KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu Khôi phục giữ gìn sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng hùng vương tại một số cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 61 - 66)

Việt Nam đang trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Giữa bối cảnh giao lưu và giao thoa đa dạng với các nền văn hóa trên thế giới hiện nay làm cho văn hóa Việt trở nên vô cùng phong phú, sôi động và đa dạng. Tuy nhiên sự giao thoa này cũng có gây mẫu thuẫn giữa văn hóa truyền thống lâu đời với nền văn hóa thị trường, văn hóa công nghiệp. Biết rằng những yếu tố văn hóa công nghiệp hay văn hóa trên thế giới đã và đang du nhập vào nước ta làm phong phú thêm nền văn hóa nước nhà nhưng tuy nhiên cũng gây ra không ít những vấn đề những tư tưởng sai lệch trong xã hội như: lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, học đòi văn hóa phương tây…Nếu như không có văn hóa truyền thống làm căn bản làm gốc, làm cốt lõi định hướng phát triển cho văn hóa nước nhà thì văn hóa Việt sẽ không còn là một nền văn hóa đặc sắc độc đáo như hiện tại. Mà văn hóa Việt truyền thống chính là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ các vị anh hùng dân tộc, thờ cúng vua Tổ - Hùng Vương. Những văn hóa truyền thống ấy luôn dăn dạy con người ta “uống nước nhớ nguồn”, “có cha trước mới có con sau” “có gốc rồi mới có ngon” dạy con người sống phải có hiếu, có đạo đức, sống phải biết đoàn kết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Bởi vì chúng ta là chung một đồng bào, chung nguồn cội.

Không những thế, lịch sử Việt Nam còn chứng minh được rằng, dù trong bất cứ khi nào lúc đất nước thái bình cũng như khi “ngàn cân treo sợ tóc”, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và phát triển lên là tín ngưỡng thờ cũng Hùng Vương luôn tồn tại như một ngọn lửa, một ngọn sáng xuyên suốt cả kể thời gian lẫn không gian đến từng người dân, từng gia đình người Việt ở bất cứ nơi đâu dù trong hay ngoài nước. Tín ngưỡng này như một động lực tinh thần to lớn cổ vũ niềm tin và hiệu triệu sức mạnh cho toàn dân tộc vượt qua khó khăn thử thách tiến lên phía trước, ổn định phát triển đất nước, giữ vững bờ cõi, tiến hành giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Như cố giáo sư Trần Quốc Vượng đã khẳng định: “Hằng số văn hóa Việt Nam là sự thờ cúng tổ tiên”. Tổ tiên ở đây là tổ tiên của một nhà, một họ, một vùng miền đến rộng lớn hơn nữa là tổ tiên của một nước: các vua Hùng. Người Việt Nam thường rất coi trọng việc cúng lễ, xây cất mồ mả cho người đã mất. Chính vì vây, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương – lễ hội Đền Hùng cũng được coi là giỗ tổ Hùng Vương của cả nước.

vậy khu di tích lịch sử Đền Hùng mà còn được tổ chức ở rất nhiều các cơ sở tín ngưỡng thờ Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng như trong cả nước. Bởi vì với quan niệm dân gian “trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ất thờ”. Chính vì vậy tín ngường thờ cúng Hùng vương được thờ tự rộng khắp trên khắp mọi miền của dải đất hình chữ S. Nhưng tại tỉnh Phú Thọ - nơi phát tích của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vẫn là trọng tâm nhất.

Các di tích, cơ sở thờ tự tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến hiện nay vẫn con lưu giữ, bảo tồn và phát triển. Tuy nhiên là những di tích lâu đời trải qua thời gian, với những thăm trầm của lịch sử gắn với sự xuống cấp và sự thay đổi của các di tích là không thể tránh được. Những chính sách, quy định biện pháp bảo tồn mà Đảng, Nhà nước, ban quản lí các di tích và người dân đặt ra cho đến hiện nay tuy đã có tác dụng rất nhiều trong việc bảo tồn tuy nhiên vẫn còn những bất cập nảy sinh mà chưa được giải quyết hết. Vì vậy đây vẫn là những vấn đề còn nan giải cần tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những biện pháp phù hợp giải quyết các vấn đề trước mắt và có các biện pháp phát triển lâu dài.

