5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2. Thảm họa hạt nhân và sự ảnh hưởng tới cuộc sống con người
3.2.2. Những chấn thương tinh thần sau thảm họa Chernobyl
Lời nguyện cầu từ Chernobyl sau nội dung “Ghi chú lịch sử” là sự sắp xếp lời kể của rất nhiều người đã từng trực tiếp chứng kiến hoặc tham gia khắc phục hậu quả sự cố. Trình tự các câu chuyện được thể hiện thành bốn phần và ở đó,
cách Alexievich đặt tiêu đề mỗi phần đều phản ánh những mất mát, đổ vỡ, từ phần mở đầu, “Tiếng nói đơn độc của con người” đến phần một, “Vùng đất của người chết”, phần hai “Vùng đất của người sống” và phần ba, “Buồn đến sững sờ”. Cũng như thế, cách gọi tên mỗi câu chuyện cho thấy quan điểm về giá trị khi con người phải sống lại những ký ức kinh hoàng: “Độc thoại về những gì chúng ta có thể nói về sự sống và cái chết”, “Ba cuộc độc thoại về một viên đạn”, “Độc thoại về những bộ phim chiến tranh”, “Tiếng gào”, “Độc thoại về dối trá và sự thật”, “Độc thoại về những điều đáng sợ trong cuộc sống đã xảy ra một cách âm thầm và tự nhiên đến nhường nào”…
Với nỗ lực không ngừng nghỉ của mình, Alexievic đã khắc họa chân thực nhất bức tranh hiện thực thảm khốc ở Chernobyl, một thực tế dù đau thương nhưng con người vẫn phải tiếp tục sống trong sự xa lánh thậm chí là kì thị với những nạn nhân bị nhiễm chất phóng xạ : “Chúng tôi cô đơn. Ở đây chúng tôi là những kẻ xa lạ. Họ thậm chí chôn những người từng ở Chernobyl trong một khu riêng biệt” [1, 134]. Những tổn thương mà con người nơi đây phải gánh chịu không những về mặt vật chất mà còn cả về tinh thần- sự tổn thương tâm lý khi họ bị xã hội quay lưng, “Tất cả chúng tôi đều gọi mình là Người Chernobyl. Chúng tôi là người Chernobyl, Chúng tôi là nạn nhân của thảm họa Chernobyl. Cứ như thể đây là một dân tộc riêng rẽ. Một quốc gia mới” [1, 204]. “Chúng tôi bị bỏ lại đây. Không tổ quốc, không người thân” [1, 94]. “Một con người vô tội đang phải chịu đựng khổ sở giữa những người xa lạ” [1, 80]. “Có gì đáng sợ hơn con người không?” [1, 98]. Đó là những lời mà một trong vô số nạn nhân ở Chernobyl cũng là những nhân chứng sống phải thốt lên khi nhắc nhớ về thảm họa kinh hoàng năm ấy. Đâu chỉ có vậy, ngay giữa lúc cần nhiều hơn những sự quan tâm chia sẻ, giúp đỡ từ xã hội thì những gì mà các nạn nhân ở đó nhận lại chỉ toàn là sự thờ ơ, lãnh cảm, thậm chí là miệt thị xa lánh. Người ta từ chối nạn nhân Chernobyl như từ chối một thứ bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm bởi niềm tin rằng họ có thể khiến cho phóng xạ bị phán tán xa hơn nữa. Vygovskaya, một người dân sơ tán khỏi Pripyat nhớ lại: “Khi chúng tôi đến định cư ở Mogilev, con trai tôi bắt đầu đi học, và ngày đầu tiên thằng bé tan trường
