Thi pháp kết cấu

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu truyện cổ tích dân tộc sán dìu nhìn từ góc độ thi pháp học (Trang 30 - 34)

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

2.1. Thi pháp kết cấu

2.1.1. Thi pháp kết cấu truyện cổ tích thần kỳ Việt

Nhƣ chúng ta đã biết kết cấu cốt truyện cổ tích của ngƣời Việt chủ yếu xây dựng trên xung đột giữa thiện - ác và quan niệm về lẽ sống công bằng của con ngƣời trong cuộc sống. Vì vậy truyện cổ tích thần kỳ toàn dân của ngƣời Việt thƣờng mang thi pháp kết cấu đƣợc dựa trên kết cấu truyện cổ tích thế giới. Và đƣợc phác thảo theo kiểu sơ đồ sau:

I – Phần đầu: Nhân vật chính xuất hiện

- Môtíp a: Sự xuất thân “thấp hèn” (loại nhân vật bất hạnh – Hai anh

em cây khế, Tấm Cám, Chử Đồng Tử, Sọ Dừa, Cây tre trăm đốt,…) hoặc

- Môtíp b: Bƣớc vào tình huống, hoàn cảnh khác thƣờng ( Sự tích bánh

II – Phần giữa: Cuộc phiêu lƣu của nhân vật chính trong “thế giới cổ tích”.

1. Ra đi

- Môtíp a: Rời nhà đi nơi xa (Bốn anh tài, Thạch Sanh, Kêu một việc

được ba việc, Hai anh em với cây khế,…)

- Môtíp b: Bƣớc vào tình huống, hoàn cảnh khác thƣờng (Sự tích bánh

trưng bánh giày, Tấm Cám,…)

2. Gặp thử thách, lực lƣợng thù địch

- Môtíp a: Gặp nhiều (thƣờng là ba) thử thách, địch thủ (Thạch Sanh,

Tấm Cám, Lây vợ Cóc, Sự tích cây nêu ngày tết,…) hoặc

- Môtíp b: Gặp một thử thách, địch thủ (Hai anh em với cây khế, Sự

tích bánh trưng bánh giày,…)

3. Chiến thắng thử thách, lực lƣợng thù địch

- Môtíp a: Nhờ trợ thủ thần kỳ (Tấm Cám, Thạch Sanh, Sự tích bánh

trưng bánh giày, Cây tre trăm đốt,…)

- Môtíp b: Bằng tài trí, lòng tốt,… (Ba chàng thiện nghệ, Hai anh em với cây khế,…)

III – Phần kết: Đổi đời hay là sự thay đổi số phận trong… “thế giới cổ tích”

- Môtíp a: thƣởng (cho nhân vật chính) và phạt (đối với kẻ ác, lực lƣợng thù địch) (Tám Cám, Thạch Sanh, Hai anh em với cây khế, Sọ Dừa, Sự

tích cây nêu ngày tết,…) hoặc

- Môtíp b: Nhân vật chính đƣợc đền bù, đƣợc giải thoát khỏi sự bất hạnh,… nhờ sự biến hóa siêu nhiên (Sự tích trầu cau và vôi, Sự tích con sam,

Trương Chi,…)

2.1.2. Thi pháp kết cấu truyện cổ tích thần kỳ Sán Dìu

Dựa vào sơ đồ kết cấu này thì chúng ta có đƣợc sơ đồ phân loại kết cấu truyện cổ tích thần kỳ dân tộc Sán Dìu nhƣ sau:

- Môtíp a: Sự xuất thân “thấp hèn” (loại nhân vật bất hạnh – Bảy nàng

tiên, Đầu dê) hoặc

- Môtíp b: Xuất thân thuần nông, gia đình khá giả (Truyện chàng Rắn,

Tướng quân cụt đầu, Người mẹ và hổ tinh , Hổ tinh, Vua Cóc)

II – Phần giữa: Cuộc phiêu lƣu của nhân vật chính trong “thế giới cổ tích”

1. Ra đi

- Môtíp: Bƣớc vào tình huống, hoàn cảnh khác thƣờng (Truyện chàng Rắn, Đầu Dê, Tướng Quân cụt đầu, Người mẹ và hổ tinh, Vua Cóc, Hổ tinh,

Bảy nàng tiên)

2. Gặp thử thách, lực lƣợng thù địch

- Môtíp a: Gặp nhiều (thƣờng là ba) thử thách, địch thủ (Truyện chàng

Rắn, Bảy nàng tiên, Tướng quân cụt đầu) hoặc

- Môtíp b: Gặp một thử thách, địch thủ (Người mẹ và hổ tinh, Hổ tinh,

Đầu Dê, Vua Cóc)

3. Chiến thắng thử thách, lực lƣợng thù địch

- Môtíp a: Nhờ trợ thủ thần kỳ (Bảy nàng tiên, Tướng quân cụt đầu) - Môtíp b: Bằng tài trí, lòng tốt,… (Truyện chàng Rắn, Đầu Dê, Người mẹ và hổ tinh, Vua Cóc, Hổ tinh)

III – Phần kết: Đổi đời hay là sự thay đổi số phận trong… “thế giới cổ tích”

- Môtíp: thƣởng (cho nhân vật chính) và phạt (đối với kẻ ác, lực lƣợng thù địch) (Truyện chàng Rắn, Đầu Dê, Người mẹ và hổ tinh, Vua Cóc, Hổ

tinh,Bảy nàng tiên)

