1.1.3 .Đặc trưng truyện đồng thoại của Tô Hoài
2.3. Nhân vật giàu lòng dũng cảm, trọng nghĩa tình, khinh danh
Dế Mèn rất giàu tình thương người. Đi qua đám cỏ xước xanh dài, chen nghe "tiếng khóc tỉ tê" và nhìn thấy chị Nhà Trò đang "gục đầu bên tảng đá
cuội" đối với kẻ vô tâm, vô tình khác thì họ lặng lẽ hoặc chép miệng rồi dửng
dưng bỏ đi. Trái lại, chú Dế Mèn rất quan tâm và thương cảm đến gần con người bất hạnh "gạn hỏi mãi". Hình ảnh chị Nhà Trò "đã bé nhỏ lại gầy yếu quá", đôi cánh mỏng "ngắn chùn chùn" và tiếng khóc của chị ta đã làm cho chú Dế Mèn thương tâm lắm. Chú càng xúc động hơn trước cảnh ngộ đau khổ của chị ta: mẹ mất, sống "thui thủi", ốm yếu quá nên làm không đủ ăn, lại đang bị bọn nhện đòi nợ một cách riết róng! Bọn nhện đánh đập chị ta mấy bận, lần nào chúng đe bắt
để "vặt chân, vặt cánh ăn thịt". Cuộc sống và tính mạng chị Nhà Trò đang bị uy
hiếp nghiêm trọng. Cử chỉ "xòe cả hai cẳng ra" và câu nói của chú Dế Mèn không phải ai cũng có. Biết bao thương cảm, biết bao nâng đỡ chở che, đầy nghĩa hiệp: "Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy
khỏe ăn hiếp kẻyếu”. Tiếng nói của Dế Mèn vang lên như một lời tuyên chiến
với lũ nhện quen thói cậy thế, áp bức đè nén người khác.
Trận địa mai phục của lũ nhện thật đáng sợ. Như thiên la địa võng "chăng
từ bên nọ sang bên kia đường biết bao tơ nhện". Chúa trùm nhà nhện là một mụ
nhện "đanh đá, nặc nô". Có hai vệ sĩ nhện vách đi kèm. Trên trận địa mai phục có vô số lũ nhện nanh ác do nhện Gộc chỉ huy. "Chúng đứng im như đá mà coi
vẻhung dữ". Liệu chú Dế Mèn đơn phương độc mã có làm gì nổi lũ nhện ghê
gớm này?
Một chữ "ta" của Dế Mèn cất lên rất đàng hoàng, đĩnh đạc và hào hùng: "Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện". Vừa thoáng thấy mụ nhện từ trong hang đá "cong chân nhảy ra" với hai nhện vách đi kèm, Dế Mèn bèn ra oai thị uy: "quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách". Đó là miếng võ gia truyền của họ hàng nhà dế! Thật là bất ngờ và ngạc nhiên: "Mụ nhện co rúm lại
rồi rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo". Mụ nhện và lũ tiểu yêu đã bạt vía kinh hồn.
Dế Mèn đã đanh thép hạch tội lũ nhện là bọn người "béo múp núp" mà lại tham lam ti tiện "cứ cố tình đòi một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi?". Chú ta "cấm"
bọn nhện "từ giờ không được đòi nợ chị Nhà Trò nữa". Như một lời phán truyền nghiêm khắc, Dế Mèn bắt bọn nhện: "Hãy phá các vòng vây đi! Đốt hết văn nợ đi!". Tức thì quân tướng lũ nhện "sợ hãi cùng dạ ran", chúng vội vàng "phá
hếtcác dây tơ chăng lối". Và con đường về tổ Nhà Trò "quang hẳn". Chị Nhà
Trò đã thoát nạn tai ương.
