Nhân vật ham thích phiêu lưu, ưa mạo hiểm

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện dế mèn phiêu lưu kí của tô hoài (Trang 33 - 39)

1.1.3 .Đặc trưng truyện đồng thoại của Tô Hoài

2.1. Nhân vật ham thích phiêu lưu, ưa mạo hiểm

“Đời trai mà không biết bay nhảy, không biết đó đây thì cuộc sống sẽ

nhạt nhẽo lắm”. Mèn đi bởi mặt đất này bao la lắm, không chỉ là cái bờ ruộng,

đầm nước quê mình. Mèn không thể cứ nhìn trời, nhìn đời qua khe cỏ ấu. Mèn không muốn đến lúc nhắm mắt vẫn phải ân hận vì chẳng biết cuỗi cánh đồng mênh mông kia còn những gì lạ và cuộc đời ở đấy ra sao.

Dế Mèn được người đọc và người nghe yêu quí bởi vì chú có ý chí muốn sống độc lập ngay từ khi còn nhỏ. Theo phong tục của họ hàng nhà Dế thì Dế Mèn phải ra ở riêng bắt đầu cuộc sống tự lập. Điều này khiến Dế Mèn phấn khởi vô cùng:

“Tôi sống độc lập từ thủa bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng: Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ

sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu". Dế mèn

là em út trong lứa sinh có 3 anh em, cả 3 anh em đều được ra ở riêng:

“Tôi là em út, bé nhất nên được mẹ tôi sau khi dắt vào hang, lại bỏ theo một ít ngọn cỏ non trước cửa, để tôi nếu có bỡ ngỡ, thì đã có ít thức ăn sẵn

trong vài ngày.”

Tưởng chừng việc ra ở riêng sống một mình sẽ làm chú Mèn buồn và tủi thân nhưng ngược lại vì có tính tụ lập ngay từ bé nên việc này làm cho Mèn rất khoái chí và thoải mái:

Tôi cũng không buồn. Trái lại, còn thấy làm khoan khoái vì được ở một

mình nơi thoáng đãng, mát mẻ. Tôi vừa thầm cảm ơn mẹ, vừa sạo sục thăm tất cả các hang mẹ đưa đến ở.”

Rất tháo vát chú biến ngay cái hang cũ nông choèn thành nơi cư trú rộng rãi có phòng trước sau, trên tầng dưới tầng. Vừa sinh hoạt thoải mái vừa đề phòng nguy hiểm. Chú đào hang rất miệt mài và chăm chỉ:

“Ngày nào cũng vậy, suốt buổi, tôi chui vào trong cùng hang, hì hục đào đất để khoét một cái ổ lớn, làm thành cái giường ngủ sang trọng. Rồi cũng biết lo xa như các cụ già trong họ dế, tôi đào hang sâu sang hai ngả làm những con đường tắt, những cửa sau, những ngách thượng, phòng khi gặp nguy hiểm, có thể thoát thân ra lối khác được. Chập tối, tôi tạm nghỉ tay và ra đứng ngoài cửa, họp cùng anh chị em hàng xóm quanh bờ ruộng, vừa gảy đàn vừa hát một bài hát hoàng hôn chào tạm biệt ông mặt trời”.

Hàng ngày Dế Mèn dậy thật sớm cặm cụi đào hang thật sâu có đầy đủ ngách thượng, đường tắt, cửa sau phòng khi có kẻ đến bắt nạt thì có đường thoát thân. Đào đất xong Dế Mèn còn làm một cái giường vững chãi và đẹp. Hoàng hôn xuông, Mèn cùng bà con hàng xóm tụ tập ở bãi cỏ ca hát chào tạm biệt ông mặt trời. Khi trăng lên, tất cả cùng nhau nhảy múa tưng bừng. Chẳng bao lâu Dế Mèn đã hòa nhập vào cuộc sống thường ngày của họ hàng nhà Dế.

Dế Mèn đặc biệt chú ý đến việc tập luyện thể dục để làm cho cở thể trở nên khỏe mạnh, cường tráng hơn:

“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”.

