1.1.3 .Đặc trưng truyện đồng thoại của Tô Hoài
2.2. Nhân vật giàu lý tưởng và khát vọng sống
Ý nghĩa đích thực của cuộc đời con người là phải sống có lý tưởng không nên an phận đến vô vị, sờn mòn. Nhân vật Dế Mèn được tác giả dày công miêu tả là hình tượng tiêu biểu cho lớp thanh niên trước cách mạng không vừa lòng với cuộc sống tầm thường, luôn khao khát đi tìm cái thiện, cái đẹp trong cuộc đời. Điều này cũng được chính tác giả trong thiên truyện bày tỏ: “Có những truyện anh (Dế Mèn) kể từ thời ấy, mà đến bây giờ, càng ngày tôi càng nhận ra thêm bao ý nghĩa sâu sắc. Bởi vì các câu chuyện với bầu bạn, với đồng bào với quê hương như tế nào của Dế Mèn vẫn là câu chuyện hàng ngày của chúng ta
hôm nay và cả ngày mai”.(Lời nói đầu Dế Mèn phiêu lưu kí, NXB Kim Đồng,
in lần 6, 1972).
Dế Mèn yêu lao động, thích vui chơi, biết mơ ước, rất ghét đứa làm ác. Cho nên khi gặp lý tưởng thì Dế Mèn giác ngộ và có lý tưởng. Đời hoạt độngcho lý tưởng phải trải qua những cảnh ngộ éo le, gian khổ. Dế Mèn và các bạn đã vượt qua và chiến thắng, vì vậy mới thành ra câu chuyện sóng gió này.
Trong truyện đồng thoại Dế Mèn phiêu lưu kí, thế giới chia ra làm hai nửa: nửa đầu là cuộc sống tù túng, quẩn quanh và đơn điệu (cuộc sống của cư dân bên đầm nước), nửa sau rộng mở, đổi thay và kì thú trong suốt cuộc hành
trình của Mèn và Trũi. Trong hoàn cảnh đó, những nhân tố chủ yếu tham gia vào việc thay đổi của hai quãng đời nhân vật trung tâm là cái chết của Choắt:
“Thấy Dế Choắt nằm thoi thóp thì hốt hoảng qùy xuống, nâng đầu Dế
Choắt, thực sự hối hận về hành động dại dột của mình! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Cái chết oan của Dế Choắt đã thức tỉnh lương tâm Dế Mèn. Để chuộc lại lỗi lầm, Dế Mèn đã chôn cất Dế Choắt chu đáo.Sau chuyện đó, Dế Mèn đau xót, ân hận lắm”.
Và việc Dế Mèn bị bác Xiến Tóc cắt cụt hai sợi râu trở thành những sự kiện quan trọng, đó là hai sợi dâu trên đầu vĩnh viễn bị cụt dưới nhát cắt của Xiến Tóc, Mèn còn phải lăn lộn trong nhiều hoàn cảnh gian nan, hiểm nghèo, mấy lần suýt chết, hai lần làm tù binh. Thêm vào đó là biết bao băn khoăn, dằn vặt của một con người vốn lương thiện, nhưng ở chỗ này, chỗ kia đã vô tình làm ác chỉ bởi thiếu lịch sự và từng trải. Từng bước, từng bước Mèn đã vươn lên trở thành con người giàu lí tưởng, ham hiểu biết, trở thành nhân vật tiêu biểu cho hệ thống nhân vật phiêu lưu trong hệ thống sáng tác của Tô Hoài.
