Những hoạt động cơ bản của cơ sở lưu trú du lịch.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổng quan du lịch và cơ sở lưu trú du lịch - Nguyễn Thị Oanh (Trang 64 - 65)

1. Dịch vụ lưu trú.

Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời gian lưu lại tạm thời tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.

Kinh doanh lưu trú không thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất mà thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.

+ Trong quá trình “sản xuất” và bán các dịch vụ, cơ sở kinh doanh lưu trú không tạo ra sản phẩm mới và cũng không tạo ra giá trị mới. Hoạt động của các cơ sở lưu trú thông qua việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn và hoạt động phục vụ của nhân viên đã giúp chuyển dần giá trị từ dạng vật chất sang dạng tiền tệ dưới hình thức “khấu hao”.

+ Kinh doanh cơ sở lưu trú không chỉ cung cấp các dịch vụ tự mình đảm nhiệm mà còn bán cả các sản phẩm thuộc các ngành và lĩnh vực khác.

Trong kinh doanh cơ sở lưu trú, hai quá trình sản xuất và tiêu thụ các dịch vụ thường đi liền nhau.

2. Dịch vụ ăn uống.

Dịch vụ ăn uống trong du lịch bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thoả mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các nhà hàng, khách sạn cho khách nhằm mục đích có lãi.

Kinh doanh ăn uống du lịch thực hiện nhiệm vụ sản xuất vật chất. Kinh doanh ăn uống du lịch tạo ra giá trị sử dụng mới sau quá trình sản xuất của mình (có thể nói lao động ở khu vực nhà bếp tại các nhà hàng du lịch là lao động sản xuất vật chất). Nội dung của kinh doanh ăn uống du lịch gồm 3 nhóm hoạt động sau:

- Hoạt động lưu thông: bán sản phẩm chế biến của mình và hàng chuyển bán (là sản phẩm của các ngành khác).

- Hoạt động tổ chức phục vụ: tạo điều kiện để khách hàng tiêu thụ thức ăn tại chỗ và cung cấp điều kiện để nghỉ ngơi thư giãn cho khách.

Kinh doanh ăn uống trong du lịch đòi hỏi phải có cơ sở vật chất kỹ thuật đặc biệt, với mức trang thiết bị tiện nghi cao và đội ngũ nhân viên phục vụ cũng đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có thái độ phục vụ tốt…

3. Dịch vụ bổ sung.

Dịch vụ bổ sung là các dịch vụ khác ngoài dịch vụ ăn uống và lưu trú nhằm thoả mãn các nhu cầu thứ yếu trong thời gian khách lưu lại tại khách sạn.

Loại hình kinh doanh này ra đời muộn hơn so với kinh doanh lưu trú và kinh doanh ăn uống nhưng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh khác sạn. Đây cũng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để xếp hạng hoặc đánh giá chất lượng của các cơ sở lưu trú du lịch.

Dịch vụ bổ sung trong khách sạn được chia thành 2 loại: - Dịch vụ bổ sung bắt buộc.

- Dịch vụ bổ sung không bắt buộc.

(Tuỳ thuộc vào tiêu chuẩn phân hạng khách sạn của mỗi quốc gia).

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổng quan du lịch và cơ sở lưu trú du lịch - Nguyễn Thị Oanh (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)