Tại cơ sở tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cấp địa phương

Một phần của tài liệu Khôi phục giữ gìn sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng hùng vương tại một số cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 42)

6. Giới Thiệu cấu trúc của đề tài

2.4. Tại cơ sở tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cấp địa phương

Theo số liệu thống kê của Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ với 313 di tích trong đó có 35 di tích đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Còn lại là 278 di tích được xếp hạng ở cấp địa phương (cấp Tỉnh, Huyện, Xã) hay chưa được xếp hạng chỉ còn lại phế tích (những di tích đã bị bỏ hoang, đổ nát, hư hỏng do không được bảo quản chăm sóc.

Để thấy rõ được hiện trạng tại cơ sở thờ tự tác giả không chỉ tìm hiểu hiện trạng tại cơ sở tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cấp quốc gia mà con đi sâu vào cả các cơ sở thờ tự tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở cấp địa phương để thấy được sự khác nhau giữa các cơ sở và hiện trạng còn tồn tại tại cơ sở tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cấp địa phương. Từ đó đưa ra các giải pháp để bảo tồn, phát triển các cơ sở ở cấp địa phương một cách tốt hơn, hiệu quả hơn.

Đối với các cơ sở tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cấp địa phương tác giả đã chọn ra cơ sở tín ngưỡng thờ cúng đó là:

Đình Triệu Phú - Thị trấn Hùng Sơn - Huyện Lâm Thao - Tỉnh Phú Thọ

2.4.1. Đình Triệu Phú - Thị trấn Hùng Sơn - Huyện Lâm Thao - Tỉnh Phú Thọ

2.4.1.1. Tổng quan khu di tích.

Đình làng Triệu Phú (còn có tên là đình Trẹo) thuộc thông Triệu Phú – Thị trấn Hùng Sơn - Huyện Lâm Thao - Tỉnh Phú Thọ là ngôi đình thờ thần núi và 18 đời Hùng Vương.

2008, khu di tích lịch sử Đền Hùng tu bổ, tôn tạo đền Thượng đã chuyển giao lại toàn bộ những cố kiện kiến trức còn dùng đượ của ngôi đền Thượng cũ trên núi Hùng cho nhân dân thị trấn Hùng Sơn về tu bổ lại đình Trẹo xưa.

Đình Trẹo trước năm 2008 có kết cấu kiến trúc kiểu chữ “Nhị” gồm 2 tòa đại bái và hậu cung, nền đình cao hơn so với sân đình khoảng 40cm. Đại Bái gòm 5 gian nền lát gạch hoa, mái lợp ngói Sông Cầu, kiến trúc đơn giản, chắp vá, xây gạch chỉ ở hai đầu đốc, phần còn lại để chống. Hậu cung là 1 tòa 3 gian, nhà gỗ (gỗ xoan, bạch đàn) giữa đại bái và hậu cung có sân trời, hai trụ đầu giữa đại bái và hậu cung có 2 con nghê chàu vào. Trong đình bài trí 3 cỗ long ngai, bài vị ghi giống như bài vị ở Đền Trung (ngồi đền năm trong quần thể khu di tích lịch sử Đền Hùng):

- Đột ngột cao sơn cổ Việt Hùng thị thập bát thế truyền thánh vương thánh vị.

- Viễn sơn thánh vương thánh vi. - Ất sơn thánh vương thánh vị.

Có long ngai thứ 4 không có bài vị. Trong văn cúng thờ hai nàng công chúa Tiên dung và Ngọc Hoa (con gái vua Hùng thứ 18).

Đình Trẹo nay là sự kế thừa những cố kiện kiện trức còn sử dụng được của ngôi đền Thượng trên núi Hùng cùng với sự đóng góp của nhân dân thị trấn Hùng Sơn đã xây dựng lại dình Trẹo đình làng Trẹo ở vị trí của ngôi đình cũ. Kiểu dáng truyền thống của ngôi đình trước đây đã bị phá bỏ hoàn toàn. Thay vào đấy là kiểu dáng lặp lại của ngôi đền Thượng trên núi Hùng. Đình mới được xây dựng được đổi tên là đình làng Triệu Phú, có tên chữ là “Hùng Vương cơ Miếu”.

Các đền chùa trên núi Hùng hiện nay Nhà nước quản lý. Tuy nhiên do tôn trọng phong tục tập quán tín ngưỡng của địa phương nên hàng năm chính quyền vẫn cử các cụ từ các làng trong nom việc nhang, hương khói tại các đền trên núi Hùng theo sự phân cấp trước đây. Làng Triệu Phú (làng Trẹo) hiện này có 2 đền thờ vua Hùng: một là đền Trung trên núi Hùng; một là đến thờ Hùng Vương tại làng.

