Đánh giá định tính

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài toán mở về chủ đề (Trang 99 - 123)

. Bảng thống kê kết quả thăm dò ý kiến của học sinh

3.4.3. Đánh giá định tính

Qua việc theo dõi quá trình học tập của HS trong các giờ thực nghiệm và từ sự góp ý nhận xét của các thầy cô dự giờ, kết quả điều tra GV, HS sau các tiết dạy thực nghiệm, sinh hoạt chuyên môn cho thấy:

+ Trong quá trình giải quyết BTM ở nhà theo nhóm, các HS đã tích cực làm việc, các thành viên trong nhóm hỗ trợ làm việc và phối hợp tốt.

+ Khi trình bày sản phẩm trong tiết học, các nhóm đưa ra được khá nhiều dạng toán theo yêu cầu, thể hiện được khả năng tìm kiếm, đào sâu, khai thác các dạng toán.

+ Trong giờ học các HS tham gia thảo luận sôi nổi, nhiệt tình tạo bầu không khí cởi mở.

+ Qua bảng thăm dò ý kiến HS đều cho hứng thú với cách dạy học BTM, các em đều thích thú với việc sáng tạo toán theo chủ đề mà GV đã đưa ra.

+ Đối với GV, đa số các thầy cô đều đánh giá cao hiệu quả của BTM đó là phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

+ Các BTM đã nêu trong giờ sinh hoạt chuyên môn là môi trường tốt để các GV chia sẻ những kinh nghiệm giải toán cũng như sáng tạo toán. Nhiều GV cho rằng đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm giải toán cũng như cách sáng tạo các BT mang nội dung “Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng” và nhận xét đó là giờ sinh hoạt có tính thiết thực hơn.

+ Sau khi được tiếp cận các cách thức cũng như các hướng mở của bài toán đều giúp cho mỗi học sinh, tư duy tốt hơn, tự tin hơn và yêu thích bộ môn toán hơn.

+ Các GV đều cho rằng việc dạy học BTM và đặc biệt là cách thức sáng tạo, sử dụng các BTM như đã nêu ra trong luận văn là hoàn toàn khả thi.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Qua kết quả về mặt định tính và định lượng chúng tôi nhận thấy việc dạy học BTM trong nội dung “Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng” là hoàn toàn khả thi và đạt hiệu quả giáo dục tốt, đó là phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

Các hướng thiết kế bài toán mở đã trình bày trong luạn văn luôn đảm bảo sự phù hợp với nội dung, yêu cầu dạy học, trình độ nhận thức của học sinh trong thời đại ngày nay.

Việc sử dụng BTM cần khéo léo và có sự lựa chọn đối tượng HS phù hợp, đó là các đối tượng HS khá, giỏi.

Việc thực hiện dạy học theo hướng dẫn thực hiện phát triển khả năng vận dụng toán học vào thực tiễn trong dạy học môn toán có góp phần làm gia tăng ở học sinh khả năng vận dụng, tư duy sáng tạo rất tốt, giúp cho sự hiểu biết của học sinh thêm phong phú hơn, giúp cho chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học được ngày một nâng cao.

- Thực hiện các hướng khai thác bài toán mở đó mới thực sự phát huy tính sáng tạo, tư duy sáng tạo của học sinh và còn góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở trường THPT.

- Những chỉ dẫn thực hiện và các ví dụ minh họa của luận văn luôn hợp lí với nhận thức của học sinh. Có thể thực hiện được trong quá trình dạy học các chủ đề trong chương trình toán THPT. Làm tăng hiệu quả học tập môn toán của học sinh.

Có thể lấy việc giải quyết BTM nào đó làm môi trường tương tác giữa các GV để trao đổi kinh nghiệm giải toán cũng như sáng tạo các BT.

Trong số các HS trường THPT Việt Trì đưa ra được đề thăm dò hầu hết các dạng toán như đã nêu trong đáp án và đó cũng là các HS xuất sắc của lớp, các bài bị xếp loại trung bình đều rơi vào các HS học yếu của lớp, các HS đó cũng là các HS không có ý thức học tập tốt, điều đó cho thấy BTM không những đánh giá được tính tích cực của HS mà còn phân loại và phát huy tính sáng tạo của HS từ đó mỗi giáo viên tham gia giảng dạy sẽ tự định hướng được cho mỗi nhóm/ lớp học sinh lượng các kiến thức nhất định cho phù hợp với nhận thức của từng nhóm/lớp..

