Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
2.4. Không gian và thời gian nghệ thuật
2.4.2. Không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích thần kỳ Sán
Dìu
Về không gian, trong truyện cổ tích thần kỳ dân tộc Sán Dìu, chúng ta
thấy rõ dù là nhân vật chính hay phụ thì đời sống của các nhân vật chỉ xoay quanh không gian quen thuộc. Đó là khoảng không gian nơi con ngƣời sinh sống. Cụ thể qua các truyện nhƣ là không gian ruộng đồng trong truyện
Chàng Rắn, Bảy nàng tiên, Hổ tinh,…; không gian rừng núi trong truyện
Người mẹ và hổ tinh; không gian trận mạc trong truyện Vua Cóc, Tướng quân
cụt đầu. Đó là những khoảng không gian gần gũi với cuộc sống lao động và
chiến đấu sinh tồn của ngƣời Sán Dìu. Trên thực tế ngƣời dân tộc Sán Dìu chủ yếu tập trung và sinh sống ở các vùng núi, họ làm nƣơng dƣới chân núi và săn bắt ở trong rừng. Chính vì vậy mà chúng ta nhận thấy rằng so với truyện cổ tích thần kỳ của ngƣời Việt thì truyện Sán Dìu ít xuất hiện những không gian
kỳ ảo nhƣ động tiên, cõi tiên. Tất cả các nhân vật đều sinh hoạt trong một không gian chung, không gian cá nhân (buồng, phòng,…) thì hầu nhƣ không đƣợc nhắc tới.
Về thời gian, truyện cổ tích thần kỳ dân tộc Sán Dìu thƣờng để nhân vật
của mình xuất hiện trong thời gian phiếm chỉ, hầu nhƣ không có mốc thời gian cụ thể. Ở đầu mỗi câu chuyện chúng ta cũng bắt gặp một môtíp quen thuộc của truyện cổ tích ngƣời Việt đó là mốc thời gian “ngày xƣa”, có nghĩa là sự việc đã diễn ra từ rất lâu rồi. Hơn thế, cuộc đời nhân vật cũng đƣợc miêu tả kéo dài trong thời gian, không gian kéo dài với nhiều sự kiện, tình huống khác nhau và mang tính phi thực cao.
Thời gian nghệ thuật trong truyện cổ tích thần kỳ dân tộc Sán Dìu còn là thời gian khép kín. Ngƣời đọc không thể xác định đƣợc chuyện xảy ra vào thời kỳ nào. Đặc điểm này góp phần tạo ra tính chất hoang đƣờng của truyện. Mặt khác thời gian luôn gắn liễn với chuỗi sự kiện liên tục. Các đoạn thời gian bắt đầu bằng “Một hôm”, “Ít lâu sau”, “Từ đó”, “Ngày hôm sau”…. Thời gian kể rõ ràng trùng với thời gian 1 sự kiện nào đó diễn ra. Có thể thấy rất rõ hiện tƣợng này trong Truyện Chàng Rắn không có thời gian quá khứ, thời gian tƣơng lai mà tất cả chỉ là thời gian hiện tại kéo dài. Khi một sự kiện kết thúc thì thời gian cũng hết. Mỗi một sự kiện đƣợc kể đều diễn ra trong khoảng thời gian “Một hôm”. Điều này dễ dàng nhìn thấy sự khác biệt trong cách kể của truyện hiện đại.
