Đặc điểm chung về thi pháp truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu truyện cổ tích dân tộc sán dìu nhìn từ góc độ thi pháp học (Trang 26 - 30)

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.3. Truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu

1.3.3. Đặc điểm chung về thi pháp truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu

Nhìn chung, kho tàng truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu cũng mang những đặc điểm thi pháp tƣơng đối tƣơng đồng với truyện cổ tích của ngƣời Việt. Soi chiếu, khảo sát các truyện cổ tích Sán Dìu và lựa chọn những thi pháp nổi trội nhất của kho tàng tác phẩm văn học dân gian này, chúng ta dễ dàng tiếp cận trƣớc hết với 4 yếu tố cơ bản của một tác phẩm truyện: Cốt truyện/ kết cấu – nhân vật – tình tiết và thế giới nghệ thuật (thời gian, không gian nghệ thuật). Cụ thể:

Về kết cấu, cốt truyện: Ðặc điểm nổi bật của cốt truyện cổ tích Sán Dìu

nói riêng và truyện cổ tích Việt Nam nói chung là tính chất bịa đặt của câu chuyện kể. Các câu chuyện đều mang một ý nghĩa, kinh nghiệm sống nhất định. Dựa trên đó mà ông cha sáng tạo ra những câu chuyện mang đậm tính chất bịa đặt nhƣng vẫn rất thân quen và ý nghĩa đối với việc dăn dạy con cháu trong nhà. Ngoài những truyện cổ tích thần kỳ với cốt truyện kỳ ảo và ly kỳ đƣợc thể hiện rõ qua những sự việc, những nhân vật phi thƣờng thì truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích về loài vật cũng đƣợc thể hiện rõ qua các sự việc hài hƣớc và khó khăn đến lạ thƣờng. Cần nói thêm rằng, tính chất tƣởng tƣợng của cốt truyện cổ tích ngoài nghĩa nói trên còn là tính khác thƣờng “của sự kiện và hành động cổ tích”. Các sự kiện diễn ra khá là quen thuộc nhƣng vẫn rất kỳ lạ. Đó có thể là một cuộc kén rể nhƣng ngƣời cha lại yêu cầu là

“bất cứ một ai muốn trở thành con rể của ông thì cần phải làm cho hai vợ chồng ông tức giận mà nói đƣợc ba câu”. Đó có thể là một chuyến đi thăm bà ngoại nhƣng vì một quả sim đánh bốp lên trán mà ngƣời con nhận nhầm Hổ tinh ( Phù thủy) là mẹ đẻ, bà ngoại của con mình rồi đƣa con vào nhà với bà ta…Hành động của các nhân vật trong truyện thì có thể rất kỳ quặc nhƣng lại đem lại đƣợc kết quả tốt. Anh chàng đến kén rể bắc cả nồi lên nóc nhà nấu cơm để cƣới đƣợc vợ… Cốt truyện cổ tích Sán Dìu thƣờng đƣợc xây dựng theo một vài sơ đồ chung, có thể tìm thấy các kiểu cốt truyện quen thuộc nhƣ kiểu dũng sĩ diệt đại bàng cứu ngƣời đẹp, ngƣời xấu xí mà có tài,...

Về nhân vật trong cổ tích Sán Dìu là nhân vật chức năng để truyền tải

những ƣớc mơ, khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, công bằng của ngƣời dân tộc Sán Dìu hoặc là cái nhìn phê phán, những bài học từ cuộc sống của ngƣời Sán Dìu nhƣ là “ở hiền gặp lành”, “gieo nhân nào thì gặt quả ấy”, “cái thiện luôn chiến thắng cái ác”... Trong đó các tác giả dân gian đặc biệt chú trọng miêu tả hành động để rút ra tính cách. Thông qua các sự việc mà các nhân vật làm, tham gia thì ngƣời nghe, ngƣời đọc sẽ thấy đƣợc tính cách nhân vật từ đó hiểu đƣợc ý nghĩa nội dung đƣợc truyền tải qua truyện. Nhân vật cổ tích chƣa đƣợc cá thể hóa, tâm lý hóa. Trong kho tàng truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu có những kiểu nhân vật rất đa dạng (nhân vật đức hạnh, nhân vật tài giỏi, nhân vật khờ khạo).

Về xung đột, trong truyện cổ tích Sán Dìu, cốt truyện cổ tích chủ yếu

xây dựng trên xung đột thiện và ác, bao giờ trong các câu chuyện cũng xuất hiện xung đột giữa hai tuyến, một bên là đại diện cho ngƣời tốt việc tốt, một bên là đại diện cho ngƣời xấu việc xấu. Để từ đó cha ông bày tỏ quan niệm về cuộc sống, quan niệm về lẽ sống công bằng của con ngƣời trong cuộc sống chung ở cuộc đời.

Về môtip trong truyện cổ tích Sán Dìu có nhiều đặc điểm giống với nhiều truyện cổ tích của nhiều dân tộc khác (vật báu mang lại hạnh phúc, ngƣời đội lốt vật…). Các môtip này là những đơn vị hợp thành của cốt truyện.

