Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài toán mở về chủ đề (Trang 93 - 95)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.2. Nội dung thực nghiệm

Trong thử nghiệm chúng tôi tiến hành công việc chính như sau:

- Tiến hành dạy thử nghiệm theo hướng phát triển khả năng vận dụng toán học vào thực tiễn trong dạy học chue đề "Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng" để kiểm tính hiệu quả của các biện pháp sư phạm được đề xuất trong luận văn.

- Đánh giá sơ bộ sự hứng thú, những năng lực, kỹ năng mà học sinh đạt được trong quá trình học thông qua việc quan sát hoạt động của học sinh khi được tìm hiểu các kiến thức của bài học khi vận dụng toán học vào thực tiễn; bước đầu đánh giá hiệu quả tiếp thu kiến thức, phát triển các kĩ năng, năng lực của học sinh thông qua đối chiếu kết quả hai nhóm thử nghiệm và đối chứng.

Chúng tôi tiến hành soạn bài và tổ chức dạy thử nghiệm phát triển khả năng vận dụng toán học vào thực tiễn phương cho học sinh những bài sau:

Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm không đối chứng.

+ Soạn và giảng một tiết tự chọn: Ôn tập phương trình đường thẳng (trình bày ở phần phụ lục 3).

+ Cho HS về nhà làm bài thu hoạch và để đánh giá khả năng tiếp thu của HS.

+ Soạn 1 giáo án dạy phụ đạo cho HS khối 10: Ôn tập các dạng toán cơ bản về điểm, đường thẳng và đường tròn (Xem phần phụ lục).

+ Thiết kế 1 buổi sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn về nội dung “Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng” (Các GV trong tổ cùng tham gia giải quyết BTM trong ví dụ 2.13).

+ Tổ chức rút kinh nghiệm lấy ý kiến của các GV và HS sau mỗi giờ dạy và giờ sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn

BÀI THU HOẠCH

Đề bài: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho điểm A1; 2 và đường thẳng : 2 5 0

d xy  . Lập các BT về viết phương trình đường thẳng có liên quan đến điểm A và đường thẳng d. Đề xuất cách giải các BT đó

Lời giải: Các BT có thể lập là:

BT1: Viết phương trình đường thẳng đi qua A và vuông góc với d

BT2: Viết phương trình đường thẳng đi qua A và song song với d

BT3: Viết phương trình đường thẳng đi qua A và tạo với đường thẳng d một góc 450.

BT4: Viết phương trình đường thẳng  vuông góc với d và cách A một khoảng bằng 10 .

BT5: Viết phương trình đường thẳng  song song với d và cách A một khoảng bằng 10 .

BT6: Viết phương trình đường thẳng tạo với đường thẳng d một góc 450 và cách điểm A một khoảng bằng 5 .

BT7: Viết phương trình đường thẳng  song với d và cách đều điểm A và đường thẳng d.

BT8: Viết phương trình đường thẳng đi qua A và cắt d tại M sao cho 10

AM  .

Hướng dẫn giải các BT trên: Cách giải tương tự như trong ví dụ 2.1

Cách đánh giá kết quả: Dựa theo số lượng và chất lượng sản phẩm các em tạo ra.

+Bài đạt loại giỏi: Là các bài nêu và đề xuất được lời giải các BT viết phương trình đường thẳng có liên quan đến quan hệ vuông góc, song song, quan hệ về góc, khoảng cách. Đây là các BT thể hiện được hai kỹ năng cơ bản về viết phương trình đường thẳng:

Kỹ năng 1: Xác định điểm và VTPT hoặc VTCP (Các BT1, BT2 thể hiện được kỹ năng này)

Kỹ năng 2: Thiết lập dạng phương trình đường thẳng sau đó dựa vào giả thiết về góc, khoảng cách để xác định các yếu tố còn thiếu trong phương trình (Các BT3, BT4, BT5, BT6, BT7 thể hiện được kỹ năng này)

+ Bài đạt loại khá: Là các bài nêu và đề xuất được cách giải các BT theo kỹ năng 1 (BT1, BT2).

+ Bài đạt loại trung bình trở xuống: HS không đề xuất được BT nào hoặc đề xuất được nhưng không nêu được cách giải.

(Mẫu phiếu nhận xét, đánh giá và các giáo án xem ở phần phụ lục).

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài toán mở về chủ đề (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)