Khuyến khích cộng đồng tham gia bảo vệ di tích

Một phần của tài liệu Khôi phục giữ gìn sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng hùng vương tại một số cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 53 - 54)

6. Giới Thiệu cấu trúc của đề tài

3.2. Đề xuất giải pháp

3.2.2. Khuyến khích cộng đồng tham gia bảo vệ di tích

Để bảo tồn và phá huy tín ngưỡng Hùng Vương, việc cần thiết là làm cộng đồng nhận thức được đầy đủ giá trị của tín ngưỡng đối với sự phát triển văn hóa, xã hội của đất nước.

Trong tâm thức của người Việt luôn luôn có dòng chảy của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, vì vậy sự tồn tại của tín ngưỡng thờ Tổ hể hiện sức sống mãnh liệt trong lòng dân tộc.

Với người Việt trong xã hội đương đại thì “tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trở thành một sợi chỉ đỏ để liên kết cội nguồn, liên kết mọi người hướng về nguồn cội”. Đó chính là sức mạnh, cơ sở để tạo ra truyền thống đại đoàn kết của dân tộc. Đây là điều kiện thuận lợi làm cho tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vẫn còn tồn tại, phát triển.

Trên cơ sở đó, hành lập ban quản lý có sự tham gia của người dân địa phương, các doạnh nghiệp du lịch, các cơ quan quản lí nhà nước và các tổ chức phi chính phủ để đảm bảo công tác thực thi bảo tồn di tích diễn ra tốt đẹp.

Tôn trọng nhu cầu và nguyện vọng của cộng đồng địa phương thông qua việc lấy ý kiến người dân về các vấn đề sử dụng, bảo vệ các khu di tích, di sản văn hóa. Ủng hộ các quan điểm của họ và ngợi khen những đóng góp tích cực, có ý nghĩa đối với sự phát triển của tín ngưỡng. “Bởi lẽ, cộng đồng là những người năm giữ và thực hành di sản, giữ vai trò vừa là chủ thể sáng tạo vừa là người hưởng thụ các sinh hoạt văn hóa đó”.

Biện pháp quan trọng để khuyến khích thu hút được sự tham gia của cồng đồng địa phương trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của tín ngường Hùng Vương phải kể đến đó là thông qua việc đào tạo sử dụng nguồn nhân lực của địa phương vào các hoạt động quản lý, bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa tín ngưỡng hờ cúng Hùng Vương. Thông qua việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương sẽ làm cho người dân địa phương thấy được tầm quan trọng của các di tích cũng như thấy được lợi ích kinh tế mà các di tích mạng lại. Từ đó, họ trân trọng và thấy có trách nhiệm hơn với những giá trị của người xưa để lại. Như

vậy, việc làm nay giáo dục được ý thức của cộng đồng tròng việc bạo vệ, tôn tạo di tích văn hóa.

Do vậy, chính quyền địa phương phải đào tạo và trang bị cho cộng đồng dân cư những kiến thức để tự quản lý di tích một cách hợp lý, nâng cao nhận thức cho cộng đồng và khuyến khích họ quản lý di sản cho thật tốt. Việc tham dự của các thành viên trong cộng đồng hay các tổ chức liên quan đến cộng đồng là nhân tố cơ bản trong việc bảo vệ di sản, và sẽ tạo ra những giá trị lịch sử bền vững cho di tích thờ cúng Hùng Vương.

Một phần của tài liệu Khôi phục giữ gìn sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng hùng vương tại một số cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)