BTM đã nêu trong giờ sinh hoạt ngạo khóa là một môi trường rất tốt để các GV, học sinh chia sẻ những kinh nghiệm cho nhau, giải toán cũng như sáng tạo toán. Nhiều GV và học sinh cho rằng đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm giải toán cũng như cách sáng tạo các BT mang nội dung “Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng”.

Việc thực nghiệm sư phạm đã nhằm mục đích kiểm tra giả thuyết khoa học nghiên cứu của luận văn, bước đầu kiểm nghiệm tính khả thi của việc sử dụng BTM trong dạy học nội dung “Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng”.

Những kết quả thực hiện của luận văn hợp lí với tình hình thực tiễn và thực hiện tốt trong quá trình dạy học, làm tăng hiệu quả học tập môn toán của học sinh và tăng hiệu quả nghiên cứu của mỗi giáo viên.

KẾT LUẬN CHUNG

Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã đạt được một số kết quả chủ yếu sau đây:

Đã định hướng thiết kế các BTM trong dạy học nội dung “Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng”.

Các phương pháp thiết kế BTM phù hợp với nội dung và định hướng đề ra. Với mỗi cách thức thiết kế BTM cụ thể, luận văn đã nêu ví dụ, lời giải và phân tích rõ cách thức mục đích thiết kế BTM đó.

Một số cách thức sử dụng các BTM trong dạy học nội dung “Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng”: Ngoài việc đưa vào giảng dạy trên lớp, các giờ phụ đạo cho HS thì BTM cũng có thể đưa ra thảo luận cho GV trong các giờ sinh hoạt chuyên môn.

Đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về tư duy, TDST, tính tích cực, chủ động của HS, những quan niệm về BTM.

Đã đề xuất được các cách thiết kế BTM và cách thức sử dụng các BTM đó trong dạy học chủ đề “Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng” . Việc sử dụng các BTM đó không chỉ phát huy được TDST, tính tích cực, chủ động cho HS mà còn là chủ đề sinh hoạt chuyên môn cho các GV.

Tiến hành thực nghiệm và kết quả bước đầu cho thấy tính khả thi của đề tài.

Những kết quả thực hiện của khóa luận hợp lí với tình hình thực tiễn và thực hiện tốt trong quá trình dạy học, làm tăng hiệu quả học tập môn toán của học sinh và tăng hiệu quả nghiên cứu của mỗi giáo viên.

Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho GV và HS phục vụ cho việc dạy và học chủ đề “Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng”.

Những chỉ dẫn thực hiện và các ví dụ minh họa của luận văn luôn hợp lí với nhận thức của học sinh. Có thể thực hiện được trong quá trình dạy học các chủ đề

trong chương trình toán THPT. Làm tăng hiệu quả học tập môn toán của học sinh, có thể lấy việc giải quyết BTM nào đó làm môi trường tương tác giữa các GV để trao đổi kinh nghiệm giải toán cũng như sáng tạo các BT.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian, năng lực bản thân và giới hạn của đề tài nên trong luận văn còn nhiều vấn đề chưa được phát triển sâu rộng. Tác giả rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn, có giá trị thực tiễn cao hơn, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học chủ đề “Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

[1]. Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Số 29 - NQ/TW Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

[2]. Nguyễn Văn Bàng (1997), "Lại bàn về bài toán mở", Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 1.

[3]. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Sách giáo viên hình học 10, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Bài tập Hình học 10 cơ bản, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Bài tập Hình học 10 nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Hình học 10 cơ bản, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

[7]. Hoàng Chúng 1960 Rèn luyện kỹ năng sáng taojtoans học ở trường THPT

[8]. Nguyễn Sơn Hà (2015), Dạy học bài toán mở góp phần phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh ở trường Trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2015.

[9]. Nguyễn Bá Kim (2015), Phương pháp dạy học môn Toán, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.

[10]. V.A Krutecxiki (1978), Tâm lý năng lực toán học của học sinh, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

[11]. Vương Dương Minh, Nguyễn Bá Kim, Tôn Thân (1998), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên toán THCS chu kỳ 1997 - 2000, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[12]. Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lí luận vào thực tiễn giảng dạy môn Toán ở trường phổ thông, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

[13]. Bùi Huy Ngọc (2004), "Bài toán mở về phía giả thiết và bài toán mở về phía kết luận", Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 5.