Mới đầu, Dế Mèn bị thu hẹp trong một cái hang ở bờ ruộng, Dế Mèn cũng có những giây phút khoan khoái, tự hào vì được sống một mình ở nơi mát mẻ, thoáng đãng, nên thơ với “cỏ non xanh rờn, nước bạc mênh mông, nắng vàng

rải lên cây, vàng một màu tươi lạ lùng” ấy. Nhưng cũng trong chính cái không

gian ấy, Dế Mèn đã trở nên hống hách, hung hăng, ngông cuồng dẫn đến cái chết thương tâm của Dế Choắt:

“Dế Mèn khoác lác nói với Dế Choắt:

- Giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này, rồi véo von ngâm bài

ca dao nói về chị Cốc nhưng sửa đi đôi chút với ý cố tình chọc tức”. Sau khi ra

oai với Choắt bằng cách chêu chị Cốc thì Dế Mèn nhanh chân chui tọt vào trong hang sâu, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ đắc ý về trò tinh nghịch của

mình và lúc đó Dế Mèn không biết rằng mình chuẩn bị gây tai họa cho người khác.

Nghe tiếng kêu thảm thiết của Dế Choắt. Dế Mèn sợ hãi nằm im thin thít.

Lúc này, Dế Mèn mới biết thế nào là sợ. Đợi đến lúc chị Cốc đi rồi, Dế Mèn mới mon men bò sang hang Dế Choắt. Thấy Dế Choắt nằm thoi thóp thì hốt hoảng qùy xuống, nâng đầu Dế Choắt, thực sự hối hận về hành động dại dột của mình! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Cái chết oan của Dế Choắt đã thức tỉnh lương tâm Dế Mèn. Để chuộc lại lỗi lầm, Dế Mèn đã chôn cất Dế Choắt chu đáo.Sau chuyện đó, Dế Mèn đau xót, ân hận lắm. Chú tự trách mình là ngông cuồng và dại dột. Cũng từ đấy, chú cố gắng sửa đổi tính nết để trở thành người tốt”.

Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra qua câu chuyện với Dế Choắt là: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, Có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình… Nhà văn đã mượn lời của Dế Choắt trước khi chết để nhắc nhở các bạn đọc nhỏ tuổi không nên kiêu căng, ngạo mạn, sống phải biết khiêm tốn, biết mình biết ta thì mới trưởng thành được.

Khi đứng trước nấm mộ của người hàng xóm tội nghiệp, Dế Mèn đã lặng đi trong bài học đường đời đầu tiên. Phút ân hận ấy sẽ hứa hẹn thay đổi tính cách cũng như báo hiệu cho những chuyến phiêu lưu sắp tới của Mèn.

*Đầu tiên là một chuyến phiêu lưu đầy bất ngờ và táo bạocủa Dế Mèn

Đầu mùa hè một năm kia khi đang đứng ngoài ăn điểm tâm, Mèn bị bọn trẻ con bắt nhốt trong cái đít giỏ, chỉ có thể đưa mắt nhìn cảnh vật nơi mình sống lần cuối với hai hàng lệ:

“- Ðây rồi! Ðầu to gộc, bóng quá - Anh em ơi Dế cụ! Dế cụ!

- Ha Ha! Bắt được Dế cụ.To bằng bốn thằng ve sầu! Dế cụ mà lị!”

Và ngay lập tức cậu bé đã tóm được Dế Mèn. Dế Mèn cắn cho cậu bé một miếng vào ngón tay và câu bé kêu thét lên

Nhưng hai đứa trẻ, đứa cầm giỏ đứa cầm ống bơ đuổi theo úp tôi. Chỉ

loáng mắt, tôi đã nằm chổng vó giữa giỏ. Tôi cố cắn cái nan giỏ mỏng rớt, nhưng chưa nhay được mắt nào thì họ đã đem buộc túm cái đít giỏ lại khiến tôi

không nhúc nhích, cựa quậy được nữa. Họ xếp ống bơ xách nước và các đồ chơi lại, rời bờ đầm, rửa chân rửa tay và đem tôi theo.”

Sau khi hai đứa trẻ bắt được Dế Mèn thì Bé nghĩ rằng cho chú vịt một bữa nhưng Nhớn chợt nghĩ ra rằngthằng Thịnh nó cũng vừa bắt được một con Dế và nó khoe là dế của nó khỏe lắm, vì muốn thắng con Dế của thằng Thịnh nên:

-Không! Ðúc được thằng dế cụ thế này, hiếm lắm. Dế này là dế cụ, gan

liền tướng quân đây. Thằng Thịnh hôm nọ cũng có một con dế, nó khoe dế nó khoẻ nhất, cho đánh nhau, thằng dế nào cũng phải thua ( Tôi đã hơi nóng gáy và ngứa hai cái càng ). Chúng ta nên bỏ dế cụ này vào lồng đem sang nhà thằng Thịnh cho đánh nhau với thằng dế bên ấy. Ðể xem a ...ha ...thắng bại như thế nào… Bé vỗ tay: - Phải, phải lắm.