Khá là quen thuộc và thƣờng đƣợc lặp đi lặp lại trong các câu chuyện nhƣng luôn đƣợc biến hóa để tạo ra ý nghĩa riêng của câu chuyện.

Về thế giới cổ tích của người dân tộc Sán Dìu (không gian và thời gian): thƣờng xuất hiện trong không gian gần gũi, gắn bó với cuộc sống của ngƣời dân tộc Sán Dìu. Điều này có sự khác biệt so với truyện cổ tích của ngƣời Việt, thƣờng là thế giới huyền ảo, thơ mộng. Tuy vậy dù là "những yếu tố của thực tế" nhƣng qua sự nhào nặn của trí tƣởng tƣợng, tác giả dân gian đã cải biến thành một thứ vật liệu để xây dựng nên một thế giới trong mơ ƣớc của nhân dân. Thế giới ấy – dù là ở truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích về loài vật hay truyện cổ tích sinh hoạt – là thế giới trong mơ ƣớc.

Tuy nhiên, qua khảo sát, ngƣời viết nhận thấy số lƣợng truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt của ngƣời dân tộc Sán Dìu chiếm số lƣợng nhiều hơn truyện cổ tích loài vật. Cho nên các nội dung thi pháp nói tới ở phần trên cũng đƣợc biểu hiện trong từng tác phẩm cụ thể, ở từng thể loại cụ thể… với những vùng tỏ mờ đậm nhạt khác nhau. Chính vì vậy, trong giới hạn một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi chỉ khảo sát và khái quát những đặc điểm thi pháp truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt của ngƣời dân tộc Sán Dìu trong chƣơng 2 và chƣơng 3.

Tiểu kết chương 1

Hiện nay, nghiên cứu văn học từ góc nhìn thi pháp học đã trở thành một vấn đề khá quen thuộc trong nền lý luận phê bình văn học nƣớc nhà. Nó không quá xa lạ với bất kỳ một ngƣời nào đó hoạt động trong lĩnh vực văn chƣơng. Thi pháp trong truyện cổ tích cũng đã đƣợc nghiên cứu, tìm hiểu và nhắc đến rất nhiều. Các tác giả đã không ngừng bổ sung và tìm tòi hệ thống thi pháp truyện cổ tích Việt Nam để độc giả có thể tiếp cận thi pháp học bằng cái nhìn đa chiều.

Dân tộc Sán Dìu là một trong những dân tộc thiểu số sinh sống ở các tỉnh phía Bắc nƣớc ta. Với bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình thì dân tộc Sán Dìu cũng đã đƣợc nhắc đến với những đặc sắc về văn hóa lễ hội, tín

ngƣỡng, trang phục,… Thế nhƣng lại ít những công trình nghiên cứu, tìm hiểu về nền văn học của ngƣời Sán Dìu. Chƣơng 1 của khóa tập trung hệ thống lại các kiến thức lý luận về thi pháp, thi pháp truyện cổ tích nói chung và về truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu nói riêng. Nhìn chung cũng giống nhƣ truyện cổ tích của ngƣời Việt, truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu cũng đƣợc phân thành ba loại: truyện cổ tích sinh hoạt, truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích về loài vật. Trong đó số lƣợng truyện cổ tích về loài vật chiếm số lƣợng khá là ít 2/20 câu chuyện. Vì vậy, trong phạm vi một khóa luận, tác giả chỉ tập trung tiến hành nghiên cứu về thi pháp truyện cổ tích thần kỳ và truyện cổ tích sinh hoạt ở chƣơng 2 và chƣơng 3.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KỲ DÂN TỘC SÁN DÌU

Làm sao có thể quên đƣợc những đêm trăng thanh gió mát nằm ngoài hiên nhà để nghe bà, nghe mẹ kể cho nghe những câu chuyện cổ tích của dân tộc mình. Những câu chuyện mang đậm phong vị của hƣơng sắc miền núi đã nuôi dƣỡng tâm hồn của những con ngƣời Sán Dìu từ thuở ấu thơ. Chính những câu chuyện cổ tích ấy đã ăn sâu vào tâm trí của từng ngƣời con Sán Dìu. Để rồi chính từ những câu chuyện ấy đã trở thành dòng sữa ngọt nuôi dƣỡng tâm hồn và bồi đắp năng khiếu cho biết bao thế hệ đồng bào dân tộc Sán Dìu.

Trong kho tàng truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu thì truyện cổ tích thần kỳ đa số đều có dung lƣợng lớn và rất gần gũi, quen thuộc với các em nhỏ dân tộc Sán Dìu, bởi vì những câu chuyện này đem lại những bài học nhân sinh quý giá. Giúp cho con ngƣời ta có cái nhìn hƣớng thiện hơn và quan trọng là chân lý sống cái thiện luôn chiến thắng cái ác.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu truyện cổ tích dân tộc sán dìu nhìn từ góc độ thi pháp học (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)