Nhƣ vậy chúng ta nhận thấy rằng về kết cấu truyện cổ tích thần kỳ dân tộc Sán Dìu cơ bản đều giống với kết cấu truyện cổ tích toàn dân. Tuy nhiên vẫn còn một số đặc điểm khác biệt đƣợc thể hiện rõ qua:

Phần mở đầu trong môtíp a, sự xuất thân thấp hèn thì xuất hiện rất ít, chỉ có trong hai truyện đó là nhân vật Đầu Dê đƣợc sinh ra khi mà mẹ chƣa có

chồng do lời ƣớc nguyện của ngƣời mẹ mà đƣợc sinh ra. Thứ hai là nhân vật chàng trai trong câu chuyện Bảy nàng tiên mồ côi cả cha lẫn mẹ. Còn lại đa số các nhân vật đều có xuất thân là gia đình thuần nông hay là khá giả nhƣ nhân vật Tƣớng quân trong truyện Tướng quân cụt đầu, nhân vật chàng Rắn trong

Truyện chàng Rắn, nhân vật ngƣời mẹ trong truyện Người mẹ và hổ tinh,…

Phần giữa của kết cấu truyện cổ tích thần kỳ dân tộc Sán Dìu thì khác với truyện cổ tích thần kỳ của ngƣời Việt là nhân vật chính không có hành động rời nhà đi nơi xa rồi mới gặp thử thách mà tất cả các nhân vật trong các câu chuyện đều bƣớc vào tình huống, hoàn cảnh khác thƣờng. Sau đó thì bắt đầu gặp thử thách, lực lƣợng thù địch. Các thế lực thù địch ở đây đa số đều là những con ngƣời có lòng xấu, đố kỵ, ganh ghét với nhân vật chính, còn lại một ít sẽ là những nhân vật hƣ cấu có tà thuật chuyên ăn thịt và làm hại con ngƣời nhƣ nhân vật Hổ tinh, thần tiên. Về mô típ chiến thắng thử thách, lực lƣợng thù địch thì đa số các nhân vật chính đều tự mình vƣơn lên, chiến thắng cái ác bằng tài trí và lòng tốt của mình. Có lẽ đó cũng chính là thông điệp mà cha ông dân tộc Sán Dìu muốn gửi đến con cháu của mình đó là đứng trƣớc mọi khó khăn, gian khổ thì đều cần phải tự mình đấu tranh, đứng lên giành lại chiến thắng. Các nhân vật chiến thắng nhờ vào thế lực thần tiên cũng có nhƣ nhân vật chàng trai nghèo trong truyện Bảy nàng tiên hay nhân vậy Tƣớng quân trong truyện Tướng quân cụt đầu, xong đó cũng chỉ là một phần còn lại vẫn là sự kiên trì, cố gắng, nỗ lực vƣơn lên của các nhân vật. Đặc biệt trong truyện Chàng Rắn, môtip cô Út – vợ chàng Rắn sau khi chết đã luân hồi qua nhiều kiếp rất tiêu biểu mang tính quốc tế nhƣng dấu ấn hồn Việt rất rõ ràng. Mô típ trong truyện này rất giống với truyện Tấm Cám của ngƣời Việt. Đây là nét đặc biệt trong thi pháp truyện cổ Á Đông mà phƣơng Tây không có. Mặc dù có sự biến ảo nhƣng không biểu hiện sự luân hồi mạnh mẽ. Ở đây, quá trình luân hồi, mỗi vật đƣợc biến ảo thành vẫn bộc lộ một sức sống mạnh mẽ, tiếp tục thực hiện các chức năng của mình. Cô Út – vợ chàng Rắn chết đi sống lại rồi quằn quại hóa thân qua bao tai kiếp, con chim vẫn biết nghe tiếng

ngƣời, cây cải, cây tre vẫn hiểu tình ngƣời… Đó cũng là triết lý dân gian lành mạnh khỏe khoắn của văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung.

Về môtíp phần kết của các câu chuyện thì đều là thƣởng cho vật chính và có hình phạt đối với kẻ ác, lực lƣợng thù địch. Diễn biến chuyện có biến thiên nhƣng kết cục có hậu là nét thi pháp kết cấu điển hình của truyện cổ tích thần kỳ đã đƣợc thể hiện trong các truyện. Phần kết cũng chính là lời dăn dạy của ông cha dân tộc Sán Dìu đối với thế hệ con cháu: sống ở trên đời thật thà, lƣơng thiện thì sẽ luôn nhận đƣợc trái ngọt, nhận đƣợc điều tốt đẹp, trái lại nếu sống độc ác, ganh ghét, đố kỵ với ngƣời khác thì sẽ phải chịu luật nhân quả.

Nhƣ vậy là so với truyện cổ tích thần kỳ của ngƣời Việt thì truyện cổ tích thần kỳ dân tộc Sán Dìu đã có những nét riêng biệt. Tuy không phong phú về cả mặt số lƣợng và kết cấu nhƣ truyện cổ tích thần kỳ của ngƣời Việt nhƣng những câu chuyện Sán Dìu vẫn mang kết cấu trọn vẹn, đem đến ý nghĩa thực tế đối với dân tộc.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu truyện cổ tích dân tộc sán dìu nhìn từ góc độ thi pháp học (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)