Hành động này của Mèn đã ghi nhận bước phát triển mới về tính cách của nhân vật này. Mèn đã rất hoan hỉ vì “đã làm được việc đầu tiên có ích trong đời”. Một lẽ sống mới đã được hình thành trong nhân vật, khi Mèo dõng dạc tuyên bố với bọn Nhện: “ở đời thù hằn, độc ác làm gì”. Kể từ khi sự kiện này trở đi Mèn đã rong ruổi trên bước đường phiêu lưu và hình thành những nhân cách mới: khao khát khám phá, trọng nghĩa tình, khinh danh lợi.
Ai không mừng rỡ và xúc động khi gặp lại Dế Mèn ở tổng Châu Thất. Không còn nữa một Dế Mèn hung hăng ngổ ngáo. Chỉ thấy bấy giờ, một Dế Mèn khiêm cung, độ lượng, biết trọng danh dự của mình. Khi ấy trước anh chàng Bọ Ngựa kiêu căng, Dế Mèn đã chiến thắng trong tiếng hoan hô cuồng nhiệt, vang rền nhưng chú không hề kiêu ngạo chút nào. Chú đã từ chối chức thủ lĩnh nhưng cuối cùng cũng đành phải chịu trách nhiệm hướng dẫn đoàn tìm nơi ẩn trú ẩn tránh cái giá rét dữ dội mùa đông đang đến.
“Bọ Ngựa đứng vươn mình, đi bài song kiếm. Bóng kiếm loang loáng, mù
mịt như hoa may điệu bộ khá đẹp mắt”. Nếu là khoảng thời gian trước Dế Mèn
còn xốc nổi, hiếu thắng thì Dế Mèn sẽ xông lên nhưng qua nhiều bài học thì:
“Tôi chẳng cần đi bài gì hết. Tôi đứng nghiêng người về đằng trước, hếchhai càng lên. Cứ hai càng ấy, tôi ra oai sức khoẻ, đạp phóng tanh tách liên tiếp một hồi, gió tuôn thành từng luồng xuống bay tốc cả áo xanh áo đỏ các cô Cào Cào đứng gần. Tôi cũng chỉ đợi có thế. Vừa đúng là càng - lừa vào miếng võ gia truyền của nhà Dế, tôi lấy tấn, đá hậu đánh phách một đá trời giáng vào
giữa mặt anh chàng. Chàng Bọ Ngựa kiêu ngạo rú lên một tiếng, bắn tung lên
trời, rơi tọt ra ngoài võ đài, ngã vào đám đông xôn xao.” Và cuối cùng bằng tài
năng về võ nghệ và “biết mình biết ta” thì:
“Tôi đã hạ địch thủ một cách vẻ vang, trong khi dưới đám hội còn đương ồn ào nhốn nháo vì không ai ngờ võ sĩ Bọ Ngựa giỏi võ nhất vùng đồng cỏ lại thua nhanh và thua đau như thế và thua bởi một chàng Dế Mèn lạ mặt ở đâu đến”.
Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn còn đánh dấu những giây phút thiêng liêng của tình bạn. Đầu tiên là trong trận giao tranh với Võ sĩ Bọ Ngựa, khi mà Dế Mèn thắng Bọ Ngựa và Dế Choắt thắng Bọ Muỗi thì đến lượt Dế Choắt và Dế mèn sẽ giao đấu với nhau để tìm ra người làm bá chủ nhưng khi đó thì Dế Mèn và Dế Choắt đã nhìn nhau cười thể hiện một tình bạn gắn kết, không vì danh lợi mà đấu đá lẫn nhau “Ơ hay, tôi sẽ đấu với Trũi? Tôi nhìn sang Trũi. Vừa lúc Trũi nhìn tôi. Chúng tôi nhìn nhau đi đến đất này để tranh quyền với nhau ư? Bất giác, tôi tiến đến Trũi, đứng thẳng hai chân trước, khoác vai Trũi, hai chúng tôi hướng xuống võ đài.”
Sau lần đó, khi Dế Trũi bị bắt thì Dế Mèn bằng tất cả sức mình, cứu Trũi thoát khỏi cái chết, điều mà trước đây, Mèn đã không thể làm được với Dế Choắt. Chính cuộc đời này, chính cuộc hành trình trên đường đời đã rèn luyện để Mèn có một trái tim cao thượng. Hành động anh hùng, lòng nhân ái nơi Mèn là ở sự phát triển nhân cách cao nhất sau những chuyến đi ấy.