trong nước mắt. Nó được xếp ngồi cạnh một đứa con gái và đứa con gái đó nói rằng nó không muốn ngồi với con tôi, vì thằng bé bị nhiễm phóng xạ. Con trai tôi khi đó học lớp bốn và nó là người Chernobyl duy nhất trong lớp học. Những đứa trẻ khác sợ nó, chúng gọi con tôi là thằng bé phát sáng.Tuổi thơ của nó ngắn ngủi lắm” [1, 250]. Chị ước rằng đứa con trai bé nhỏ của mình được khỏe mạnh,học hành được nhận lấy tình yêu thương từ mọi người, được sống một cuốc sống bình yên và vui vẻ như bao đứa trẻ khác. Chị mơ ước mình có thể quên hết mọi sợ hãi, mơ ước mình lúc nào cũng chỉ là một người quan sát. Ấy vậy mà giờ đây phải đứng nhìn đứa con thân yêu của mình phải sống chung với những căn bệnh quái ác mà chất phóng xạ gây ra có thể là hôm nay, ngày mai, thậm chí là tương lai của con mình ra sao chị cũng không dám nghĩ tới. Là một người mẹ chị có thể làm gì khác trong hoàn cảnh nghiệt ngã ấy ngoài việc dành hết tình yêu thương cho con trai mình. Để con thấy rằng vẫn luôn còn mẹ còn gia đình luôn yêu thương và ở bên cạnh con. Đứa trẻ có tội tình gì? Người dân Chernobyl có tội tình gì mà giờ họ phải sống trong sự cô đơn, ghẻ lạnh ngay chính trên quê nhà, ngay từ những người mà họ gọi là đồng bào ấy. Phải hứng chịu biết bao đau đớn bệnh tật, phải đối diện với tử thần bất cứ lúc nào. “Những gì tôi còn nhớ là nỗi kinh sợ của tôi lúc đó... Ấy vậy mà để cứu mạng sống của những con người khỏe mạnh và mạnh mẽ họ đã bóp cổ đứa bé ấy, Vậy thì cuộc sống có ý nghĩa gì? Sau chuyện đó tôi không muốn sống... Đó là lý do tại sao tôi không muốn nhớ những ngày tôi ở Chernobyl”.
Trong những câu chuyện mà Alexievich ghi lại, sự im lặng hay sự thiếu minh bạch thông tin từ người tham gia phỏng vấn là dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng chưa từng có mà bà gặp phải để có thể hoàn thiện một cuốn sách mang đầy đủ những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc, lay động lòng người. Có thể thấy sự im lặng thường là kết quả duy nhất của một sự kiện đau thương mà con người ta không còn muốn nói gì hay không thể nói gì thêm được nữa trong sự nghẹn ngào đắng cay. Suốt mười năm, Lyudmilla Ignatenko “không thể nói về chuyện này”. Và khi đi qua được sự im lặng, ngôn ngữ của cô lại rơi vào mâu thuẫn. “Tôi không biết mình nên nói gì - nói về cái chết hay về tình yêu?
Hay hai cái đó chỉ là một mà thôi? Tôi sẽ nói về cái nào nhỉ” [1, 13]. Lyudmilla Ignatenko không có khả năng phân biệt giữa cái chết và tình yêu khi cô phải chứng kiến người chồng mới cưới của mình chết đau đớn trong một tình huống mà cô không thể nào hiểu được. Nó xảy đến khi ta chưa một lần dam nghĩ tới, vậy nên không có sự chuẩn bị nào về mặt tâm lý để chống đỡ lại với cú sốc ấy.Còn gì đau khổ hơn khi tận mắt chứng kiến người chồng yêu mến đang đau đớn, quằn quại bởi một thứ gì đó cô không hề hay biết và cũng không thể có cách nào giúp anh ấy trở lại lành lặn như xưa, để đôi lứa lại được sống trong tình yêu và hạnh phúc. Lời độc thoại của cô chứa chan tình yêu dành cho chồng, nhưng lời độc thoại lại cũng nặng trĩu cảm giác đau khổ vì cô đã thể không neo giữ tình yêu của mình. “Và tôi giống như một kẻ mất trí: “Nhưng tôi yêu anh ấy! Tôi yêu anh ấy!” Anh đang ngủ, và tôi thì thầm: “Em yêu anh!”