Nghệ thuật xây dựng qua tình huống truyện

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện dế mèn phiêu lưu kí của tô hoài (Trang 55 - 64)

1.1.3 .Đặc trưng truyện đồng thoại của Tô Hoài

3.2. Nghệ thuật xây dựng qua tình huống truyện

3.2.1. Khái niệm tình huống truyện

Tình huống truyện được hiểu là hoàn cảnh riêng được tạo bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó cuộc sống hiện lên rõ nét nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ rõ ràng.

3.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua tình huống truyện trong tác phẩm

Chúng ta đã biết thế giới côn trùng do Tô Hoài xây dựng lên trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí là một thế giới sinh động, phong phú về chủng loại, đa dạng về tính cách. Thế giới đó thật muôn màu, muôn vẻ, mỗi loài vật được tác giả khắc họa lên với một cá tính, một phong cách rất riêng. Bằng ngòi bút sắc sảo và tài năng miêu tả tinh tế ngoại hình nhân vật, Tô Hoài đã phần nào cho chúng ta hiểu về một số nét tính cách rất riêng của từng nhân vật. Nhưng tính cách rất riêng của nhân vật còn được thể hiện rõ hơn qua hành động, cử chỉ, tình huống truyện,…

Thế giới nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí mang hình dáng của con người, nên hành động của các nhân vật trong tác phẩm ấy gắn với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày như con người. Qua các hành động cử chỉ của nhân vật mà bộc lộ được những nét tính cách, phẩm chất, thói tật làm nên thế giới nhân vật muôn màu, muôn vẻ. Trong thế giới nhân vật ấy có khoảng hơn sáu mươi loài vật lớn nhỏ, trong đó Dế Mèn là nhân vật trung tâm xuyên suốt toàn bộ tác phẩm, được tác giả dành nhiều tâm huyết nhất. Phẩm chất, tính cách, thói tật của Dế Mèn được bộc lộ qua sáu hành động tiêu biểu ứng với nó là sáu hoàn cảnh, tình huống khác nhau để nhân vật bộc lộ. Hành động đầu tiên cũng chính là bài học đầu tiên dành cho Dế Mèn đó chính là việc trêu chọc chị Cốc để vô tình gây ra cái chết thảm cho Dế Choắt. Khi chào đời mới được ba ngày, theo tục lệ của họ nhà Dế, mẹ đã cho Dế Mèn ra ở riêng. Với bản tính ngông nghênh hiếu thắng, Dế Mèn không cảm thấy buồn, thấy sợ mà lại thấy đó là niềm vui, là sự thích thú. Tuy nhiên, Dế Mèn được tính chịu khó, chăm chỉ làm lụng và biết lo

xa. Ngày nào cũng từ sáng đến tối, cậu cũng hì hục đào đất để làm thành giường ngủ sang trọng, ngoài ra cậu còn biết đào hang sâu sang hai ngả làm những con đường tắt, những cửa sau, phòng khi gặp nguy hiểm,… Tuy nhiên với bản tính hiếu động, Dế Mèn mong muốn khám phá thế giới nên khi thấy cuộc sống ngày nào cũng vậy, cậu ta lại muốn thay đổi: “Ngày nào, đêm nào, sớm và chiều nào cũng ngần ấy thứ việc, thứ chơi kể đời mà được như thế cũng khá an nhàn,

nhưng mới đầu còn thấy hay hay, về sau cũng nhàm chán”. Với bản tính kiêu

căng và hiếu động như những đứa trẻ hiếu động, Mèn đã cậy mình có sức khỏe để bắt nạt mọi người: “Tôi tợn lắm, dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng ai cũng nhịn, không ai đáp lại. (…) Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ, khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”.

Chính cái thói ngông cuồng của Dế Mèn mà vô tình đã gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt - người láng giềng ở xóm bờ ruộng của Mèn. Dế Choắt là cái tên mà Dế Mèn đặt cho bạn với giọng giễu cợt và khinh thường. Dế Choắt trạc bằng tuổi Dế Mèn nhưng do sức khỏe yếu đuối nên người Dế Choắt:

gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện”. Chính vì quanh năm

đau ốm nên dù biết nghĩ nhưng Dế Choắt chỉ đào hang nông choèn sát mặt đất. Đã nhiều lần Dế Choắt có nhờ Mèn đào giúp cái ngách sang bên nhà Dế Mèn, phòng khi có sự nguy hiểm. Nhưng Dế Mèn đã quay mặt làm ngơ, không chịu giúp và còn vô tình gây ra cái chết cho Dế Choắt để sau đó phải ân hận suốt đời. Và rồi vào một hôm, trời mưa lớn, cua cá tấp nập xuôi ngược trong đầm, và đó cũng là cơ hội cho Cò, Vạc, Cốc, La,… kiếm mồi. Dế Mèn đang đứng trước cửa hang để ngắm cảnh hoàng hôn. Khi thấy chị Cốc đang đứng đậu gần cửa hang, Dế Mèn đã rủ Dế Choắt trêu chị Cốc. Dế Choắt biết sức mình nên khuyên bảo Dế Mèn đừng trêu mà rước họa vào thân. Nhưng với bản tính kiêu căng ngạo mạn của mình, Dế Mèn không những không nghe lời khuyên của Dế Choắt mà

còn dương dương tự đắc: “sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Tao là Dế Mèn, mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!”.