Ấy thế là tôi không chết. Ðiều may mắn không lường trước ra được. Hai cậu bé đem giam tôi vào một cái lồng tre vốn để đựng châu chấu, có cửa gài then chắc chắn.”

Không gian vốn nhỏ hẹp này đã nói lên cuộc sống tù túng, mòn mỏi của nhân vật. Dế Mèn đã biến mình thành một thứ trò chơi cho bọn trẻ con mà không hề hay biết. Nhưng Mèn rất tự hào và kiêu hãnh ở vị trí của một con dế cụ bách chiến bách thắng, nông cạn và không biết suy nghĩ. Dế Mèn đã trở nên nhỏ bé, ích kỷ và tàn nhẫn. Nó thẳng tay đánh cả những con dế nhỏ bé, yếu đuối để đổi lấy những lời khen ngợi làm Mèn phổng mũi.

Thế rồi! Theo quy luật của cuộc đời, những kẻ hay cậy sức đi áp bức kẻ khác thì sẽ có kẻ mạnh hơn trị lại. Dế Mèn đã được anh Xén Tóc thức tỉnh:

“Xiến Tóc nghé nghiêng hai cái sừng cười nhạt chế nhạo: -Rõ đồ hèn! Sao lúc chiều hống hách thế! Rồi Xiến Tóc lục tội: - Này ta hỏi, mày đáng khép tội gì?

- Lạy anh.... Có lẽ lúc bấy giờ tôi cuống quýt những điệu bộ đáng xấu hổ và nực cười khiến Xiến Tóc khinh bỉ đến nỗi không thèm giết tôi cho bẩn gươm”

- Hôm trước ta đã vướng điều lẫm lỗi, bây giờ lại mắc lỗi nữa.... ôi, ta

hồ dễ ai bắt nạt nổi ai. Ta đánh kẻ yếu hơn ta thì kẻ khác mạnh hơn ta đánh ta. Thôi thôi, giấc mê kia đã tỉnh ra rồi.”

Như thế hai cái râu cụt là bài học đích đáng cho Mèn. Dế Mèn đã hiểu ra, nhận thức được lỗi lầm của mình và quyết tâm sửa chữa. Cuộc đời này tuy không thuận lợi, dễ dàng nhưng cũng đã đem đến cho Dế Mèn bao nhiêu là bài học. Mèn nhận thấy cần phải đi nhiều hơn nữa: Đời trai mà không biết bay nhảy, không biết đi đó đi đây thì cuộc sổng nhạt nhẽo lắm. Khi đó Dế Mèn mới thực sự tỉnh ngộ. Phút thức tỉnh ấy đã mở ra một không gian khác, một con đường phiêu lưu mới. Con đường phiêu lưu ấy không chỉ là đơn giản quay về nhà, tìm người thân mà nó chuẩn bị cho việc Mèn bước vào một cuộc phiêu lưu mới. ** Sau sự kiện đó, Mèn quyết định đi phiêu lưu khắp nơi.

Giã từ quê nhà bình yên nhưng tù túng và chật hẹp, Mèn quyết định đi phiêu lưu khắp nơi, mỗi thời khắc là một cảnh mới, bao vùng quê mới lạ với bao phong tục tốt đẹp, bao con đường đầy thử thách với đầy hiểm họa đã xuất hiện. Những cánh đồng mới, những bãi hoang, những dòng sông xinh đẹp với hai bờ cỏ non xanh tươi, những quãng nước mênh mông hun hút chẳng thấy có bờ chỉ thấy sóng nổi lên như trái núi trước mặt, xóm bùn lầy nước đọng trong cù lao, những cánh rừng cỏ may… bức tranh liên hoàn của hành trình phiêu lưu. Trên mỗi chặng đường đời cũng như trong mỗi chuyến hành trình Dế Mèn đã phải thay đổi cách nghĩ cũng như tính cách để phù hợp hơn với hoàn cảnh sống. Sau bao lần lầm lỗi, với việc làm nhân nghĩa, Dế Mèn đã lớn lên rất nhiều và nhận ra ích lợi của việc “đi” trong cuộc đời.