[14]. Hoàng Phê (2009), Trung tâm từ điển học, Nhà xuất bản Giáo dục học. [15]. G.Polya (2009), Giải một bài toán như thế nào?, Nhà xuất bản Giáo

dục Việt Nam.

[16]. G.Polya (2010), Sáng tạo toán học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. [17]. G.Polya (2010), Toán học và những suy luận có lí, Nhà xuất bản giáo

dục Việt Nam.

[ 1 8] . Tôn Thân (1995), Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập nhằm bồi dưỡng một số yếu tố của tư duy sáng tạo cho học sinh khá và giỏi toán ở trường trung học cơ sở Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ khoa học sư phạm - tâm lí, Viện khoa học giáo dục.

[19]. Tôn Thân (1995), "Bài tập mở, một dạng bài tập góp phần bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh", tạp chí nghiên cứu giáo dục số 6.

[20]. Chu Cẩm Thơ (2015), Phát triển tư duy thông qua dạy học môn Toán ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[21]. Nguyễn Cảnh Toàn (2005), Khơi dậy tiềm năng sáng tạo, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

[22]. De Bono E. (1970), Lateral thinking - A Textbook of Creativity: Direct Education Services.

[23].De Bono E. (1985), Six thinking hats. Boston: Little, Brown.

[24].Foong (1996), P.Y. Open-ended problems for higher-order thingking in mathematics Source: Teaching, 20(2), pp. 49-57, Institute of

Education, Singapore.

[25].Getzel J. (1975), Creative: Prospects and Issues. Trong I.A.Taylor & J.W. Getzels (eds). Prespective in Creativity. Hawthorne, NY: Alldine de Gruyter.

[26].Guilford J.P(1967), Nature of human intelligence. New York: McGrawHill.

[27].Henry Gleitman (1986), Psychology, V.W. Norton and company NewYork.

[28].Karen Huffman (1987), Psychology in action. John Wiley and sons, NewYork.

[29].Lowenfeld V. (1962) Creativity, Education of Stepchild. Trong A Source Book of Creative thinking, New York.

[30].Pehkonen (1997), E. Use of open - ended problems in mathematics classroom: Research Report 176. University of Helsinki, Finland.

[31].Patokorpi (2006), E.Role of Abductive Reasoning in Digital Interaction. Doctoral Dissertation, Abo Akademi University, Finland.

[32].Osborn A (1963), Applied imagination: Principles and procedures of creative thinking. New York: Scriber’s.

[33].Perkin D.(1990), The nature and nurture of creativity. Trong B.F Jones & L. Idol (Eds), Diemnsions of thinkking and cognitive instruction (tr. 415-443), Hillsdale. NJ: Erlbaum.

Phú Thọ, ngày tháng năm 2018

Giáo viên hướng dẫn Học viên cao học

PHỤ LỤC Phụ lục 1:

PHIẾU ĐIỀU TRA NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN BTM VÀ VAI TRÒ BTM TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN

( Thầy cô hay khoan vào phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây)

Câu 1. Theo Thầy (cô), bài toán mở là bài toán:

A. Mở ra đề bài để HS làm bài tập

B. Có những thiếu hụt trong giải thiết hay kết luận của bào toán và yêu cầu học sinh phải hoàn thiện

C. Đáp số của nó không phải là duy nhất, có nhiều phương án khác nhau để giải quyết nó với các kết quả khác nhau

D. BTM đưa ra những tình huống và yêu cầu HS đưa thêm những giả thiết vào BT để một tính chất nào đó được thỏa mãn, giải thích các kết quả, tạo ra các BT mới có liên quan.