Chính cái không biết sợ ai, coi thường tất cả mà Dế Choắt đã bị chị Cốc hiểu lầm, cuối cùng Dế Choắt phải hứng chịu sự trút giận của chị Cốc dẫn đến cái chết thương tâm cho Dế Choắt và đây cũng là bài học đầu tiên dành cho Dế Mèn. Dế Choắt trước khi tắt thở đã khuyên Dế Mèn: “Ở đời mà nhiễm thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”.

Cái chết của Dế Choắt đã đánh thức lương tâm, đánh thức phẩm chất tốt đẹp trong con người Dế Mèn. Và lời khuyên của Dế Choắt khiến Mèn suy nghĩ rất nhiều. Suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên của mình. Bài học đường đời đầu tiên những tưởng Mèn sẽ thay đổi tâm tính. Nhưng bản chất lương thiện ở trong Mèn được thức tỉnh chưa được bao lâu “ngựa quen đường cũ”, thì tính ngông cuồng của Mèn lại được dịp phát triển khi Mèn lạc vào thế giới của loài người, trở thành thứ đồ chơi của bọn trẻ. Mèn được đem đi để đánh nhau với các chú Dế khác. Đối thủ đầu tên mà Mèn gặp phải cũng là một chú Dế. Chú ta nhỏ hơn Mèn một chút nhưng cũng ngạo mạn và xấc xược. Chàng Dế ta được hiện lên dưới con mắt của Dế Mèn: “Bé loắt choắt thế mà đã bắt chước đâu được bộ mặt hờm hợm, khinh khỉnh từ cái dáng chân đi khụng khiệng, vẻ coi thiên hạ

như rác”. Đặc biệt bộ dạng của chàng Dế này thật kiêu căng, hách dịch: “Vừa

ngó tôi, hắn vuốt hai sợi râu, nói:

- Ờ ờ chú mày đờ mặt ra thế kia thì liệu có mấy hột sức, chịu nổi cái đá

song phi của ta không?”. Không những thế hắn còn “nhe răng ra, hầm hè”. Dế

Mèn không chịu đựng thêm nữa, dù không muốn đánh nhau nhưng máu nóng trong người bốc lên. Mèn đến dạy cho chàng Dế kia một bài học và lạnh lùng bảo: “Cho mày bài học thuộc lòng về kết quả sự hống hách nhé! Từ giờ chừa đi,

con ạ”. Nhưng chính từ lúc này thì lòng tự kiêu, tự đại của Mèn lại trỗi dậy,

những cái hung hăng gàn bướng và lên mặt hão huyền ở đầu óc Dế Mèn chưa được gột sạch đã trỗi dậy. Vậy là một bài học đường đời đầu tiên không có ý nghĩa với Mèn nữa, bản tính lương thiện vừa được nhen nhóm thì đã bị dập tắt

ngay. Cái sự hung hăng, thách thức càng được trỗi dậy trong con người Mèn, khi Mèn liên tiếp thắng hết trận này đến trận khác. Cho đến một lần đối thủ của Mèn là một chàng Dế có bộ cánh chưa kín lưng, người mới dài bằng nửa Dế Mèn.

Vậy mà Dế Mèn cũng không tha, Dế Mèn ta xông vào chiến ngay chú Dế nhỏ mặc những lời van xin của Dế nhỏ. Đặc biệt được sự khuyên răn của bác Xiến Tóc mẫu mực mà Mèn cũng bỏ ngoài tai hết. Còn khiêu khích, đánh nhau với bác Xiến Tóc nữa. Thật là quá ngông cuồng, không khuyên can được. Bác Xiến Tóc quyết định dạy cho Mèn một bài học: “Xiến Tóc nghiến răng ken két, chõ cả hai cái sừng dài xuống, quát:

- À được, mày giờ hồn! Bảo lời phải không nghe, rồi sẽ biết tay”.

Và rồi, như mọi lần khi đêm xuống Dế Mèn lên dàn mồng tơi uống sương tẩm bổ thì gặp bác Xiến Tóc. Tại đây bác Xiến Tóc dạy cho Mèn một bài học giúp Mèn tỉnh lại sau những ngày tháng làm trò chơi, mua vui cho người khác. Xiến Tóc đã đưa răng lên cắn cụt hai sợi râu mượt óng trên đầu Mèn, đau điếng nhưng Mèn ta đành ngậm tăm, không dám hé răng.

