm và khuyết điểm của việc xác định giá thành cho chương trình du lịch.

Câu hỏi 3. Điểm hồ vốn là gì? Nêu cách xác định điểm hồ vốn. Bài tập

Hãy tính giá bán (20% lợi nhuận) của chương trình du lịch (4 ngày – 3 đêm) cho đồn theo từng nhóm khách: (5 khách, 10 khách,

67

11 khách, 19 khách, 20 khách, 30 khách, 31 khách  40 khách) với các số liệu sau (Giá các dịch vụ vào thời điểm năm 2021):

Bảng giá xe trung bình vào những ngày thường (khơng vào dịp lễ, tết...): Xe 16 chỗ: 1.800.000đ/ngày.

 Xe 25 - 29 chỗ: 2.500.000đ/ngày.

Xe 35 chỗ: 3.000.000đ/ngày.

 Xe 45 chỗ: 4.800.000đ/ngày.

Bảng giá dịch vụ:

- Ăn sáng: 40.000đ/suất; ăn trưa, chiều: 80.000đ/suất. - Khách sạn: 300.000đ/phòng 2 người/01 đêm.

- HDV: 300.000đ/ngày.

- Bảo hiểm: 1.500đ/người/ngày.

- Vé máy bay TP. Hồ Chí Minh – Đà Nẵng – TP. Hồ Chí Minh: 1.600.000đ/1 lượt.

- Ngũ Hành Sơn: 15.000đ. - Phố cổ Hội An: 80.000đ. - Đại Nội Huế: 75.000đ. - Lăng Tự Đức: 75.000đ.

- Du thuyền Sông Hương: 10  15 khách, giá 1.400.000đ; trên 15 khách, giá 1.800.000đ.

- Khăn + nón + nước: 11.000đ/người/ngày.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nghiệp vụ lữ hành (Ngành: Hướng dẫn viên du lịch - Trung cấp) - Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)