Thi pháp nhân vật

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu truyện cổ tích dân tộc sán dìu nhìn từ góc độ thi pháp học (Trang 34 - 38)

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

2.2. Thi pháp nhân vật

2.2.1. Hệ thống nhân vật truyện cổ tích thần kỳ Việt

Truyện cổ tích thần kỳ là biến thể tiêu biểu hơn cả của thể loại truyện cổ tích. Trong ba loại truyện cổ tích thì truyện cổ tích thần kỳ là quen thuộc hơn cả. Không phải ngẫu nhiên mà nó đƣợc gọi là “truyện cổ tích đích thực”. Trên thực tế, phần lớn những nhận xét, đánh giá về biến thể này có thể dùng chung cho toàn bộ thể loại truyện cổ tích. Truyện cổ tích thần kỳ của ngƣời Việt (cũng nhƣ hai loại truyện cổ tích về loài vật và truyện cổ tích sinh hoạt) chỉ xuất hiện một số kiểu nhân vật chính nhất định. Đó là:

- Ngƣời em út (Lang Liêu trong Sự tích bánh trưng bánh giày, Ngƣời em trong Hai anh em với cây khế,…) ;

- Ngƣời con riêng (Tấm trong Tấm Cám, cậu bé trong Sự tích chim

- Ngƣời mồ côi (Chử Đồng Tử trong truyện Chử Đồng Tử, Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh,…) ;

- Ngƣời mang lốt vật (Sọ Dừa trong truyện Sọ Dừa, Cóc trong Lấy vợ Cóc,…);

- Ngƣời đi ở (anh trai cày trong Cây tre trăm đốt, cô gái đi ở trong Sự tích con khỉ,…) ;

- Ngƣời dũng sĩ (Thạch Sanh – ngƣời mồ côi cũng là Thạch Sanh – ngƣời dũng sĩ diệt Chằn tinh và Đại bàng cứu công chúa, chàng Hai trong truyện Giết thuồng luồng,…) ;

- Nhóm ngƣời có tài lạ (Ba chàng thiện nghệ, Bốn anh tài, Anh em sinh

năm,…)

2.2.2. Hệ thống nhân vật truyện cổ tích thần kỳ Sán Dìu

Dựa trên cơ sở thi pháp nhân vật truyện cổ tích của ngƣời Việt thì chúng ta thấy rằng truyện cổ tích thần kỳ dân tộc Sán Dìu cũng chia thành các tuyến nhân vật chính nhƣ là:

Kiểu nhân vật người con út: Cô Út trong Truyện chàng Rắn, cô con gái

út trong truyện Đầu Dê. Không chỉ riêng trong truyện cổ tích thần kỳ mà ngay cả nhƣ truyện cổ tích sinh hoạt, truyện cổ tích loài vật trong kho tàng truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu thì ngƣời con út là nhân vật xuất hiện rất nhiều lần không chỉ giữ vai trò của nhân vật chính mà còn cả là nhân vật phụ, đặc biệt là nhân vật ngƣời con út luôn là đại diện cho cái đẹp, cái tốt và chính nghĩa. Cụ thể là nhân vật cô Út trong Truyện chàng Rắn vừa chăm chỉ còn hiền lành nên đã đƣợc chàng Rắn chọn làm vợ, ngƣợc lại cô luôn phải chịu bất công, khổ hạnh khi mà bị những ngƣời chị của mình ghen tuông, hãm hại hết lần này đến lần khác. Nhƣng rồi cuối cùng cô vẫn nhận lại đƣợc công lý và dành lại hạnh phúc của chính mình. Hay trong truyện Đầu Dê thì cô con gái út của nhà ông chủ cũng là ngƣời con gái thông minh, hiểu chuyện nên đã nhận đƣợc hạnh phúc đó chính là đƣợc chàng trai khôi ngô tuấn tú đội lốt Đầu Dê cƣới làm vợ.

Về kiểu nhân vật người mồ côi: Đại diện cho kiểu nhân vật này trong truyện cổ tích thần kỳ dân tộc Sán Dìu là nhân vật anh chàng nông dân trong truyện Bảy nàng tiên. Từ lúc sinh ra anh đã khó khăn vì mồ côi cha mẹ, cuộc sống vất vả nhƣng anh rất thật thà và chịu thƣơng, chịu khó. Chính vì vậy mà anh nhận đƣợc sự giúp đỡ của thế lực thần tiên, anh đƣợc bụt giúp đỡ trong hoàn cảnh khó khăn rồi từ đó anh đã tự tạo ra đƣợc hạnh phúc của mình bằng cách dấu đi chiếc cánh của nàng tiên thứ bảy. Cũng giống nhƣ truyện cổ tích ngƣời Việt các nhân vật chính sinh ra đã mồ côi, bất hạnh thì luôn luôn phải chịu khó khăn, vất vả nhƣng rồi vẫn sẽ tìm đƣợc hạnh phúc của mình và dành đƣợc chiến thắng, giống nhƣ nhân vật Chử Đồng Tử trong truyện Chử Đồng Tử hay là truyện Thạch Sanh đó là nhân vật Thạch Sanh sinh ra đã mồ côi, mặc dù bị mẹ con nhà Lý Thông hãm hại nhƣng cuối cùng Thạch Sanh vẫn lập đƣợc công lớn và tìm đƣợc hạnh phúc của mình đó là việc kết hôn với công chúa.