Chính từ đây cuộc sống của Mèn bước sang trang mới, bước vào cuộc phiêu lưu thực hiện ước mơ, lí tưởng xây dựng thế giới đại đồng của mình. Từ đây Mèn đã thay đổi hẳn tâm tính, Mèn đã có năm hành động tốt, bộc lộ phẩm chất tốt đẹp trong con người Mèn.

Hành động đầu tiên mở đầu cho sự thay đổi của Mèn đó chính là bênh vực, giúp đỡ chị Nhà Trò yếu đuối khi chị bị bắt nạt. Khi biết hoàn cảnh của chị Nhà Trò, Dế Mèn dắt Nhà Trò đi đến chỗ bọn Nhện mai phục. Đầu tiên, Dế Mèn hỏi với thái độ dung hòa, không nôn nóng, không sợ hãi, Mèn hỏi tên đầu đàn đâu. Sau khi biết được vị chúa chùm nhà Nhện: “Nom cũng đanh đá, nặc nô lắm”. Lúc bấy giờ Mèn mới ra oai: “Tôi quay phắt lưng, phóng càng đạp mạnh vào đầu mụ Nhện cái đạp. Mụ hoảng hốt, co rúm lại, hãi ngay, rồi thế là mụ cứ

rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo, tỏ ý hối hận và sợ hãi một điều gì đó”.

Được thể, Mèn thét lớn: “Cớ sao dám kéo bè, kéo cánh ra bắt nạt em Nhà Trò yếu ớt thế kia? Chúng mày có của ăn của để, đứa nào cũng béo múp mông đít cả lượt như thế mà cứ cố tình đòi nó một tí tẹo nợ đã mấy đời rồi là không được. Ta

cấm từ giờ không được đòi nợ Nhà Trò nữa. Nó bé bỏng, làm chưa đủ nuôi thân, phải thương nó, xúy xóa công nợ cho nó. Ở đời, thương nhau là hơn. Thù hằn

độc ác làm gì...”.

Sau khi ra tay cứu giúp chị Nhà Trò bé bỏng, Dế Mèn quyết định về thăm quê hương, thăm mẹ, thăm anh em của mình. Chứng tỏ Mèn đã thay đổi rất nhiều, Mèn không còn là cậu bé tinh nghịch, ngông cuồng, hiếu thắng nữa mà cậu đã biết nghĩ, biết nhìn nhận cuộc đời. Mèn đã biết giúp người khác khi họ gặp khó khăn, biết quan tâm người khác, biết nghĩ cho người khác. Trước khi thực hiện chuyến phiêu lưu của mình, Mèn muốn về thăm mẹ, để mẹ Mèn có thể nhìn thấy con mình đã lớn khôn, để mẹ không phải lo lắng cho Mèn.

Đặc biệt biết anh Hai ốm yếu Mèn đã hái cỏ non và tươi đem vào biếu anh. Thực sự Mèn đã thay đổi. Mèn đã trưởng thành và chín chắn hơn nhiều sau bao sai lầm mà Mèn mắc phải.

Hành động thứ hai là hành động vô cùng ý nghĩa với Mèn. Đó là Mèn đã ra tay cứu Trũi thoát khỏi đám Bọ Muỗm. Thoát khỏi đám Bọ Muỗm, Mèn và Trũi đã hiểu về nhau hơn, cùng chung lí tưởng, mục đích sống nên Mèn và Trũi kết nghĩa anh em “thề rằng sinh tử có nhau”. Mèn và Trũi cùng nhau lên đường, cùng nhau đi khám phá những chân trời mới lạ, để thực hiện lí tưởng và hoài bão của mình, Mèn và Trũi đã trải qua biết bao khó khăn nhưng nhờ tình bạn thủy chung, lòng dũng cảm Mèn và Trũi đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách của cuộc sống. Nhất là khi lênh đênh trên sóng nước mười ngày, tưởng chừng như sắp chết đói, trong khi Trũi luôn lo lắng buồn chán thì Mèn lại luôn an ủi động viên Trũi bình tĩnh, Mèn tin sẽ vượt qua được. Khi gần như lả người đi vì đói, Trũi đã mời Mèn ăn càng của mình để sống. Thật cảm động trước việc làm cao cả của Trũi. Tình bạn của Trũi dành cho Mèn thật đáng trân trọng và nể phục. Trước tấm lòng của Trũi, Mèn rất cảm động và Mèn cũng tỏ ra là một người trưởng thành, chín chắn hơn rất nhiều. Khi nói với Trũi: “Thôi anh hiểu bụng chú rồi. Chú nghĩ rằng không nhẽ anh em ta lại chịu chết lênh đênh cả như thế này, mà phải cứu sống lấy một. Chú định để anh ăn thịt chú, chú chịu hi sinh cho anh sống. Ta khen chú điều thủy chung đó. Nhưng em ơi! Sinh tử là lẽ

thường mà mạng em cũng như mạng anh, đều quý giá cả. Huống chi, chẳng lẽ chúng ta chịu nằm chết đói trên mặt nước này? Dù thế nào cũng không bao giờ

nản chí”. Không những thế Mèn còn rất thông minh trong mọi tình huống.