Câu 2. Thiết lập các hướng mở của bài toán giúp HS:

A. Phát huy tính sáng tạo

B. Linh hoạt trong lập luận, suy nghĩ C. Tự tìm hiểu các vấn đề

D. Khả năng tưởng tượng tư do

Câu 3: Vai trò của BTM đối với việc dạy học định hướng phát triển năng lực

A. Năng lực tính toán

B. Năng lực tư duy tổng hợp C. Khả năng phát triển ngôn ngữ D. Năng lực tự học

Câu 4: Theo Thầy (cô), việc sử dụng bài toán mở trong dạy học hiện nay là:

C. Không cần thiết

Câu 5. Có hay không thuật giải tổng quát cho bài toán mở

A. Có

B.Không

Câu 6: BTM có vai trò phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh là:

A. Tính nhuần nhuyễn B. Tính mềm dẻo C. Tính độc đáo.

D. Tất cả các phương án trên

Câu 7: Theo Thầy (Cô) bài toán mở về giả thiết là:

A. Thêm vào giả thiết của bài toán B. Bỏ bớt giả thiết của bài toán

C. BT mà HS có tham gia vào việc xây dựng giả thiết hay phải lựa chọn, điều chỉnh thêm về giả thiết.

D. Thay đổi cách giải của bài toán

Câu 8:Theo Thầy (Cô) bài toán mở về phía kết luận là:

A. Nếu câu trả lời của BTM là yếu tố trong KL của một BTĐ thì BTM đó được gọi là BTM ở KL.

B. Nếu câu trả lời của BTM là yếu tố trong GT của một BTĐ thì BTM đó được gọi là BTM ở KL.

C. Thay đổi kết quả của bài toán D. Tất cả các phương án trên

PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG VIỆC GIÁO VIÊN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BTM

( Thầy cô hay khoan vào phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây)

Câu 1: Nguyên tắc để thiết kế bài toán mở theo thầy (cô)

A. Phù hợp với nội dung chương trình

B. Phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh

C. Giúp GV sáng tạo các bài toán nhằm phát triển tư duy cho học sinh D. Tất cả các phương án trên

Câu 2: Thầy (cô) có hay thiết kế các câu hỏi cho bài toán mở khi giảng dạy chính khóa

A. Thường xuyên B. Thi thoảng C. Chưa bao giờ

Câu 3:Thầy (cô) có thường xuyên thiết kế bài toán mở trong quá trình bồi dưỡng HSG hay không?

A. Có B. Không C. Rất ít khi D. Chưa bao giờ

Câu 4: Khi thiết kế bài toán mở bản thân giáo viên thường chú ý tới điều kiện để

A. Bổ sung giả thiết hay bổ sung kết luận B. Đại số hóa bài toán

E. Hình học hóa bài toán E. Tất cả các điều kiện trên

Câu 5: Thầy (cô) thường sử dụng bài toán mở vào thời gian nào?

A. Trong khi giảng dạy B. Khi gặp khó khăn C. Bài tập nhóm

D. Khi giảng dạy các giờ thao giảng

Câu 6: Thầy (cô) có trao đổi các bài toán mở trong các giờ sinh hoạt chuyên môn hay không?

A. Có B. Không C. Thi thoảng

Câu 7: Thầy (cô) sử dụng bài toán mở cho các học sinh yếu kém như thế nào?

A. Tùy từng bài B. Hạn chế hơn

C. Gợi ý hướng mở cho học sinh tham khảo D. Lựa chọn những bài tập phù hợp

Giáo án 1:

TỰ CHỌN: ÔN TẬP PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Củng cố các dạng phương trình đường thẳng, công thức xác định phương trình đường thẳng, công thức xác định gócgiữa hai đường thẳng, khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng.

2. Kỹ năng:

-Rèn luyện cho HS các kỹ năng viết phương trình đường thẳng.

3. Tư duy:

-) Phát triển cho HS tư duy sáng tạo, tư duy logic, khả năng suy đoán, các hoạt động phân tích, tổng hợp.

-) Rèn luyện các phẩm chất trí tuệ: Tính linh hoạt, tính nhuần nhuyễn trong giải toán.

4. Thái độ:

- Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh tri thức mới của HS.

- Giúp HS thấy được vẻ đẹp của Toán học, khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học.

5. Năng lực: Phát triển năng lực hợp tác, năng lực diễn đạt, năng lực suy luận, phán đoán và năng lực tự học.

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

1. Thầy: SGK, phiếu học tập và các đồ dùng dạy học: phấn, thước kẻ, máy tính, máy chiếu, ...

Trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oxy, cho hai điểm A2;0 ; B 0;1 .

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài toán mở về chủ đề (Trang 99 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)