Đình Trẹo mới có lối kiến trúc kiểu chữ “Vương” (mô phỏng kiến trức đền Thượng), dựng kèo cầu, không có chạm trổ. Phí trước đình là bức nghin môn lớn và nhà chuông trống, tiền tế (cấp 1) đại bái (cấp 2) và hậu cung (cấp 3)

vòm lớn, hai bên có hai cửa phụ, có bốn cột trụ lớn trên đắp theo kiểu soi lồng đền, bốn mặt đắp tứ linh. Đỉnh cột đắp bốn con nghê chầu. Giữa có trang trí lưỡng long chầu nhật có dán các mảnh gốm để trang trí. Chính giữa phía trên cổng có bức đại tự khắc chữ: “Hùng Vương cơ miếu” (nghĩa: miếu cổ thờ Hùng Vương). Trên hai cửa phụ có hai cuốn thư cửa bên trái đề “nguyệt minh”, của bên phải đề “nhật ánh”.

Nhà chuông trống là nơi treo trống và chuống để đánh khi tế lễ. Nền nhà lát gạch Bát Tràng. Nhà có một cửa chính giữa và hai cửa ngách kiểu vòm được xây tường hoa quá mái.

Nhà đại bái có nền cao hơn nhà chuông trống. Kết cấu vì kèo đơn giản, đốc xây liền đốc nhà chuông trống. Trong đại bái có một số câu đối.

Nhà tiền tế có kết cấu kiểu quá giang kèo cầu, đặt một hương án gỗ trang trí tứ quý và tích “anh hùng tương ngộ”. Hai bên có đặt bộ bát bửu và bộ lễ (một bộ văn và một bộ võ (20 chiếc)), phía trên hương án có một cửa võng đục tứ linh, tứ quý.

Hậu cung: được xây liền với nhà tiền tế, kiểu quá giang quá kèo cầu nhưng bộ phần kèo ở mái trước có hai phần song song, tầng kèo trên gối lên hàng cột của nhà tiền tế. Cách thờ tự như trước đây.

Trên tường hậu cung vẽ hình rồng chầu mạn nguyệt, vân mây, hoa lá cách điệu bằng sơn màu rực rỡ tinh sảo và mang tính nghệ thuật cao. Cửa hậu cung trạm kiểu bức bàn, đục bong trạm nổi hình hổ phù và tứ linh. Hai bên đầu đốc ngoài đắp mặt hổ phù. Mái lợp ngói mũi có mỏ neo ở đầu mũi.

Trong đình Triệu Phú còn có các di vật mới được đầu tư đóng mới như một cỗ kiệu bát cống loại trung khá đẹp, 4 cỗ long ngai và 3 bài vị thờ giống như các bài vị ở đền Trung.

Trong đình mới được bổ sung nhiều đồ thờ tự mới như: ống hương, ống hoa, đài đẩu, cây đèn, mâm đồng bằng chất liệu gỗ. Những đồ thờ tự này cũng được chuyển từ đền Thượng trên núi Hùng vào nên khá đồng bộ.

2.4.1.2. Lễ hội đình Triệu Phú.

Lệ xưa, hằng năm cứ đến ngày 25 tháng chạp là dân làng Trẹo tổ chức lên đền Trung làm lễ mở của đền và đón rước vua hùng về làng ăn tết, từ mùng 9 – 11 tháng 3 mở cửa đền làm lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, làm lễ tế tại đình.

Làng Trẹo hằng năm xuân thu nhị kỳ có hai lần tiệc chính vào các ngày 8 tháng giêng và ngày 2 tháng 8 âm lịch. Đặc biệt là ngày mùng 8 tháng giêng

có trò “bách nghệ khôi hài”, cùng diễn chung với trò diễn “Rước chúa gái” của thôn Triệu Phú và thôn vi Cương vốn cùng một làng, có một đình (có tên gọi là đình cả hay đình Chung – tức đình làng trước và chung nhau) để thờ cúng thành hoàng làng. Về sau do sự chia tách hành chính làm 2, thuộc 2 xã khác nhau mới có việc từng làng làm đình riêng tại làng và đền thờ riêng trên núi Hùng. Trò diễn được tóm tắt như sau: “Rước chúa gái” là một trò diễn được diễn thuật với lòng sủng mộ chất phác nhất của người dân đất tổ về thần Tản Viên, con rể vua Hùng thứ 18. Trò diễn này còn được gọi là “Rước chúa trai – chúa hái”. Chúa trai là một người đàn ông đứng tuổi được cử vào chân bồi bái. Chúa gái là nhân vật chính, quan trọng của lễ hội và các trò diễn.