Về kiểu nhân vật người mang lốt vật: Nhân vật Đầu Dê và Vua Cóc là

hai nhân vật tiêu biểu cho hệ thống nhống nhân vật ngƣời mang lốt vật trong truyện cổ tích thần kỳ dân tộc Sán Dìu. Hai nhân vật này đều dựa trên hình tƣợng của hai con vật là con Dê và con Cóc, hai loài động vật quen thuộc và linh thiêng trong đời sống của ngƣời Sán Dìu. Điểm chung giữa các nhân vật mang lốt vật là đều có xuất thân đặc biệt, khi đƣợc mang bầu thì khác lạ đối với con ngƣời đa số là thời gian mang thai sẽ lâu, lúc đẻ ra thì mang hình dạng của động vật và sinh ra là để làm việc lớn. Đối với truyện cổ tích của ngƣời Việt cũng nhƣ vậy, đa số các nhân vật mang lốt con vật đều có những nét tƣơng đồng căn bản về tính cách, hành động và số phận, các nhân vật đều là những ngƣời phi thƣờng chờ đến thời cơ thì sẽ tỏa sáng. Loại truyện về nhân vật tài giỏi, các nhân vật đội lột ngƣời đều là những chàng trai khỏe mạnh, tiếp thu đƣợc phong cách hào hùng, kỳ vĩ của thần thoại, khắc hoạ nên những hình tƣợng nhân vật vừa vĩ đại, vừa giản dị, hồn nhiên, mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng, đồng thời vẫn mang đậm tính hiện thực -

phản ánh trung thành đời sống cũng nhƣ thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của đồng bào dân tộc Sán Dìu.

Cùng là thi pháp nhân vật nếu xếp theo các kiểu nhân vật nhƣ các mục trên thì chúng ta thấy rằng truyện cổ tích thần kỳ dân tộc Sán Dìu đƣợc chia thành ba kiểu đó là các nhân vật là con út, ngƣời mồ côi và ngƣời đội lốt vật. Cũng nhƣ truyện cổ tích của ngƣời Việt mỗi kiểu nhân vật kể trên là tên gọi chung của một loạt những nhân vật đồng dạng, đều có những nét tƣơng đồng căn bản về tính cách, hành động và số phận, thƣờng xuất hiện trong những truyện cổ tích thần kỳ có cốt truyện đại thể giống nhau.

Ngoài ra theo một số nhà nghiên cứu truyện cổ tích thần kỳ của ngƣời Việt theo quan điểm xã hội học, họ phân loại nhân vật chính theo tiêu chuẩn “nguồn gốc xuất thân”. Theo tiêu chuẩn này, nhân vật trong truyện đƣợc phân thành hai loại - loại có nguồn gốc “thần kỳ” (đƣợc gọi là nhân vật “cao quý”) và loại có nguồn gốc “tầm thƣờng” (đƣợc gọi là nhân vật “thấp hèn”). Loại thứ nhất đƣợc trời phú cho sức mạnh thần kỳ từ lúc ra đời ; loại thứ hai (thƣờng là ngƣời nông dân, ngƣời nghèo khổ) chỉ bộc lộ trí phi thƣờng, hoặc đƣợc nhân vật trợ thủ thần kỳ (thần, phật, tiên, thánh,…) ban cho sức mạnh thần kỳ khi gặp khó khăn, thử thách khác thƣờng. Theo kiểu phân loại này thì truyện cổ tích thần kỳ dân tộc Sán Dìu cũng phân chia nhƣ vậy. Nhân vật có nguồn gốc “thần kỳ” đó là: nhân vật Đầu Dê trong truyện Đầu Dê, nhân vật Cóc trong truyện Vua Cóc, nhân vật Tƣớng quân trong truyện Tướng

quân cụt đầu, chàng Rắn trong Truyện chàng Rắn. Loại có nguồn gốc tầm

thƣờng đó chính là các nhân vật còn lại: Anh chàng nông dân trong truyện

Bảy nàng tiên, ngƣời mẹ trong truyện Người mẹ và hổ tinh, cô út trong

Truyện chàng Rắn.

Cách phân loại này có thể giúp ta nhận rõ hơn mối quan hệ giữa nhân vật và kết cấu truyện cổ tích. Chẳng hạn, kết cấu của những truyện mà nhân vật chính có nguồn gốc “thấp hèn” thƣờng phức tạp hơn so với kết cấu của những truyện mà nhân vật chính có nguồn gốc “cao quý”. Tuy nhiên đối với

truyện cổ tích thần kỳ dân tộc Sán Dìu thì phân chia theo nguồn gốc chƣa đã đƣợc thể hiện rõ nét giữa hai loại nhân vật cao quý và thấp hèn, vậy nên chúng ta chọn cách chia theo kiểu nhân vật sẽ thấy rõ hơn thi pháp nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ dân tộc Sán Dìu.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu truyện cổ tích dân tộc sán dìu nhìn từ góc độ thi pháp học (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)