Di sản tín ngưỡng Hùng Vương tại tỉnh Phú Thọ nói riêng và Việt Nam nói chúng là báu vật, viên ngọc quốc bảo và là minh chứng chủ quyền, độc lập, là văn hóa, văn hiến, hồn cốt của dân tộc Việt Nam. Di sản này không chỉ là báu vật để chiêm ngưỡng, thưởng thức mà còn là một nguồn “ tài nguyên” tiềm năng để khai thác cho lợi ích công đồng, cho nền kinh tế và sự phát triển văn hóa giáo dục của đất nước trong hiện tại và tương lai. Đó là những giá trị đích thực được xứng đáng và tôn vinh. Hy vọng rằng với những chính sách biện pháp thiết thực sẽ giúp di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại - tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trở về với những giá trị nguyên bản của nó và phát huy cao những giá trị, những tác dụng mà nó có được. Là điểm tựa, là cái gốc để giúp nền văn hóa Việt Nam phát triển và đi đúng hướng. Trở thành một viên sao sáng vĩnh cửu giữa bầu trời văn hóa Việt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1996), từ điển Hán Việt. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. Trang 283.

2. Toan Ánh: Phong tục Việt Nam (thờ cúng tổ tiên). Nxb KHXH, H., 1991, tr 5. Và Phan Kế Bính: Việt Nam phong tục. Nxb TP HCM, 1992.

3. Toan Ánh: Phong tục Việt Nam (thờ cúng tổ tiên). Nxb KHXH, H., 1991, tr. 5.

4. Vũ Kim Biên, (2010), Truyền thuyết Hùng Vương – Thần thoại vùng đất Tổ,

Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Phú thọ, Phú Thọ

5. Nguyễn Đăng Duy, (2001), Văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội. 6. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2005), Văn kiện Đại hội Đảng bộ lần thứ XII, Phú Thọ.

7. Nguyễn Kiến Giang, (1996), Thờ cúng tổ tiên trong đời sống tâm linh người Việt, Tạp chí xưa và nay

8. Đoàn Hải Hưng – Trần Văn Thục – Nguyễn Phi Nga (2010), Những làng văn

hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc ở tỉnh Phú Thọ. Nxb Từ điển bách khoa.

9. Phan Khanh (1972), Lễ hội Đền Hùng và tục thờ tổ tiên, tạp chí nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.

10. Phan Huy Lê (1998), Tìm về cội nguồn, Nxb Thế giới.

11. Nguyễn Đức Lữ, (2000), Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, Nxb học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

12. Ngô Quang Nam - Xuân Thiêm (1986), Địa chí Vĩnh Phú - Văn hoá dân gian vùng đất Tổ, Sở Văn hoá thông tin thể thao Vĩnh Phú.

13. Nhiều tác giả (2005), Lễ hội truyền thống vùng đất Tổ, Sở VHTT-TT Phú Thọ.

14. “Giỗ tổ Hùng Vương - ngày quốc lễ trong tâm thức người Việt”. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2013.

15. Những di tích thờ Hùng Vương ở Việt Nam (2005), Nxb Bộ văn hóa hông tin Hà Nội, Hà Nội.

16. Phan Ngọc (2001), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb văn học, Hà Nội.

17. Nguyễn Đình Quang. Trần Thị Thúy Lan, Giáo Trình Tổng Quan Du Lịch, Nxb Hà Nội

18. Hà Văn Tăng- Trương Thìn (chủ biên): Tín ngưỡng và mê tín, Nxb. Thanh niên 1999, tr. 149-150.

trang 1209.

20. Trần Ngọc Thêm (1994), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.

21. Ngô Đức Thịnh (1994), Mấy nhận thức về lễ hội cổ truyền, TC Văn hóa nghệ thuật, số 11.

22. Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

23. Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền, Nxb Văn hoá thông tin.