Nhờ các nhân vật phụ thì nhân vật chính của thiên truyện có thể rút ra được những bài học đường đời đầu tiên để có đủ nghị lực, dũng khí từ bỏ cuộc sống quẩn quanh, an phận, nhàm chán và kiêu căng, nông nổi để thực hiện lý tưởng, hoài bão thiết lập một thế giới đại đồng, bốn bề là anh em. Lí tưởng của Dế Mèn là “muôn loàicùng nhau kết làm anh em”, cùng nhau chung sống hòa bình. Đó là một mơ ước tốt đẹp. Dế Mèn đã không quản muôn vàn khó khăn gian khổ, đi tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện mơ ước đó. Dế Mèn đã cùng với Dế Trũi và Xiến Tóc lên đường đến vùng kiến để nhờ họ hàng nhà kiến truyền đi muôn nơi lời kêu gọi hòa bình. Do có sự hiểu lầm mà cả làng cả họ nhà kiến kéo nhau đến đánh đoàn du lịch của Dế Mèn. Dế Mèn đã chủ động gặp gỡ Kiến Chúa để thông cảm với nhau, cùng nhau nhận ra sự nhầm lẫn tai hại!
“Tôi bèn trình bày đầu đuôi câu chuyện cho Kiến Chúa nghe, chúng tôi
việc lụt lội và việc của người ta, không nên tưởng chúng tôi xui mấy cô bé học trò làm ra mưa gió. Rồi tôi nói:
- Chị đây lịch lãm, hiểu biết rộng rãi, rất mong thông cảm chúng tôi lặn lội khó nhọc, không quản đi sông về núi, chỉ vì chúng tôi nghĩ đến những việc ích lợi ngoài tấm thân mình.”
Sau khi nghe Dế Mèn nói điều đạo lí Kiến Chúa đã thay đổi suy nghĩ và thái độ tức giận của mình ngay trước đó và Kiến Chúa đã khóc mà rằng:
“- Thưa anh, em đã lầm. Em chỉ nghe nói có kẻ cướp đến phá nhà. Mà
anh biết, chúg em không bao giờ để ai bắt nạt. Dù là thằng cướp hung dữ nhất có đi qua tổ kiến thì kiến vẫn đốt cho rất đau và đánh đuổi đi như thường. Thế ra không phải các anh đến phá tổ kiến. Chao ôi, việc làm của các anh to lớn khắp thế gian, quý báu thay! Sức chúng em giúp rập được bao nhiêu, xin chẳng
từ nan.”
Vậy là chúng ta đã biết Dế Mèn đã dõng dạc tuyên đọc kêu gọi hòa bình và đã được tất cả mọi loài vật reo hò, hưởng ứng. Muôn loài gần xa đều nhắn tin về hoan nghênh lời hịch hòa bình. Ước mơ và hành động đó của Dế Mèn có sức hấp dẫn và lôi cuốn tuổi trẻ giàu mơ ước và khát vọng.
Hơn thế nữa, chú Dế Mèn của Tô Hoài còn giải quyết cả những vấn đề to lớn, với cả lý tưởng sống trong xã hội loài người. Những cuộc đấu của Dế Mèn với các đối thủ hay các loài vật khác là phiên bản về cuộc xung đột về kinh tế chính trị trong xã hội loài người. Cuộc chiến ác liệt giữa đàn bọ Muỗi do hai anh em Mèn, Trũi dẫn đầu chống đàn Châu Chấu Voi nhằm tranh giành nơi trú ngự mùa đông trong hàng lá cây gợi ra suy nghĩ về nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh. Tô Hoài viết truyện này năm 1941, khi khói lửa chiến tranh thế giới thứ hai đang bao trùm khắp năm châu, bốn biển: Nước pháp đã đầu hàng Đức ở Châu Âu, quân Nhật kéo vào Đông Dương, Đức phát xít tấn công Liên Xô và Nhật quân phiệt khai chiến với Mĩ… Bối cảnh ấy đã khơi gợi cho Tô Hoài những ý tưởng về chiến tranh và hòa bình để thực hiện chúng một cách tinh tế trong câu chuyện của mình. Lòng căm ghét chiến tranh dâng tràn trong xã hội đã biến thành cuộc hòa giải giữa anh em Mèn Trũi và đàn Châu Chấu Voi hùng
mạnh, để cả đoàn kéo đi tuyên truyền cho lý tưởng bảo vệ hòa bình. Như vậy, giá trị của tác phẩm còn vượt qua tác dụng giáo dục trẻ thơ mà đạt đến một triết lý nhân sinh toàn xã hội.