Cuộc phiêu lưu lần thứ hai của Dế Mèn mà chú mong mỏi đã xảy ra, đem lại bao bài học, bao nhiêu tri thức mới mẻ thú vị trong cuộc đời. Đúng là càng đi, tầm mắt của Dế Mèn càng được mở rộng. Những cuộc phiêu lưu dũng cảm đã giúp Mèn lớn lên, dần dần hoàn thiện.Nhưng trong cuộc sống không ít những kẻ thiển cận theo kiểu “ếch ngồi đáy giếng”. Đó là người anh trai của Dế Mèn sống cuộc đời vô nghĩa, nhàm chán, đớn hèn và ốm yếu. Người anh cả tuy khoẻ mạnh, khá giả nhưng chỉ quanh quẩn bắt nạt những kẻ khác. Đó cũng chính là bài học của sự không đi. Ngạo mạn, khinh bỉ những kẻ không muốn mở mang trí

óc, Dế Mèn lại ra đi. Lần này ra đi, Dế Mèn lại có thêm người bạn đồng hành là Dế Trũi. Trũi tính tình cũng thẳng thắn và hay đi đây đó. Trải bao sóng gió Mèn đã lớn lên thực sự, nhất là sau mười ngày lênh đênh trên nước, không ăn. Mười ngày đáng nhớ đem đến cho Mèn ý thức yêu mến cuộc sống, tinh thần vươn lên để chống trọi khó khăn đôi khi tưởng không chịu nổi ởđời. Dế Mèn hiểu được sức mạnh của tình bạn, của lòng kiên trì, và niềm lạc quan tin tưởng.

*** Cuộc phiêu lưu thứ ba là cuộc phiêu lưu của tính cách ham học hỏi hiểu biết của Dế Mèn, với mục đích cao quí hơn đó là làm “sứ giả hoà bình”.

Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn trong sách dừng lại sau chuyến đi thứ hai. Mèn đưa Trũi về thăm lại quê hương trước khi khởi hành chuyến đi mới. Theo nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, chuyến đi thứ ba của Mèn không được kể lại nhưng chắc hẳn Dế Mèn vẫn đi, dẫu cái hăm hở ban đầu giảm xuống. Nhưng Dế Mèn không già, không mỏi trong cái sự đi của mình. “Con đường nhiều lúc có ý nghĩa hơn đích đến, và người đang đi đường đáng nói hơn là người đã đi hết đường. Trong tinh thần đó, Dế Mèn vẫn luôn đồng hành

những thế hệ đang tới. Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn không dừng lại”... Nhà thơ

Bằng Việt có lần đã nói vui, những người sinh năm 1941 là “thế hệ Dế Mèn”. Sau họ, Dế Mèn còn nhiều lớp bạn bè, con cháu trong các thế hệ người, không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nước. Tất cả đều coi Dế Mèn là bạn, đều thích chí và ao ước những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn. Một con dế từ tay Tô Hoài thả ra chu du thế giới tìm những điều tốt đẹp cho loài người. Con dế ấy đã mang tên tuổi ông đi cùng trên những chặng đường phiêu lưu đến với cộng đồng những con vật trong văn học thế giới, đến với những xứ sở thiên nhiên và văn hóa của các quốc gia khác.

Sự tiếp tục trong cuộc hành trình của Dế Mèn với nhà giáo Phạm Toàn lại là những thử nghiệm trong đổi mới phương pháp giảng dạy văn học, dùng tác phẩm văn học làm vật liệu học Văn. Trích đoạn xoay quanh câu chuyện trải nghiệm đầu đời với Dế Choắt của Dế Mèn được đưa vào thử nghiệm với bài tập rất quan trọng xoay quanh các lời ai điếu bộc lộ cảm xúc của Dế Mèn. Mỗi học sinh có cách thể hiện khác nhau khi nhập thân, do xúc cảm khác nhau và đích

đến là sự cảm thụ nghệ thuật trên nền tảng là sự đồng cảm. Theo nhà giáo Phạm Toàn, sự nghiệp cải cách giáo dục khó có thể bỏ qua cải cách việc học Văn - mà muốn cải cách việc học Văn thì chắc hẳn khó bỏ qua được công việc mang tính tâm lý học: huy động trẻ em nhập thân vào tác phẩm để làm lại những tình cảm và những thao tác nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ, của nghệ sĩ.

Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” đã được chứng minh thật sống động qua Dế Mèn phiêu lưu kímà tập trung cao độ ở nhân vật Dế Mèn. Dế Mèn là một nhân vật văn học quen thuộc, thân yêu của các em thiếu nhi. Qua những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn, ta nhận ra rằng: trường đại học chân chính nhất để rèn luyện con người chính là cuộc đời. Trải qua những cuộc phiêu lưu mạo hiểm với đường đời đã giúp Dế Mèn thực sự trở thành một chàng dế bình thường chứ không tầm thường với trái tim “nhân ái, cao thượng”.

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện dế mèn phiêu lưu kí của tô hoài (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)