Chúa gái được rước trên kiệu, từ đình cả qua đồng Mạ Thôn Triệu Phú vòng ra cây Hương. Chúa trai đi bộ đằng sau kiệu, đến Cây Hương có diễn trò “Bách nghệ khôi hài”. Nghỉ ở đó một lát, kiệu chúa gái lại được rước tiếp đến Cầu Gáp thì chúa gái xuống mảng. Sau đó ông thân sinh ra chúa gái liền đi tới cõng ngay chúa gái về nhà. Cuộc rước này tượng trưng cho việc đưa Ngọc Hoa về núi Tản Viên theo đường sông Hồng, vì khi Tản Viên đưa công chúa Ngọc Hoa tới ngã ba đường (nay thuộc thôn Triệu Phú), vì thường nhớ ba mẹ nên nàng không chịu đi tiếp, dân làng phải bày ra trò “Bách nghệ khôi hài” để làm nàng vui lòng, quên đi nỗi nhớ thương cha mẹ mà vui vẻ lên kiệu đi tiếp về nhà chồng.

Những giá trị văn hóa phi vật thể với lễ nghi phong tục, lễ hội, trò diễn ở đây còn bảo lưu rất đặc sắc góp phần làm nên sự phồn thịnh và hùng hậu của tín ngưỡng Hùng Vương – lễ hội Đền Hùng ở khu vực Đền Hùng.

2.4.1.3. Một số hiện trạng còn tồn tại. Đình Triệu Phú – Thị trấn Hùng Sơn – Huyện Lâm Thao – Tỉnh Phú Thọ.

Là một cơ sở tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với rất nhiều giá trị đặc sắc. ĐìnhTriệu Phú – Thị trấn Hùng Sơn – Huyện Lâm Thao – Tỉnh Phú Thọ trong những năm gần đây đã được đã được Đảng và nhà nước quan tâm, sửa chữa, tu bổ tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề như:

Hiện trạng về vấn đề công tác quản lí:

Đình Triệu Phú (hay còn gọi là đình Trẹo) trong vài năm trở lại đây đã có những biện pháp bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vượt bậc ví dụ như tổ chức lễ hội lan tỏa ra không chỉ người dân trong làng mà cả người dân ngoài làng đều đến tham dự, hay như nghi lễ tổ chức trang trọng đúng

với tính chất của một tín ngưỡng thờ cúng … Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế chưa tốt như:

Lễ hội Đình Triệu Phú diễn ra với số lượng khách quá đông như vậy mà công tác ổn định tổ chức còn nhiều thiếu sót. Không gian trong đình khá chật chính vì vậy dẫn đến tình trạng chen lấn xô đẩy mất trật tự và cũng mất an toàn đối với một số người cao tuổi.

Khi lễ hội qua đi đối với những ngày thường đình lại đóng cửa không có người trông nom. Một số khách nơi xa đến tham quan tìm hiểu và vào chiêm bái mất nhiều thời gian để liên lạc với ban quan lí ngôi đình.

Một cơ sở tín ngưỡng tại địa phương nên vấn đề về môi trường vẫn còn nhiều hạn chế. Là một ngôi đình lâu năm nên có nhiều cây xanh tạo cảnh quan cho môi trường. Điểm mạnh này cũng dẫn đến một nhược điểm đó là nhiều lá cây rơi rụng xuống trở thành rác lại không có người vệ sinh quét dọn. Khi mưa xuống gây mất vệ sinh môi trường.

Bên cạnh đó khu vực công viên, vườn ở trong Đình cũng chưa được cải tạo. Vẫn là một khu đất trống các cây cỏ mọc tự do chồng chéo lên nhau. chưa có các thùng rác vệ sinh đình chính vì thế khu vực đất trống này là một địa điểm lí tưởng đựng rác gây mất mĩ quan đình Triệu Phú

Hiện trạng về đội ngũ, ban quản lí đền Triệu Phú - Thị trấn Hùng sơn - Huyện Lâm Trao - Tỉnh Phú Thọ.

Để làm tốt được công việc quản lí đình Triệu Phú bắt buộc phải có một đội ngũ quản lí làm việc trong đình có chất lượng tốt, có trách nhiệm cao. Tuy nhiên khi Đình còn có vấn đề, những hiện trạng chưa tốt xảy ra thì khi đó chứng tỏ đội ngũ, ban quản lí vẫn có những vấn đề còn hạn chế. Đối với đình Triệu Phú đội ngũ ban, quản lí đền còn một số hạn chế như:

Việc quản lí đình làng chủ yếu là các cụ cao niên trong làng chính vì vậy việc phân bố người trông coi đình chỉ là một người và không có người thay thế. Từ đó đến việc đình thường xuyên đóng cửa việc lau dọn vệ sinh trong đình cũng không được thường xuyên.