. Đi trong sân bệnh viện tôi cũng lẩm bẩm, “Em yêu anh”. Đem bô vệ sinh của anh đi đổ tôi cũng thì thầm: “Em yêu anh”. Tôi nhớ những ngày hạnh phúc của chúng tôi ở nhà. Ban đêm anh chỉ ngủ khi đã nắm tay tôi. Đó là một thói quen của anh - nắm tay tôi khi ngủ. Đêm nào cũng vậy. Vậy nên ở trong bệnh viện tôi nắm tay anh, không rời” [1, 31]. Cách mà Ignatenko thể hiện tình yêu với chồng phản ánh nỗi bất lực của cô khi phải chứng kiến chồng mình đi dần về cõi chết. Ngôn ngữ của cô bắt đầu phân hủy như thể cô đang phải chứng kiến cơ thể chồng mình phân hủy từng giây từng phút. Cái chết mà Ignatenko chứng kiến đã hủy hoại cô không phải về thể xác mà về tinh thần khi ngôn ngữ của cô sụp đổ trong diễn tả tình yêu và nỗi đau. “Không ai muốn nghe kể về chết chóc. Không ai muốn nghe những gì khiến mình sợ. Nhưng tôi đã kể với bà về tình yêu. Về tình yêu của tôi” [1, 42]. Câu chuyện về Chernobyl, do đó, trở thành một cuộc hành trình trong không gian, thời gian và trong cả ngôn ngữ.
Người dân Chernobyl không chỉ chịu đựng những tổn hại về mặt sức khỏe mà còn bị xáo tung lên về đời sống tinh thần. “Dù nơi này bị nhiễm phóng xạ, nó vẫn là nhà tôi. Chúng tôi không cần bất cứ chỗ nào khác. Ngay cả con chim cũng yêu tổ của nó nữa là…” [1, 64]. Và vì thế, người dân Chernobyl không chỉ mất cả một thành phố, họ còn cảm thấy mất toàn bộ cuộc sống của mình ở đó.
* Tiểu kết chương 3
Lời nguyện cầu từ Chernobyl của Alexievich đã “trưng ra” thế giới Chernobyl và những thân phận người trong triết lý về một sự tồn tại cô đơn và cam chịu, thấm đẫm cảm giác khiếp đản và chết chóc.
Sự cố nổ lò phản ứng hạt nhân Chernobyl đã để lại những tác hại khủng khiếp đối với môi trường sống. Chernobyl trở thành vùng đất chết, nơi tất cả những sinh loài bé nhỏ đều không có cơ hội sống sót. Muông thú, vật nuôi, cỏ cây, hoa trái… trở thành những phế phẩm độc hại có nguy cơ hủy diệt sự sống. Trong môi trường ấy, con người không bao giờ tìm được điểm tựa để sống. Họ chết dần chết mòn, vì phóng xạ, vì nỗi khiếp đản và vì sự xa lánh của con người bên ngoài Chernobyl. Từ chối hoạt động tưởng tượng hư cấu, Alexievich tái hiện lại bức tranh hiện thực đau thương ấy bằng sự lắng nghe, ghi chép và trưng bày sự thật. “Trong vai của người lắng nghe, quan sát, tiếp nhận các giọng nói, Alexievich đã dựng lại bức tranh Chernobyl qua những cuộc trò chuyện thô sơ mà sống động. Người dân Chernobyl đã phải chứng kiến những điều ‘mà đối với người khác vẫn còn là điều chưa biết’. Câu chuyện trở thành lời cảnh báo về những bất trắc mà con người có nguy cơ phải đối mặt khi nhân loại ngày một vươn tới những đỉnh cao của khoa học công nghệ” [11]. Cũng vì thế, Alexievich “cảm thấy như thể mình đang ghi chép tương lai” [1, 379].
KẾT LUẬN
Trong thời đại thông tin và toàn cầu hóa, văn xuôi phi hư cấu (Non- fiction) ngày càng có vai trò to lớn và có tác động quan trọng tới độc giả không chỉ trong lĩnh vực báo chí mà cả trong lĩnh vực văn học. Có thể nói lịch sử văn học giao thoa với lịch sử báo chí là ở thể loại này.
