5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Thảm họa hạt nhân và sự ảnh hưởng đến thế giới tự nhiên
3.1.1. “Độc thoại về một viên đạn” hay là những con thú không có quyền sống sống
Lời nguyện cầu từ Chernobyl sau nội dung “Ghi chú lịch sử” là sự sắp xếp lời kể của rất nhiều người đã từng trực tiếp chứng kiến hoặc tham gia khắc phục hậu quả sự cố. Trình tự các câu chuyện được thể hiện thành bốn phần và ở đó, cách Alexievich đặt tiêu đề mỗi phần đều phản ánh những mất mát, đổ vỡ, từ phần mở đầu, “Tiếng nói đơn độc của con người” đến phần một, “Vùng đất của người chết”, phần hai “Vùng đất của người sống” và phần ba, “Buồn đến sững sờ”. Cũng như thế, cách gọi tên mỗi câu chuyện cho thấy quan điểm về giá trị khi con người phải sống lại những ký ức kinh hoàng: “Độc thoại về những gì
chúng ta có thể nói về sự sống và cái chết”, “Ba cuộc độc thoại về một viên đạn”, “Độc thoại về những bộ phim chiến tranh”, “Tiếng gào”, “Độc thoại về dối trá và sự thật”, “Độc thoại về những điều đáng sợ trong cuộc sống đã xảy ra một cách âm thầm và tự nhiên đến nhường nào”…
Một trong những tác hại đáng kể của thảm họa hạt nhân là sự tàn phá thế giới tự nhiên, trong đó có sự sống của các loài vật. Một người sống sót kể lại: “Lần đầu tiên khi tôi giết một con cáo, tôi vẫn còn là một đứa trẻ. Lần tiếp theo tôi giết một con nai, và sau đó tôi thề sẽ không giết chết một con thú nào nữa. Mắt chúng nhìn ám ảnh quá. Chính chúng ta, con người, có khả năng hiểu các sự việc. Động vật đơn giản chỉ sống thôi. Chim chóc cũng vậy” [1, 156]. Đó là lời độc thoại của một trong những người làm nhiệm vụ bắn, tiêu hủy rất nhiều vật nuôi trong khu cách ly. “Để tránh dịch bệnh, chúng tôi cần tiêu hủy chúng […] Chúng tôi bắn chúng ở bên trong những ngôi nhà, trong các nhà kho, trong những mảnh sân. Chúng tôi kéo lê chúng trên đường, chất xác chúng lên xe tải. Việc đó chẳng thú vị gì” [1, 158].
Hành vi bất đặc dĩ phải tiêu hủy những con thú sau thảm họa Chernobyl để lại những chấn thương không nhỏ trong tâm trí con người. “Tốt hơn nên giết những con vật đó từ xa để chúng không nhìn chằm chằm vào mắt bà. Bà phải học bắn trúng, bắn gọn, bắn dứt điểm để sau đó bà không phải giải quyết chúng lần nữa” [1, 163]. Họ ám ảnh kể lại: “Có một điều in sâu trong trí nhớ của tôi. Một điều. Nhóm của chúng tôi không ai còn một viên đạn nào, không có gì để bắn con chó nhỏ đó. Hai mươi gã đàn ông. Cuối ngày không còn một viên đạn nào.” [1, 168]
Như vậy, sự cố Chernobyl đã cướp đi quyền sống của những con vật vốn từng rất gần gữi, thân thiết với con người. Sau vụ nổ lò hạt nhân, mỗi con vật đều là một mẫu vật nhiễm phóng xạ, đều tiềm ẩn nguy cơ hủy diệt sự sống của con người. Thanh lý các loài động vật sau thảm họa Chernobyl đã trở thành một nỗi ám ảnh dai dẳng trong đời sống tinh thần của các nhân chứng liên quan đến sự kiện này.