Chưa phân công được đội ngũ dọn vệ sinh cho khu vực đình. Dẫn đến tình trạng có ngày có việc thì dọn không thì thôi, lá khô từ cây rụng xuống thành rác kín sân đình làm cho không gian đình vắng vẻ như một ngôi đình hoang không được chăm sóc.

việc ở đình trong hội vẫn chưa linh động, chưa có sự gắn kết, đoàn kết giữa các bộ phận. Bên cạnh đó với số lượng người tham gia lễ hội đông bộ phận quản lí trật tự chưa làm tốt vai trò của mình, dẫn đến tình trạng lộn xộn mất trật tự an toàn.

Vấn đề quảng bá hình ảnh Đình Triệu Phú:

Là một cơ sở tín ngưỡng ở cấp địa phương tuy nhiên với những giá trị mà đình Triệu Phú có được vẫn nên quan tâm tới vấn để quảng bá để thu hút. Những chính sách quảng bá ở đình Triệu Phú hầu như là chưa có chính vì thế mà vẫn còn nhiều hạn chế để mọi người biết về đình như:

Không có tấm bia, bảng tên, lịch sử tên đình cũng như các thông tin giới thiệu về đình. Điều này gây trở ngại nhiều cho khách tham quan. Khách đến tham quan đôi khi chỉ biết đến tên đình ngoài ra không biết thêm gì về lịch sử ngôi đình như đình có từ bao giờ, đã được tu bổ sửa chữ gì chưa, đình thờ ai, kiến trúc đình như thế nào, ... câu hỏi này dành cho một số người dân trong làng cũng không rõ.

Lễ hội trong năm tại đình diễn ra đây là thời gian mà du khách đến với đình nhiều nhất. Và cũng là thời điểm mà quảng bá, giới thiệu cho mọi người về Đình, về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương sẽ có chất lượng nhất nhưng vẫn chưa có một quầy thông tin hay tờ giấy thông tin nào về đình được phát ra đặc biệt là đối với du khách thập phương về tới đình. Với bất cập như thế khách ở nơi khác đến cũng chỉ cảm thấy lễ hội ở nơi đây giống như nhiều nơi khác và không để lại ấn ượng gì đặc biệt trong lòng du khách.

Ngoài ra hệ thống tư liệu về Đình Triệu Phú còn ít chủ yếu là qua lời nói của các cụ trong làng, một số tư liệu qua giấy tờ vẫn còn hạn chế. Điều này dễ

dẫn đến tình trạng “tam sao thất bản” và thiếu căn cứ, thiếu thuyết phục và loạn

Tiểu kết chương 2

Phú Thọ là nơi phát tích và tập trung dày đặc di tích thờ tự Hùng Vương và các tướng lĩnh thời đại các Vua Hùng. Đây cũng là nơi bảo lưu rất nhiều những tín ngưỡng đặc sắc, trong đó tiêu biểu nhất là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - tín ngưỡng thờ Tổ chung của cả dân tộc.

Trải qua thời gia, bao biến cố thăng trầm của lịch sử nhưng đến nay tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vẫn có một vị trí và vai trò quan trọng trong nhận thức của dân tộc Việt Nam. Điều đó được thể hiện qua hệ thống các di tích thờ tự Hùng Vương và các tướng lĩnh thời Hùng Vương trên mảnh đất Phú Thọ thiêng liêng.

Các di tích thờ tự tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đều đã mang trong mình một bề dày lịch sử lâu dài. Là chỗ dựa tinh thần vững chắc của cộng đồng người Việt. Theo năm tháng với sự bào mòn của thời gian, hệ thống các di tích thờ tự Hùng Vương cần phải được trùng tu và tôn tạo. Tuy nhiên vấn đề về tùng tu và tôn tạo một cách hợp lý vẫn còn là một vấn đề nan giải. Vì vậy một số cơ sở thờ tự vẫn còn một số hiện trạng cần được giải quyết và khắc phục kịp thời.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP KHÔI PHỤC GIỮ GÌN PHÁT TRIỂN SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƯƠNG

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp.

Việt Trì, Phú Thọ là mảnh đất tiềm năng trong phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch nhân văn do có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông và quan trọng nhất là một hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú và

Một phần của tài liệu Khôi phục giữ gìn sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng hùng vương tại một số cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)