Văn bản phi hư cấu giống như những mảnh tranh ghép, được xây dựng từ những bức chân dung nhân vật, những bức tranh miêu tả cảnh quan đời người và sân khấu chính trị – xã hội, những suy niệm và trầm tư thế sự… Là một nhà báo, Alexievich đã đem đến cho những tác phẩm văn chương phi hư cấu của mình một không khí báo chí đặc thù với sự chân thực, khách quan của các nhân vật, sự kiện, và đồng thời, bằng năng lực sáng tạo, bà tạo ra những kiệt tác phi hư cấu thấm đẫm yếu tố chủ quan từ những xúc cảm thành thật.
Lời nguyện cầu từ Chernobyl là cuốn sách phi hư cấu tiêu biểu của Alexievich, là một bản chứng nhận tập thể về cái chết và tình yêu của những nạn nhân của sự cố nổ lò phản ứng hạt nhân Chernobyl. Nghệ thuật trần thuật phi hư cấu của Alexievich thể hiện tập trung trong hình tượng người kể chuyện và câu chuyện được kể. Giống như nhiều tác phẩm văn chương phi hư cấu khác, hình tượng người kể chuyện trong Lời nguyện cầu từ Chernobyl là chủ thể tác giả - người đứng ở vị trị nhân chứng để quan sát, kể lại câu chuyện của những người khác từ điểm nhìn của chính họ. Câu chuyện được kể trong tác phẩm là sự tập hợp “nguyên liệu thô từ ký ức Chernobyl”.
Nữ văn sĩ Toni Morrison từng khẳng định: “Không có thời gian cho sự tuyệt vọng, không có chỗ cho sự tự thương hại, không thể im lặng, không được sợ hãi. Chúng tôi nói, chúng tôi viết chúng tôi làm việc cùng ngôn ngữ. Đó là cách các dân tộc văn minh vượt lên nỗi đau” [11]. Cũng như thế, bằng cách viết một cuốn sách đặc biệt về thảm họa Chernobyl, Alexievich đã giúp cho những nhân chứng Chernobyl có thể sở hữu lịch sử của riêng họ, giúp họ trải nghiệm hành trình khách quan hóa, đứng bên ngoài cả quá khứ lẫn hiện tại bi thương để
suy ngẫm, để nhìn về tương lai. Đó là sức mạnh của lắng nghe, của nắm bắt, của sẻ chia mà Alexievich đã chứng minh bằng cả tấm lòng yêu thương nhân loại khổ đau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Svetlana Alexievich, (2016), Lời nguyện cầu từ Chernobyl (Nguyễn Bích Lan dịch), NXB Phụ nữ.
2.Roland Barthes (2008), Những huyền thoại, Phùng Văn Tửu dịch, NXB Tri thức. 3.Nguyễn Duy Bình, Những vấn đề văn học và ngôn ngữ, NXB Khoa học xã
hội, 2003.
4.Huệ Bình, Nobel vinh danh giọng văn vì đời thực, https://nld.com.vn/thoi-su- quoc-te/nobel-vinh-danh-giong-van-vi-doi-thuc-20151008224015452.htm 5.Wayne Booth (2008), Khoảng cách và điểm nhìn (Đào Duy Hiệp dịch), Tạp
chí Văn học nước ngoài, số 4/2008.
6.Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học xã hội.
7.Đặng Anh Đào (2008), Bàn về một vài thuật ngữ thông dụng trong kể chuyện, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7/2008.
8.Alain Gheerbrant, Jain Chevalier (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới
(Lưu Huy Khánh, Nguyễn Xuân Giao, Phạm Vĩnh Cư dịch), NXB Đà Nẵng. 9.Ngọc Hà (2018), Thêm cách nhìn về dòng văn học phi hư cấu: Bức xúc không
làm ta vô can,http://baovanhoa.vn/giai-tri/van-
hoc/artmid/486/articleid/8859/th234m-c225ch-nh236n-v%E1%BB%81-d242ng- v%C4%83n-h%E1%BB%8Dc-phi-h%C6%B0-
c%E1%BA%A5u160b%E1%BB%A9c-x250c-kh244ng-l224m-ta-v244-can 10.Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại, NXB Giáo
dục.