24. Trần Ngọc Thêm (1994), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.

25. Lưu Minh Toàn, (2010), Báo cáo tổng hợp nghiên cứu tín ngưỡng Hùng Vương tại các di tích tiêu biểu trong cả nước, khu di tích lịch sử Đền Hùng. 26. Chu Quang Trứ (1996), Tìm về Di sản văn hoá dân gian trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Thuận Hoá.

27. Đặng Nghiên Vạn: Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, Nxb KHXH, H.,1996, tr.29.

28. Trần Quốc Vượng (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb giáo dục, Hà Nội. 29. Trần Quốc Vượng (2011), Căn bản triết lý đền Hùng và giỗ tổ Vua Hùng, Nxb giáo dục, Hà Nội

30. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2006), Quy hoạch phát triển văn hóa tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, Phú Thọ.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ... 1

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ... 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ... 2

2.1. Các nghiên cứu về tín ngưỡng ... 2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ... 4

3.1. Mục tiêu nghiên cứu ... 4

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ... 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 4

5. Phương pháp nghiên cứu ... 4

5.1. Phương pháp thống kê, sưu tầm, điều tra ... 4

5.2. Phương pháp điền dã thực địa ... 5

5.3. Phương pháp phân tích so sánh ... 5

5.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành ... 5

6. Giới Thiệu cấu trúc của đề tài ... 5

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG. ... 6

1.1. Tín ngưỡng ... 6

1.2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ... 8

1.2.1. Khái niệm về thờ cúng tổ tiên ... 8

1.2.2. Nguồn gốc thờ cúng tổ tiên. ... 9

1.2.3. Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ... 12

1.2.4. Thờ cúng anh hùng có công với nước ... 14

1.3. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ... 15

1.3.1. Bối cảnh ra đời tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ... 15

1.3.2. Giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ... 16

CHƯƠNG 2 ... 22

HIỆN TRẠNG KHÔI PHỤC GIỮ GÌN SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG ... 22

THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ TÍN NGƯỠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ ... 22

2.1. Khái quát về vùng văn hóa đất tổ Phú Thọ. ... 22

2.1.1. Vị trí địa lí ... 22

2.1.3. Phú Thọ - Vùng văn hóa đất cổ ... 23

2.2. Khái quát các cơ sở tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ... 24

2.3. Hiện trạng về sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cấp quốc gia ... 25

Trong bảng tổng hợp số liệu trên ta thấy được trong tỉnh Phú Thọ có 35 cơ sở tín ngưỡng được xếp ở hạng quốc gia trong đó để thấy rõ được hiện trạng tác giả đi sâu hơn tìm hiểu về 2 cơ sở tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tiêu biểu nhất đó là Đền Hùng (thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ) và đền Mẫu Âu Cơ (xã Hiền Lương - huyện Hạ hòa - tỉnh Phú Thọ). ... 25

2.3.1. Khái quát về khu di tích lịch sử Đền Hùng ... 25

2.3.2. Khái quát về đền Mẫu Âu Cơ ... 35

2.4. Tại cơ sở tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cấp địa phương. ... 40

2.4.1. Đình Triệu Phú - Thị trấn Hùng Sơn - Huyện Lâm Thao - Tỉnh Phú Thọ .. 40

CHƯƠNG III ... 47

GIẢI PHÁP KHÔI PHỤC GIỮ GÌN PHÁT TRIỂN SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ ... 47

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp. ... 47

3.2. Đề xuất giải pháp ... 49

3.2.1. Giải pháp về cơ chế quản lí tại các cơ sở tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ... 49

3.2.2. Khuyến khích cộng đồng tham gia bảo vệ di tích. ... 51

Để bảo tồn và phá huy tín ngưỡng Hùng Vương, việc cần thiết là làm cộng đồng nhận thức được đầy đủ giá trị của tín ngưỡng đối với sự phát triển văn hóa, xã hội của đất nước. ... 51

3.2.3 Thu hút nguồn kinh phí đầu tư ... 52

3.2.4. Một số biện pháp quảng bá về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. ... 52

3.2.5. Một số biện pháp khác ... 55

C. KẾT LUẬN CHUNG ... 59

Một phần của tài liệu Khôi phục giữ gìn sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng hùng vương tại một số cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)