Khi bị các loài vật ở vùng đầm lầy tấn công, Mèn thật thông minh khi nghĩ ra một cách thật hay đó là: “Tôi bảo Trũi trèo lên lưng. Tôi mím miệng, nghiến răng, gắng sức bình sinh cõng Trũi bay qua sông không cất cao mình lên

được, tôi chỉ đủ sức bay là là trên mặt nước”. Sau khi thoát khỏi vùng đầm lầy

nhơ bẩn, Trũi và Mèn lại lạc vào vùng cỏ may.

Và ở đây dẫn đến hành động thứ ba của Dế Mèn chính là chấp nhận lên sàn đấu với võ sỹ Bọ Ngựa để cứu Trũi. Kể từ lần ẩu đả sống chết với mấy mụ Bọ Muỗm nanh ác ngày xưa đến bây giờ Dế Trũi vẫn chưa quên. Dế Trũi căm nặng đến độ bây giờ chỉ một gã Bọ Muỗm xa lạ cũng khiến Trũi nổi máu đòn thù. Và thế là Trũi lên đài thi đấu ngay. Mặc dù đánh thắng được gã Bọ Muỗm nhưng Trũi đã thấm mệt, nếu đấu tiếp với Bọ Ngựa thì Trũi sẽ thua mất. Một phần vì muốn cứu Trũi một phần vì muốn dạy cho anh chàng Bọ Ngựa hách dịch kia một bài học nên “Tôi phắt lên đài, quát:

- Khoan khoan, đây trước đã. Nhớ hẹn chứ?”.

Mèn lên sàn thi đấu không phải muốn dành lấy chức vị mà chỉ muốn giúp đỡ Trũi và đặc biệt muốn dạy cho anh chàng Bọ Ngựa một bài học về sự ngông cuồng của mình mà thôi. Từ đây ta cũng thấy Mèn thực sự đã thay đổi, đã trưởng thành không còn là chàng Dế Mèn huênh hoang, hách dịch, đẩy lùi mọi thói tật xấu.

Hành động thứ tư của Mèn là cùng với Trũi đưa các loài đi tránh rét, đem lại sự bình yên cho muôn loài trong vùng. Đánh thắng võ sỹ Bọ Ngựa, Dế Mèn trở thành thủ lĩnh cho muôn loài ở vùng cỏ may này. Mặc dù chức vị không phải là ước muốn của Dế Mèn, nhưng được sự ủy thác của mọi người ở vùng cỏ may này. Dế Mèn là người có trách nhiệm biết quan tâm, lo lắng cho người khác. Khiến muôn loài kính phục. Để có chỗ trú rét, Mèn đã cùng các loài đánh nhau với Châu Chấu Voi. Đội của Dế Mèn đã chiến thắng, nhưng Trũi lại bị bắt làm tù binh. Nhưng thực ra về sau Dế Mèn mới biết là đã hiểu lầm lòng tốt của Châu

Chấu Voi. Trũi và Mèn kết nghĩa anh em sinh tử có nhau, nên khi biết Trũi bị Châu Chấu Voi bắt đi, Mèn quyết định lên đường đi tìm Trũi. Trên đường đi tìm Trũi, vô tình Mèn lại gặp bác Xiến Tóc năm nào, nhưng bây giờ bác Xiến Tóc không còn uy nghi, lực lưỡng như trước nữa, bác Xiến Tóc bây giờ chỉ suốt ngày rong chơi cùng Ve sầu và Bướm. Cũng chính vì gặp bác Xiến Tóc mà Mèn biết Trũi vẫn còn sống và biết Châu Chấu Voi là người tốt. Mèn đã hiểu lầm Châu Chấu Voi và Mèn lại quyết định lên đường đi tìm Trũi. Lần này thật không may cho Mèn khi chính Mèn lại trở thành tù binh. Mèn bị lão Chim Trả bắt về làm quản gia cho lão. Chính sự thông minh và khéo léo của mình, mà Trũi đã tìm thấy Mèn. Mèn được giải thoát nhờ Trũi và Châu Chấu Voi. Anh Em gặp

Một phần của tài liệu Nhân vật trong truyện dế mèn phiêu lưu kí của tô hoài (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)