3.1.2. Những khu vườn Chernobyl hay là biểu tượng về một thảm thực vật chết chết
Trong bài báo Thảm họa Chernobyl - 20 năm nhìn lại, tác giả Đỗ Quý Sơn đã viết: Có tài liệu cho rằng chỉ khoảng 18.000 km2 đất canh tác bị nhiễm xạ, không được phép canh tác và chừng 35.000 km2 rừng bị ảnh hưởng của chất phóng xạ. Nhưng nhiều chuyên gia và tổ chức bảo vệ môi trường lại khẳng định rằng phải tới 150.000km2 ở Belarus, Nga và Ukraina, tức là gần bằng nửa diện tích nước ta, bị nhiễm xạ. Vùng đất nằm trong khoảng cách 30km từ Nhà máy, tính ra khoảng 3 lần diện tích Thủ đô Hà Nội, được coi là vùng cấm. Nhiều đột biến đối với động thực vật đã xảy ra sau tai nạn. Lá một số cây thay hình và nhiều động vật sinh ra bị dị dạng.
Sau thảm họa hạt nhân, một Chernobyl tươi đẹp, tràn đầy sức sống với hàng dài bạch dương ngút ngàn sắc trắng, những cánh đồng trĩu hạt, những vườn cây trái tươi tốt, bầu trười trong xanh gió lộng giờ chỉ còn là những vật thể nhiễm phóng xạ. Từ cây cối, hoa màu, nhà cửa sông núi... tất cả đều bị bao trùm trong bầu không khí nhiễm phóng xạ ở mức cực kì cao. Ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thậm chí là tính mạng của con người. Vậy thì thiên nhiên còn phải hứng chịu biết bao tỏn thương , đau đớn khác nữa: “Vườn nhà tôi bị nhiễm phóng xạ. Toàn bọ khu vườn chuyển thành màu trắng, trắng đến mức không thể trắng hơn, như thể nó bị rải một thứ bột gì đó. Những mảng gì đó. Tôi cứ nghĩ ai đó đã mang thứ ấy từ trong rừng rải vào vườn nhà tôi” [1, 66]. Ngay cả khi ngươi dân có đất họ cũng không thể cày cấy, trồng trọt bởi tất cả giờ dây chìm trong sự ô nhiễm, sự độc hại của chất phóng xạ: “Một chiếc rìu và một cái xẻng. Bây giờ tôi có mỡ lợn, có trứng và sữa - tất cả là của tôi. Chỉ có đường là tôi không thể tự sản xuất được. Ở đây chúng tôi muốn bao nhiêu đất cũng có. Bà có thể cày cả trăm mẫu ở đây nếu muốn. Không có chính phủ, không có các thủ trưởng. Chẳng ai ngăn cản bà hết” [1, 69].
Những người nông dân chất phác quanh năm quen với ruộng đồng nay lại phải đứng nhìn chính vườn cây, vườn rau chính tay mình chăm sóc, vun trồng lại bị người khác đêm chôn lấp hết thảy: “Chúng tôi chôn những đống rác và
chôn cả những mảnh vườn... Họ không hiểu tại sao chúng tôi lại phải chôn lấp vườn tược của họ, nhổ tỏi và bắp cải của họ đi trong khi những thứ ấy trông chẳng có gì bất thường” [1, 148]. “Chúng tôi chôn lấp cả khu rừng. Chúng tôi cưa những thân cây thành từng đoạn một mét và nửa mét rồi lấy giấy bóng quấn những đoạn gỗ đó lại, ném chúng xuống mồ” [1, 150].
Cùng bàn về hậu quả nghiêm trọng của thảm họa này, tác giả Kim Thoa trong bài báo Cần 20.000 năm nữa để vượt qua thảm họa hạt nhân. Chernobyl
viết rằng: "Trong nghiên cứu về thảm họa công bố năm 2016, tổ chức Greenpeace viết: “Thảm họa Chernobyl đã gây tổn thất không thể đảo ngược với môi trường và hậu quả đó sẽ còn dai dẳng trong hàng ngàn năm nữa. Chưa bao giờ trong lịch sử loài người xảy ra việc một lượng lớn đồng vị phóng xạ có thời gian phân rã rất lâu bị thải ra môi trường chỉ trong một sự cố riêng lẻ như vậy” [25]. 30 năm đã trôi qua kể từ ngày xảy ra thảm họa, nhưng tới nay thành phố Pripyat vẫn chưa thể có dân cư sinh sống như bình thường. Những vùng đất nằm ngay sát cạnh Chernobyl vẫn sẽ còn bỏ trống trong ít nhất 3.000 năm nữa vì mức độ nhiễm độc phóng xạ rất cao. Đó thực sự là những bằng chứng rõ ràng cho thấy những nguy hiểm lâu dài của năng lượng hạt nhân trong trường hợp xảy ra sự cố.