Những trang cảm động nhất của Tô Hoài là những trang miêu tả tâm trạng Dế Mèn thương nhớ Trũi. Với tình cảm chân thành và lòng tin tưởng vào cuộc sống, Mèn đã chiến thắng. Sau bao chặng đường chông gai vất vả, Mèn và Trũi lại được gặp nhau. Sự hoàn thiện tính cách của Trũi cũng được hoàn thiện sau chuyến đi này. Trũi không còn bồng bột nữa, đã trở thành “người” chín chắn sau chuyến phiêu lưu thứ hai. Tất cả Dế Mèn, Dế Trũi, Xén Tóc đã trở thành những “người” có tâm hồn đầy nhân ái, tấm lòng cao thượng và trái tim dũng cảm.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Như vậy, ở chương này chúng tôi tập trung nghiên cứu về nhân vật văn học nói chung và nhân vật phiêu lưu trong Dế Mèn phiêu lưu kí nói riêng. Nhân vật phiêu lưu có những tính cách và đặc điểm rất đặc trưng không giống như các kiểu nhân vật khác.
Nhân vật ham thích phiêu lưu, ưa mạo hiểm Nhân vật giàu lí tưởng và khát vọng sống
Nhân vật giàu lòng dũng cảm, trọng tình nghĩa, khinh danh
Qua đó thấy được những đặc sắc của nhân vật phiêu lưu qua tài năng nghệ thuật thiên bẩm của Tô Hoài. Qua nhân vật phiêu lưu tác giả muốn nhắn gửi tới thế hệ trẻ biết khám phá thế giới xung quanh mình, biết lắng nghe, biết suy nghĩ để không phải hối hận và có những ước mơ, lý tưởng cao đẹp, khám phá sự mới mẻ trong cuộc sống bằng niềm tin, sự chân thành.
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG DẾ
MÈN PHIÊU LƯU KÍ CỦA TÔ HOÀI
Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài được ra đời năm 1941 là một
trong những tác phẩm văn học thiếu nhi được yêu thích nhất, một phần vì nội dung của tác phẩm thấm đẫm tình yêu thương, ca ngợi lí tưởng hòa bình và tình bạn cao đẹp; một phần quan trọng hơn nữa chính là do bút pháp nghệ thuật, khả năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả. Đến nay Dế Mèn phiêu lưu kí đã được tái bản nhiều lần và dịch ra ba muwoi bảy thứ tiếng trên thế giới. Với trẻ thơ, trí tưởng tượng và những ước mơ, cảm xúc, tình cảm trước những điều mới lạ luôn luôn tạo ra hứng thú và lòng ham hiểu biết của các em. Trong Dế Mèn
phiêu lưu kí tác giả đã phát huy khả năng tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật một
cách cao độ, để có thể khắc họa được rõ nét các nhân vật trong thế giới ấy, mỗi con vật mang trong mình một phong cách riêng, một cá tính riêng,… tạo nên sự lôi cuốn, hấp dẫn kì thú của tác phẩm. Để làm được như vậy ngoài khả năng quan sát, miêu tả tinh tế thì tác giả còn rất am hiểu về đời sống các nhân vật, tác giả luôn hòa mình vào các nhân vật ấy, cảm thông, quan tâm, chia sẻ,… nên tạo được cái hay, một phong cách rất riêng, một tiếng nói rất riêng của nhà văn. Như tác giả Hà Minh Đức đã nhận xét: “Những nhân vật trong tác phẩm của Tô Hoài thường nhanh chóng gây được ấn tượng ở người đọc một phần quan trọng cũng là ở khả năng miêu tả sắc sảo tinh vi. Ông không bộc lộ rõ sở trường về năng
Chính bằng ngòi bút điêu luyện mà tinh tế của tác giả, mà Dế Mèn phiêu lưu kí
đã để lại ấn tượng sâu sắc, khó quên trong lòng người đọc.