Bên cạnh đó, nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ Sán Dìu còn là những con ngƣời gần nhƣ không già đi, không ốm đau, không thất bại trƣớc một thế lực phản diện nào,… thậm chí họ còn có thể biến hóa vào thế giới của muôn loài. Vì thế, nhân vật cổ tích thần kỳ sống trong không gian ấy nên làm đƣợc nhiều chuyện phi thƣờng mà con ngƣời thật không bao giờ làm đƣợc nhƣ Cô Út trong Truyện chàng Rắn biến hóa thành chim, thành cây cải, cây tre để đòi lại công bằng, trả thù ngƣời chị gái cƣớp chồng của mình. Chàng Rắn trong Truyện chàng Rắn cũng có thể biến
ngón tay mọc lại, … ngƣời đội lốt Cóc đi đánh giặc nhƣ trong truyện Vua Cóc. Tƣớng quân trong truyện Tướng quân cụt đầu biến hóa thành con sâu, cây trúc để nuôi dƣỡng chiến binh chống lại triều đình. Trong truyện cổ tích thần kỳ Sán Dìu luôn tồn tại hai lớp không gian hiện thực và không gian thần kỳ đan xen lẫn nhau. Nhân vật cổ tích đi về giữa hai lớp không gian ấy, giữa hai cõi mơ và thực. Nó không hoàn toàn là hiện thực và cũng không hoàn toàn là mơ. Chính điều này tạo nên lớp màn kỳ ảo thu hút ngƣời nghe bƣớc vào khám phá truyện cổ tích.
Tiểu kết chương 2
Nhìn chung thi pháp truyện cổ tích thần kỳ dân tộc Sán Dìu về cơ bản cũng khá giống với truyện cổ tích thần kỳ của ngƣời Việt. Từ cốt truyện, kết cấu, nhân vật cho đến không gian, thời gian đều dựa trên thi pháp chung. Tuy nhiên với đặc điểm tộc ngƣời và văn hóa riêng, trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu cũng có những nét đặc sắc riêng. Các nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ gần gũi hơn với đời sống của ngƣời Sán Dìu (nhƣ Hổ tinh – loài Hổ hay sinh sống trên rừng gần địa bàn cƣ trú của ngƣời Sán Dìu, anh chàng nông dân, em út, anh cả, anh hai,…). Cốt truyện xoay quanh đời sống thƣờng ngày, đó là những xung đột diễn ra trong gia đình, hàng xóm láng giềng. Tất cả đã đem đến cái nhìn mới mẻ trong truyện cổ tích thần kỳ dân tộc Sán Dìu, đồng thời cũng là những nét văn hóa riêng của cộng đồng ngƣời dân tộc Sán Dìu.
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP TRUYỆN CỔ TÍCH SINH HOẠT DÂN TỘC SÁN DÌU
Trong kho tàng truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu, truyện cổ tích sinh hoạt có số lƣợng tác phẩm khá phong phú, chứa đựng những giá trị riêng về nội dung biểu đạt cũng nhƣ nghệ thuật phản ánh. Nếu truyện cổ tích thần kỳ hấp dẫn ngƣời đọc, ngƣời nghe bởi yếu tố hoang đƣờng, kỳ ảo làm nên kết thúc có hậu thỏa mãn ƣớc mơ thay đổi số phận con ngƣời thì sức hấp dẫn của truyện cổ tích sinh hoạt của dân tộc Sán Dìu lại nằm ở sự giản dị của câu chuyện, ở những tình huống sinh hoạt đời thƣờng. Tình huống truyện sinh động, phong phú và con ngƣời không phải lúc nào cũng ứng xử đúng đắn nên truyện cổ tích sinh hoạt còn là cái nhìn mang tính phê phán những lệch lạc quan niệm về đạo đức, ứng xử trong cuộc sống hằng ngày. Truyện cổ tích sinh hoạt hƣớng những ngƣời con Sán Dìu đến những giá trị tốt đẹp trong đời sống gia đình và xã hội.
3.1. Thi pháp kết cấu
3.1.1. Thi pháp kết cấu truyện cổ tích sinh hoạt Việt
Khác với truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt của ngƣời Việt không đƣợc xây dựng theo một hoặc một vài sơ đồ kết cấu chung nào. Câu chuyện kể của cổ tích sinh hoạt thƣờng linh động, vì những môtíp xã hội và sinh hoạt đƣợc dùng làm cơ sở của nó có tính không bền vững. Tuy vậy về đại thể, ngƣời ta vẫn có thể phân biệt hai kiểu kết cấu khác nhau của tiểu loại truyện cổ tích này – đó là kiểu kết cấu “kể sự việc” và kiểu kết cấu “xâu chuỗi”.
