Điều kiện riêng

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổng quan du lịch và cơ sở lưu trú du lịch - Nguyễn Thị Oanh (Trang 25 - 28)

II. Điều kiện phát triển du lịch

2. Điều kiện riêng

Ngành du lịch ra đời khi có đủ các điều kiện làm nảy sinh hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch. Do đó, ngành du lịch sẽ phát triển nhanh khi các tiền đề ra đời của ngành được củng cố và tăng cường. Song xem xét trên phạm vi một quốc gia cụ thể thì phát triển du lịch cần hội tụ các điều kiện cơ bản sau:

*Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên.

-Vị trí địa lý.

Vị trí địa lý có ảnh hưởng đến khách du lịch trên ba khía cạnh khi điểm du lịch ở xa nơi cư trú của họ, đó là: khách du lịch phải chi hàng tiền cho việc đi lại, phải rút ngắn thời gian ở lại nơi du lịch, phải hao tốn nhiều sức khỏe. Tuy nhiên, ngày nay ngành hàng không được cải tiến và có xu hướng giảm giá có thể khắc phục phần nào những bất lợi đối với khách du lịch.

- Địa hình.

Địa hình là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng của phong cảnh nơi đó. Địa hình càng đa dạng, tương phản, độc đáo, phong phú càng có sức hấp dẫn khách du lịch.

Việt Nam có 125 bãi biển có các điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghỉ dưỡng, tắm biển và vui chơi giải trí, trong đó có nhiều bãi biển hấp dẫn như Lăng Cô, Trà Cổ, Sầm Sơn, Non Nước… Có nhiều vịnh đẹp có tiềm năng phát triển du lịch lớn như vịnh Hạ Long, vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh… Trong tổng số có 2700 đảo lớn nhỏ ven bờ như Cù Lao Chàm, Cát Bà, Tuần Châu… Với các hệ sinh thái phong phú, cảnh quan đẹp là nơi có điều kiện hình thành các khu, điểm

hấp dẫn du lịch. Có hơn 200 hang động đã được phát hiện, điển hình là động Phong Nha đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

- Khí hậu.

Những nơi có khí hậu ôn hoà thường được khách du lịch ưa thích. Tuy nhiên, mỗi loại hình du lịch đòi hỏi từng loại khí hậu khác nhau.

Ví dụ: Nghỉ biển đòi hỏi khí hậu không mưa, không lạnh; trong khi trượt tuyết đòi hỏi khí hậu rất lạnh.

- Nhiệt độ.

Những nơi có nhiệt độ thích hợp có thể cho phép khách phơi nắng vào ban ngày, còn ban đêm thì mát mẻ có thể dạo chơi, giải trí… thì sẽ thu hút được nhiều du khách. Nhiệt độ nước biển từ 20 – 250C thích hợp cho khách du lịch tắm biển, nếu nhiệt độ nước biển dưới 200C và trên 300C là không thích hợp.

- Hệ động thực vật.

Du lịch về với thiên nhiên đang trở thành một xu thế và nhu cầu phổ biến. Việt Nam có hệ sinh thái động thực vật rừng đa dạng. Đây là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái quí giá, nơi bảo tồn khoảng 12000 loài thực vật, gần 7000 loài động vật với nhiều loại đặc hữu và quí hiếm.

- Chế độ thủy văn.

Tạo ra bầu không khí mát mẻ, trong lành đồng thời có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe, là phương thuốc khá hiệu nghiệm để chữa bệnh cho con người. Vì vậy, không ít nơi trên thế giới xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng ven hồ, biển thu hút nhiều khách du lịch. Trong đó nguồn nước khoáng là tiền đề không thể thiếu được đối với sự phát triển du lịch chữa bệnh.

Nguồn nước khoáng ở nước ta phong phú, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển du lịch. Đến nay đã phát hiện được hơn 400 nguồn nước khoáng tự nhiên với nhiệt độ từ 270C đến 1050C. Thành phần hóa học của nước khoáng rất đa dạng từ bicabonat natri đến clorua natri với độ khoáng cao có ý nghĩa đối với du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh.

* Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn.

Các giá trị văn hoá lịch sử, thành tựu kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển du lịch ở một điểm, một địa phương, một đất nước… có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông khách du lịch với nhiều mục đích khác nhau của chuyến đi.

trình độ, ham hiểu biết như Kim Tự Tháp Ai Cập, Hy Lạp…

Các tài nguyên có giá trị văn hoá cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu như các trường đại học, các viện nghiên cứu khoa học, các thư viện lớn và nổi tiếng, các bảo tàng… Các tài nguyên này thường nằm ở các thành phố lớn.

Tài nguyên du lịch nhân văn của Việt Nam phong phú với lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước. Trong số khoảng 40.000 di tích, có gần 3.000 di tích được nhà nước chính thức xếp hạng.

Ngoài ra, các thành tựu kinh tế kỹ thuật của đất nước (các công trình xây dựng, mô hình sản xuất…) cũng có sự hấp dẫn khách du lịch.

* Sự sẵn sàng đón tiếp khách.

Sự sẵn sàng đón tiếp khách được thể hiện trên các khía cạnh: điều kiện về tổ chức, các điều kiện về kỹ thuật, lực lượng lao động và dân cư, nguồn lực bên ngoài.

-Các điều kiện về tổ chức: Đó là sự chăm lo đến việc đảm bảo sự đi lại và phục vụ trong thời gian lưu trú cho khách du lịch, chăm lo giữ gìn các giá trị thiên nhiên, văn hoá, lịch sử, lãnh đạo việc tổ chức và kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch, tuyên truyền, quảng cáo du lịch trong và ngoài nước, bao gồm:

+ Việc vạch ra các đường lối, phương hướng, chính sách, chiến lược phát triển du lịch của đất nước.

+ Công tác quản lý, kiểm tra, xây dựng thực hiện các hoạt động du lịch. + Việc phối hợp các dịch vụ riêng lẻ tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh cung ứng cho khách hàng

Các điều kiện về kỹ thuật: Đó là việc trang bị tiện nghi ở nơi du lịch (khách sạn, nhà hàng…) , xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức du lịch và cơ sở hạ tầng (nhà ga, bến cảng, sân bay). Nó quyết định nhịp độ phát triển du lịch và chất lượng du lịch.

Đây là một nguồn lực, một điều kiện không thể thiếu để phát triển du lịch. Cơ sở kỹ thuật và hạ tầng tốt, đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Ngược lại, sẽ gây khó khăn, làm chậm bước phát triển.

-Lực lượng lao động và dân cư: Là một nguồn lực để phát triển du lịch, là nguồn cung cấp lao động cho du lịch, là thị trường để tiêu thụ sản phẩm du lịch. Đây chính là nhân tố con người, nhân tố quyết định đến sự thành bại của mọi ngành kinh tế, trong đó có du lịch.

-Nguồn lực bên ngoài: Đây là một thành tố không thể thiếu được của một quốc gia nói chung và điểm du lịch nói riêng, phát triển du lịch, đặc biệt là đối với chúng ta một nước đang phát triển, nguồn lực và khả năng hạn chế nên chúng ta cần phải thu hút đầu tư, thu hút khoa học tiên tiến để quy hoạch, phát triển du lịch có kế hoạch và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổng quan du lịch và cơ sở lưu trú du lịch - Nguyễn Thị Oanh (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)