11. Đặng Thị Bích Hồng (2019), Nghệ thuật trình hiện sự thật: kể chuyện phi hư cấu trong Lời nguyện cầu từ Chernobyl của Svetlana Alexievich, Tài liệu lưu hành nội bộ.
12. Kate Humberger (2008), Hư cấu tự sự (hoặc truyện kể ngôi thứ ba) (Phùng Kiên dịch), TCVHNN, số 6/2008.
13. Manfred Jahn (2005), Trần thuật học - Nhập môn lý thuyết trần thuật
(Nguyễn Thị Như Trang dịch, Phạm Gia Lâm hiệu đính).
14. Nina L. Khrushcheva, Thành tựu của Nobel văn học 2015 Svetlana
Alexievich, http://nghiencuuquocte.org/2015/11/09/thanh-tuu-nobel-van-hoc- alexievich/.
15. Milan Kundera (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết (Nguyên Ngọc dịch), NXB Đà Nẵng. 16. I.U. Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, NXB Đại học Quốc gia. 17. Phương Lựu (2001), Lý luận phê bình văn học phương Tây thế kỷ XX, NXB
Văn học.
18. Đình Phương (2015), 03 tác phẩm tiêu biểu đưa Svetlana Alexievich đến với giải Nobel, http://vannghequandoi.com.vn/van-hoc-nuoc-ngoai/03-tac-pham- tieu-bieu-dua-svetlana-alexievich-den-voi-giai-nobel-7994_5633.html
19. Huỳnh Như Phương (2013), Sức hấp dẫn của văn xuôi phi hư cấu,
https://doanhnhansaigon.vn/doi-song-van-hoa/suc-hap-dan-cua-van-xuoi-phi- hu-cau-1048616.html
20. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, NXB Giáo dục. 21. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2008), Lí luận văn học, NXB Đại học Sư phạm,
tập 1.
22. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2008), Lí luận văn học, NXB Đại học Sư phạm, tập 2.
23. Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục.
24. Trần Đình Sử (chủ biên, 2008), Tự sự học, một số vấn đề lý luận và lịch sử I, II, NXB Đại học Sư phạm
25. Kim Thoa, Cần 20.000 năm nữa để vượt qua thảm họa hạt nhân. Chernobyl,
[https://tuoitre.vn/can-20000-nam-nua-de-vuot-qua-tham-hoa-hat-nhan- chernobyl-1090828.htm ]
26. P.Thủy, Nữ văn sĩ Svetlana Alexievich - một Dostoesky không hư cấu,
http://pctu.edu.vn/vn/nu-van-si-svetlana-alexievich-mot-dostoesky-khong-hu-ca- u.html
27. Lộc Phương Thuỷ (cb, 2007), Lý luận phê bình văn học thế giới thế kỷ XX, NXB Giáo dục.
28. T. Todorov (2004), Thi pháp văn xuôi (Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch), NXB Đại học Sư phạm.
29. Phùng Văn Tửu (2010), Tiểu thuyết trên đường đổi mới nghệ thuật, NXB Tri thức.
30. Vũ Văn Việt, Nữ văn sĩ Belarus giành giải Nobel văn học 2015,
http://lib.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=c300e115-29e3-455e-bdb4-fa85092492e6 31. Phan Thi Uyên (2016), Sách phi hư cấu:Dễ đọc, dễ viết nhưng có dễ dãi?,
http://vnca.cand.com.vn/dien-dan-van-nghe-cong-an/Sach-phi-hu-cau-De-doc- de-viet-nhung-co-de-dai-416578/
32. Nhiều tác giả (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới - những vấn đề lý thuyết, NXB Hội Nhà văn.