Kiểu kết cấu “kể sự việc” là kiểu kết cấu đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhóm truyện cổ tích sinh hoạt về đề tài đạo đức. Đó là những câu chuyện (thƣờng rất ngắn, cực ngắn) kể về những tấm gƣơng “ngƣời tốt, việc tốt” và những tấm gƣơng phản diện “ngƣời xấu, việc xấu” trong quan hệ gia đình và
quan hệ xã hội xƣa kia, tóm lại những mẩu chuyện nêu “gƣơng thế sự” cho ngƣời đời cùng soi. Kiểu kết cấu này hết sức đơn giản, tuy cũng kể về một số phận con ngƣời (theo sát định nghĩa chung về thể loại), nhƣng nhân vật thì không có diện mạo, cuộc đời thì chỉ kết ở một sự việc và trong sự việc ấy hầu nhƣ không có xung đột trực diện. (Ví dụ: Mài dao dạy vợ, Giết chó khuyên
chồng, Cờ gian bạc lận, Đứa con trời đánh,…). Đây là kiểu kết cấu tự do.
Ngoài một vài nét chung nói trên, những truyện cùng kiểu kết cấu này không truyện nào giống truyện nào.
Kiểu kết cấu “kể sự việc” cũng đƣợc sử dụng phổ biến ở những truyện cổ tích sinh hoạt về đề tài “Phân xử tài tình”. Những truyện này cũng chỉ kể việc, không tả ngƣời; thậm chí nhân vật chính cũng không có số phận dù chỉ là một nét phác đơn sơ, nhƣ ở những truyện kể về “gƣơng thế sự”.
Kiểu kết cấu “xâu chuỗi” là kiểu kết cấu tiêu biểu của những truyện cổ tích sinh hoạt về đề tài trí khôn, đặc biệt là nhóm truyện “Trạng”. Đó là những câu chuyện kể về những cuộc phiêu lƣu của nhân vật mƣu trí và những câu chuyện kể về những cuộc phiêu lƣu của nhân vật khờ khạo. Cuộc phiêu lƣu của nhân vật mƣu trí thì chủ động, tuy đầy ngẫu hứng. Ngƣợc lại cuộc phiêu lƣu của nhân vật khờ khạo thì chỉ là nhắm mắt đƣa chân, tuy rất “bài bản” (vì anh ta luôn “làm theo vợ dặn” hoặc làm theo một tín điều cứng nhắc nào đó). Kết quả thành, bại của họ thì ngƣời nghe đều biết trƣớc; nhƣng thành bại ra sao thì hoàn toàn bất ngờ, không ai đoán đƣợc. Cho nên, ta gọi đây là những câu chuyện phiêu lƣu của nhân vật mƣu trí và nhân vật khờ khạo. Khác với nhân vật bất hạnh và nhân vật kỳ tài của truyện cổ tích thần kỳ, nhân vật mƣu trí và nhân vật khờ khạo của truyện cổ tích sinh hoạt đi phiêu lƣu không phải trong “thế giới kỳ ảo” mà trong một thế giới hết sức gần gũi với thế giới thực tại quanh ta. Nhƣng, tất nhiên đó cũng vẫn là “thế giới cổ tích”.
Truyện cổ tích sinh hoạt phiêu lƣu, đặc biệt là những truyện kể về nhân vật mƣu trí, thƣờng nhiều tình tiết và có dung lƣợng lớn. Mỗi tình tiết kể về một sự kiện, một cuộc phiêu lƣu “nhỏ”, do đó có tính hoàn chỉnh nhất định và
có thể tồn tại tƣơng đối độc lập. Những tình tiết ấy đƣợc tập hợp lại, đƣợc xâu chuỗi, kết thành một truyện nhiều “chƣơng hồi” kể về cuộc phiêu lƣu “lớn” của nhân vật đóng vai chính xuyên suốt câu chuyện. (Ví dụ: Chuỗi truyện
Ông Ó gồm khoảng 30 mẩu chuyện; chuỗi truyện Trạng Quỳnh gồm khoảng
40 mẩu chuyện; chuỗi truyện Trạng Lợn gồm khoảng 20 mẩu chuyện,…). Nhƣ vậy “xâu chuỗi” là một biện pháp nghệ thuật kết cấu khắc họa rõ nét thêm tính nhân vật, nâng cao “tầm vóc” của tính cách ấy. Do mỗi tình tiết của truyện cổ tích sinh hoạt phiêu lƣu đều có tính gây cƣời, biện pháp “xâu chuỗi” cũng có tác dụng gia tăng hiệu quả của hài hƣớc (chuỗi truyện về nhân vật khờ khạo) và châm biếm (chuỗi truyện về nhân vật mƣu trí).
