1.3.2 .Cái hài và cái cảm thương
2.3. Các kiểu xung đột – tình huống hài hước
2.3.2. Xung đột thực chất – biểu hiện
Cái hài hước còn được khai thác từ mâu thuẫn, xung đột giữa cái thực chất và cái biểu hiện, giữa cái bên trong và bên ngoài. Xung đột hài hước này được thể hiện ngay ở nhan đề tác phẩm: Ở hiền, Mua danh, Rình trộm, Đón khách... Đây là những nhan đề chứa đựng những yếu tố bất thường, những nhan đề nghịch chiều với nội dung tác phẩm. Như “Ở hiền” mà chẳng gặp lành. Họ bị ép phải “Mua danh” nhưng danh nào có thấy chỉ tiền mất tật mang, bỏ tiền mua lấy sự khinh rẻ của người đời.
Người đi “Rình trộm” thì bị trộm đào ngạch vào nhà vét sạch mà không biết... Có những nhan đề giản dị nhưng đã làm nổi bật cái hài, cái hóm ở Nam Cao. Như cái mặt “khó coi” thế nào ấy cứ đeo bám nhân vật “tôi” khiến “tôi” bị người đời xa lánh và đặc biệt người phụ nữ mà “tôi” có cảm tình ghê sợ trong Cái mặt không chơi được. Câu chuyện không chỉ là sự hài hước mà trở thành câu chuyện đầy ẩn ý về
cuộc sống. Những chuyện không muốn viết là xung đột giữa nhà văn và những kẻ nghĩ mình là nhân vật trong truyện rồi bất bình với người viết.
Xung đột hài hước này được thể hiện trong cách ứng xử của nhân vật trước cuộc sống. Nhân vật Nhu trong Ở hiền là cô gái “hiền như một ngụm nước mưa”. Ba
mươi tuổi Nhu mới lấy chồng, chồng Nhu kém Nhu năm tuổi, con một nhà danh giá trong làng nhưng thất thế từ lâu. Bố mẹ chết, anh ta trắng tay, nghèo kiết xác. Anh ta lấy Nhu vì Nhu là con nhà khá giả. Cuộc sống vợ chồng của Nhu được nhà văn Nam Cao đặt trong xung đột đầy tính hài hước nghịch dị: Hắn lấy tiền của Nhu chơi bời thả cửa – Nhu không ngăn cấm, không hé răng nói một lời mà còn tự đầy đọa cái thân mình cho thêm già, thêm xấu. Chồng lấy vợ hai – Nhu ngoan ngoãn in ngón tay vào tờ hôn thú, bằng lòng cho chồng đem vợ lẽ về nhà. Vợ lẽ lấn át quyền Nhu, lấy sự làm nhục Nhu làm một trò chơi – Nhu chỉ biết bỏ về nhà mẹ khóc. Nhu là vợ nhưng phải sống như một con vú trong nhà mình. Cuộc sống của dì Hảo cũng chẳng hơn Nhu. Dì phải lấy người chồng không yêu dì, thế mà hàng ngày dì phải đi làm để nuôi hắn. Dì kiếm mỗi ngày hai hào, “dì ăn có năm xu. Còn một hào thì hắn dùng mà uống rượu”. Nhưng rồi con chết, hắn đổ lỗi cho dì vô phúc. Hắn uống rượu, chửi vợ và đánh đập dì như đập vải. Hắn lấy vợ bé, dì chẳng hé răng lấy nửa lời “nhưng dì khóc ngấm ngầm khi chúng cười vui”. Chúng ăn uống phung phí, dì nhịn quắt ruột. Trước tình huống đầy tủi nhục đau khổ, Nhu và dì Hảo có thể tìm cách thoát ra bằng cách phản kháng lại hoàn cảnh. Nhu có thể không cho anh ta tiền đi chơi, có thể không cho chồng lấy vợ mới, có thể mắng con sen..., Dì Hảo có thể tự làm tự nuôi mình để sống một cuộc sống thanh thản hơn. Nhưng các nhân vật của Nam Cao đã chọn cách sống cam chịu. Đó là lối sống dị thường, phi lý với lô gích thông thường nhưng nó lại phù hợp với lô gích hiện tại của nhân vật. Dì Hảo “biết
phận dì” và Nhu thì “đã vâng theo cái bản tính hiền lành” của mình. Mặc dù nhiều lúc Nhu đã tự hỏi rằng: “Tại sao trên đời này lại có nhiều sự bất công đến thế? Tại sao ở hiền không phải bao giờ cũng gặp lành?... còn những kẻ thành công... nhiều khi lại xảo trá, lọc lừa và tàn nhẫn”[6;201] và Nhu hay dì Hảo vẫn chấp nhận cái bất bình thường đó để mà sống. Cuộc đời tưởng như bình lặng của họ mà chứa đựng bao đau đớn, xót xa.
Xung đột giữa cái biểu hiện bên ngoài và thực chất bên trong còn được thể hiện trong Đôi mòng giò. Ở tác phẩm này, Nam Cao cho ta thấy một bọn cường hào ra vẻ oai phong, hách dịch quen nạt nộ lại chịu cho Trạch văn Đoành, một kẻ bạch đinh, con một lão dở hơi đi câu chết mất xác dưới sông, bỏ làng ra đi khi trở về có rất nhiều tiền và phẩm hàm ngông nghênh, ngạo nghễ. Bởi hắn đã khổ vì các ông lớn trong làng nhiều rồi nên hắn “ngấm ngầm soi mói” những việc làm ám muội của các ông. Thỉnh thoảng, hắn lại đưa các ông lên huyện vì “bao chiếm công điền”, vì “lạm tiền công quỹ”, “Luôn năm sáu cái đùng như vậy hắn làm các ông liểng xiểng. Bởi tội các ông nhiều như lá trên rừng”[6;225]. Có lần, làng vào đám, hắn giấu hai chiếc mòng giò (phần của bốn ông lớn to nhất làng) làm cho họ “cãi nhau chí chóe”. Rồi bất ngờ hắn quẳng một cái móng giò cho anh kép, một cái nữa cho cô đào hát rồi chào các cụ ra về giữa tiếng hoan hô, tiếng cười “nổ như xe phành phạch” của bọn trai em. Tiếng cười bật ra bởi ai cũng hiểu rằng đây là trò chơi khăm các cụ trong làng của Trạch văn Đoành. Tiếng cười trong câu chuyện cũng làm giảm đi không khí đau buồn, bế tắc trong cuộc sống.