Sự cố xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl là một thảm họa chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Hậu quả của nó thậm chí còn mơ hồ hơn cả hậu quả của Thế chiến thứ hai vì nhân loại chưa có tiền lệ nào về sự cố hạt nhân. Do đó, con người cũng không có kinh nghiệm để ứng phó. Sau vụ nổ, “đại diện của Đảng đến các ngôi làng ấy và đến các nhà máy để nói chuyện với người dân, nhưng không ai trong số họ có thể nói khử hoạt tính nghĩa là gì, làm thế nào để bảo vệ trẻ em, hệ rò rỉ nuclit phóng xạ vào thực phẩm là bao nhiêu. Họ không biết gì về alpha hay beta hay tia gamma, về sinh học phóng xạ, ion hóa phóng xạ, không hề nói gì về chất đồng vị phóng xạ” [1, 240]. Con người vẫn tự ru mình bằng niềm tin về sự sống tươi đẹp sẽ vẫn còn tiếp diễn. “Họ là cặp cô dâu chú rể thật chứ không phải diễn viên - họ đã đi sơ tán, họ sống ở nơi khác, nhưng ai đó đã thuyết phục họ về quay phim đám cưới tại đây, để làm phim tài liệu lịch sử. Bộ máy tuyên truyền của chúng ta chuyển động. Cả một công
xưởng sản xuất những giấc mơ giữa ban ngày. Thậm chí tại đây những huyền thoại vẫn có tác dụng, bảo vệ chúng ta: Các bạn thấy đấy, cho dù có bất cứ chuyện gì xảy ra, chúng ta vẫn sống, thậm chí trên mảnh đất chết” [1, 262]. Nguồn thông tin không đủ để con người đối phó trước những tác hại khủng khiếp của phóng xạ. “Đó là một cuộc chiến thực sự, một cuộc chiến tranh nguyên tử. Chúng tôi không biết cái gì nguy hiểm, cái gì không, chúng tôi nên thận trọng trong việc gì, và không cần đề phòng trong việc gì? Không ai biết” [1, 124]. Sự thật về thảm họa là sữa không thể uống, trứng, khoai tây... không thể ăn. “Trật tự bị đảo lộn hết cả. Một người phụ nữ vắt sữa cho con bò của mình, và một người lính đứng kè kè bên bà để bảo đảm rằng khi bà vắt sữa xong, bà sẽ đổ toàn bộ số sữa vừa mới vắt được xuống đất. Một bà già xách một giỏ trứng, và một người lính bước tới để bảo đảm rằng bà ấy sẽ chôn toàn bộ giỏ trứng đó. Người nông dân trồng được những củ khoai quý giá, lặng lẽ thu hoạch chúng, nhưng thực tế những củ khoai đó bị đem chôn. Điều tồi tệ nhất và cũng khó hiểu nhất là tất cả những nông sản ấy trông đều… đẹp, đâu có khiếm khuyết gì!” [1, 115].
Trong vai của người lắng nghe, quan sát, tiếp nhận các giọng nói, Alexievich đã dựng lại bức tranh Chernobyl qua những cuộc trò chuyện thô sơ mà sống động. Người dân Chernobyl đã phải chứng kiến những điều “mà đối với người khác vẫn còn là điều chưa biết”. Câu chuyện trở thành lời cảnh báo về những bất trắc mà con người có nguy cơ phải đối mặt khi nhân loại ngày một vươn tới những đỉnh cao của khoa học công nghệ. Cũng vì thế, Alexievich “cảm thấy như thể mình đang ghi chép tương lai” [1, 379].