3.1.2. Thi pháp kết cấu truyện cổ tích sinh hoạt Sán Dìu
Tƣơng tự nhƣ truyện cổ tích sinh hoạt của ngƣời Việt, truyện cổ tích sinh hoạt Sán Dìu cũng đƣợc phân loại thành hai loại kết cấu “xâu chuỗi” và kết cấu “kể sự việc”.
Tuy nhiên với số lƣợng 11 truyện cổ tích sinh hoạt đƣợc thống kê thì chúng ta thấy rằng đa số các truyện thuộc loại kết cấu “kể sự việc”, đặc điểm chung của truyện cổ tích sinh hoạt Sán Dìu là dung lƣợng các câu chuyện đều ngắn, truyện không miêu tả quá nhiều về diện mạo các nhân vật, đa số các truyện đều hƣớng về các sự việc và tập trung làm rõ các sự việc ấy. Cụ thể
nhƣ Truyện anh Chàng, ba nhân vật cùng suốt hiện trong truyện đó là cô vợ,
anh Chàng, cô em gái chồng đều không đƣợc miêu tả về ngoại hình, dung nhan. Mà ngay từ khi bắt đầu câu chuyện đến khi kết thúc câu chuyện thì hoàn toàn là việc kể lại sự việc từ khi anh Chàng cƣới vợ cho đến khi anh ta nghe lời xúi giục của em gái giết chết vợ mình để rồi anh ta phải gánh chịu hậu quả đó chính là việc trƣớc mắt sẽ không có ngƣời ở bên cạnh cùng anh ta làm việc, vun vén cho gia đình nữa và sau này anh ta sẽ phải sống cuộc sống đơn độc đến già vì sự việc sai lầm mà anh đã gây ra. Anh ta nghe lời em gái để rồi giết chết vợ mình. Nhƣ vậy trong truyện này chúng ta thấy rằng nhân
vật anh Chàng chính là đại diện cho hình tƣợng nhân vật ngƣời xấu, việc xấu trong quan hệ gia đình xƣa kia.
Tƣơng tự nhƣ vậy các câu chuyện với kết cấu kể sự việc, đó là truyện
Cấy lúa, Cấy ruộng ba góc, những câu chuyện này đều nhằm phản ánh những
sự việc đƣợc ông bà ta đúc rút trong cuộc sống thƣờng ngày. Hai chị em dâu trong truyện Cấy lúa thì đều là những cô con dâu mới về nhà chồng, họ bị bố chồng thử thách bản thân và ngƣời chị dâu thì là ngƣời hiền lành, chăm chỉ nên từ các sự việc diễn ra chị đã nhận đƣợc thiện cảm từ bố chồng, ngƣời chị dâu là đại diện cho hình ảnh con ngƣời tốt, việc tốt. Còn cô em dâu thì ngƣợc lại bởi vì hình tƣợng ngƣời em dâu thông qua các sự việc đều biểu hiện cô là ngƣời lƣời nhác, còn kiếm cớ biện minh cho sự lƣời nhác của mình, nhƣ vậy cô là đại diện cho hình ảnh ngƣời xấu, việc xấu. Kết quả mà cô phải nhận đó chính là hậu quả do sự lƣời nhác của cô gây ra. Trong truyện Cấy ruộng ba góc cũng vậy, do cái nhìn hạn hẹp của bản thân, sự chủ quan trong cuộc sống mà hai chị em trong truyện cứ nghĩ là việc cấy một ruộng lúa ba góc đơn giản, không chỉ dừng lại ở suy nghĩ hai chị em nhà nọ còn đƣa nhau lên bờ bắt chấy đến trƣa rồi mới xuống cấy. Vậy mà cấy mãi mà chƣa xong đƣợc ruộng lúa để về. Câu chuyện không chỉ đơn giản là kể về sự việc sai lầm, nhằm phê phán sự chủ quan trong đời sống thƣờng ngày của con ngƣời mà bên cạnh đó ông bà đồng bào dân tộc mình còn chứng minh cho kinh nghiệm của bản thân “cấy ruộng ba góc, cấy góc con ngƣời ta”.
Cùng là kiểu “kết cấu kể sự việc” nhƣng ở những truyện Truy Mạ Sìn,
Mòn Lồng, Người con nuôi có hiếu, thì các nhân vật đƣợc biểu hiện rõ hơn về
hai hình ảnh đối lập trong một chuỗi các sự việc, một bên là đại diện cho các sự việc tốt, ngƣời tốt với một bên là đại diện cho các sự việc xấu, ngƣời xấu. Những ngƣời tốt trong các truyện này là nhân vật anh chồng của Truy Mạ Sìn, Mòn Lồng và ngƣời con nuôi. Đầu tiên là chồng của Truy Mạ Sìn một chàng trai yêu vợ và cƣới vợ về mặc dù phải tán gia bại sản vì vợ mình nhƣng anh vẫn quyết tâm cùng vợ vƣợt khó khăn, gian nan để có đƣợc hạnh phúc. Mòn
Lồng cũng là một ngƣời hết mực yêu thƣơng vợ, chỉ khác ở bối cảnh là anh ta phải tham gia chiến trận để bảo vệ đất nƣớc, hết lòng tin yêu vợ mà anh ta quyết tâm chiến đấu trên chiến trƣờng và chiến thắng vẻ vang trở thành tƣớng quân để trở về nhà bù đắp cho ngƣời vợ của mình. Sau đó là ngƣời con nuôi anh ta mặc dù chỉ là một đứa con nuôi trong gia đình, không đƣợc quan tâm, chăm sóc nhƣ anh chị em là con ruột trong nhà nhƣng anh ta vẫn hết mực yêu thƣơng cha mẹ và trở thành một ngƣời con có hiếu. Anh ta luôn luôn coi cha mẹ nuôi của mình nhƣ là cha mẹ đẻ vậy. Nhƣ vậy cả ba nhân vật chính trong ba truyện này đều là những ngƣời tốt, những sự việc xung quanh họ cũng đều là công lao, nhiệt huyết mà họ giành cho gia đình, ngƣời thân. Thế nhƣng bên cạnh họ luôn có một thế lực ngƣời xấu, sẵn sàng làm họ tổn thƣơng nhƣ Truy Mạ Sìn, ngƣời vợ của anh chàng nhà giàu sẵn sàng chối bỏ anh khi anh ta nghèo khó, rồi cũng sẵn sàng cầu xin khi anh ta trở thành vua của một nƣớc. Kết quả chị ta phải nhận chính là cái chết vì xấu hổ. Rồi đó là nhân vật anh chị trong gia đình của ngƣời con nuôi, họ khinh thƣờng và ghét bỏ ngƣời em nuôi của mình. Họ thậm chí còn không thèm để tâm và không coi ngƣời con ăn xin đem về nuôi của bố mẹ là em của mình. Kết quả mà họ phải nhận đó chính là không nhận đƣợc thừa kế từ ngƣời cha của mình mà toàn bộ tài sản đều đƣợc để lại cho ngƣời con nuôi có hiếu trong nhà. Rồi đó là ngƣời vợ của Mòn Lồng, vì đã mãn hạn ba năm mà vẫn chƣa thấy chồng mình trở về nên cô đã qua lại với ông sƣ, phản bội ngƣời chồng đã xung phong ra chiến trận để bảo vệ gia đình, quê hƣơng, đất nƣớc. Bị chồng mình là Mòn Lồng phát hiện