Xây dựng mô hình

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại xã hùng lô, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 67)

Chƣơng 1 .CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

3.3.Xây dựng mô hình

Hình 3.1. Mô hình DLCĐ (trường hợp Hùng Lô)

Dựa vào khảo sát tác giả xin đƣa ra đề xuất mô hình với chủ thể chính là cộng đồng dân cƣ, các bên tham gia và hỗ trợ bao gồm 7 yếu tố là: chính quyền địa phƣơng, cộng đồng mở rộng, khai thác tài nguyên, cơ sở đào tạo, công ty lữu hành, khách du lịch và công ty cung ứng.

Các đối tƣợng tham gia vào phát triển DLCĐ sẽ có các nhiệm vụ, vai trò và lợi ích nhƣ sau:

Đối với cộng đồng dân cư

Đây là nguồn nhân lực cũng nhƣ yếu tố chính trong việc xây dựng phát triển mô hình. Họ là ngƣời tham gia trực tiếp vào quá trình cung ứng dịch vụ cho khách du lịch nhƣ dịch vụ ăn uống, lƣu trú, vui chơi giải trí,… từ đó nhận lấy nguồn thu từ khách du lịch.

Điều quan trọng và bắt buộc của ngƣời dân địa phƣơng là phải giữ gìn tuyệt đối các giá trị văn hóa vốn có của địa phƣơng, không đƣợc để cho các nền văn hóa khác du nhập và làm biến đổi những nét văn hóa bản địa vốn có giống nhƣ các mô hình DLCĐ đi trƣớc tại Sapa và Bản Lác.

Đối với ch nh quyền đ a phương

Đây là yếu tố mang tính quyết định việc có phát triển DLCĐ tại địa phƣơng hay không, là động lực cho ngƣời dân bản địa phát triển mô hình. Trên thực tế chính quyền địa phƣơng xã Hùng Lô đã có những động thái tích cực trong việc phát triển mô hình này nhƣ việc đƣa khách du lịch đến tham gia sinh hoạt, trải nghiệm trực tiếp tại nhà dân. Chính quyền địa phƣơng cũng đã có những quyết định đầu tƣ cho việc phát triển du lịch.

Vì vậy, chính quyền địa phƣơng xã Hùng Lô cần tích cực hơn nữa trong việc thúc đẩy ngƣời dân thay đổi để đáp ứng nhu cầu xây dựng mô hình DLCĐ tại địa phƣơng. Có các kế hoạch phát triển hoạt động du lịch 5 năm tại địa phƣơng, yêu cầu sự hỗ trợ từ phía chính quyền cấp Tỉnh, Trung ƣơng,… về chính sách cũng nhƣ ngân sách và nguồn nhân lực.

Đối với cộng đồng mở rộng

Đây là nguồn cung cấp các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực, dịch vụ khi cộng đồng địa phƣơng cần thiết. Thực tế dịch vụ nhƣ hát Xoan tại đình cổ là do các đoàn hát Xoan từ các địa phƣơng lân cận cung cấp. Ví dụ việc phƣờng xoan An Thái biểu diễn tại đình làng Hùng Lô đã đƣợc thực hiện nhiều năm nay và trở thành một sản phẩm đặc trƣng của điểm đến Hùng Lô. Trong mô hình này, các phƣờng xoan cũng nhƣ các cơ sở dịch vụ, các xã, làng lân cận có sản phẩm du lịch, dịch vụ đều có thể tham gia, phối hợp, liên kết cùng với Hùng Lô trong hoạt động DLCĐ.

Không chỉ vậy mà còn các hộ gia đình làm nghề truyền thống nhƣ làm mì gạo, làm bánh chƣng bánh giầy, cung cấp dịch vụ bổ sung nhƣ ăn uống, lƣu trú, trông giữ xe, …. Điều này cho thấy việc phát triển DLCĐ không chỉ dừng lại ở các hộ

gia đình trong địa bàn xã Hùng Lô mà các địa phƣơng khác cũng có thể hợp tác, phát triển DLCĐ .

Đối với tài nguyên du ch

Khai thác tài nguyên là khâu then chốt trong mô hình. Bên cạnh các tài nguyên đặc sắc, phong phú và đa dạng của Hùng Lô, các điều kiện về vị trí địa lí, giao thông và dịch vụ của Hùng Lô đều rất thuận lợi cho phát triển đu lịch nói chung và DLCĐ nói riêng.

Tuy nhiên, khi áp dụng mô hình này, điều kiện tiên quyết là phải đảm bảo khai thác tài nguyên đi liền với hoạt động tu bổ, bảo vệ, tôn trọng, giữ gìn di sản văn hoá và các tài nguyên du lịch khác. Ví dụ, việc tham quan các nhà cổ cần có những quy định cụ thể, rõ ràng về việc tôn trọng các công trình kiến trúc nhà cổ, cảnh quan, không gian nhà, làng; việc thực hành tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng cần phải đƣợc giải thích, quy định rõ ràng về trang phục, ứng xử (chụp ảnh, bình luận, đăng tải thông tin trên phƣơng tiện truyền thông…)

Bên cạnh đó, nguồn thu từ hoạt động kinh doanh du lịch cần phải có sự kiểm soát, cân đối và phân bổ, chia sẻ phù hợp với các mục đích khác nhƣ trùng tu, bảo dƣỡng, đào tạo, bồi dƣỡng, công tác xã hội v.v.

Đối với hoạt động đào tạo

Việc phát triển DLCĐ tại địa phƣơng mới chỉ diễn ra trong một số năm gần đây, tuy nhiên nói đến tính chuyên nghiệp thì địa phƣơng vẫn còn rất nhiều hạn chế trong công tác tổ chức và cung cấp dịch vụ. Chính vì điều này mà rất cần đến việc cung cấp các chuyên gia đào tạo cho ngƣời dân xã Hùng Lô cách làm DLCĐ sao cho có hiệu quả với giá trị các nguồn tài nguyên, đào tạo ngƣời dân về kiến thức, kĩ năng, tác phong, thái độ trong quá trình đón tiếp và phục vụ khách tại địa phƣơng và nhất là tại gia đình của họ trong quá trình khách du lịch sử dụng các dịch vụ tại địa phƣơng cũng nhƣ chính gia đình của họ.

Các công ty lữ hành là thành phần không thể không nhắc đến trong việc xây dựng mô hình này bởi có thể nói đây cũng chính là nguồn cung cấp khách du lịch đến với Hùng Lô. Trên thực tế khách du lịch đặt các chƣơng trình dịch vụ thông qua các công ty lữ hành sau đó công ty liên hệ với ngƣời dân địa phƣơng để họ chuẩn bị công tác để đón khách du lịch. Vì vậy có thể nói, các công ty lữ hành là thành phần góp phần cung cấp khách du lịch cho địa phƣơng và quảng bá hình ảnh của địa phƣơng đến với cộng đồng khách du lịch bằng cách xây dựng sản phẩm, quảng bá, bán, thực hiện, tổ chức chƣơng trình du lịch, phối hợp với ngƣời dân đáp ứng nhu cầu du khách, phục vụ du khách, tƣ vấn và điều chỉnh các sản phẩm, dịch vụ sao cho hoàn thiện hơn, phù hợp hơn đối với khách và thị trƣờng.

Đối với khách du ch

Khách du lịch là ngƣời tìm hiểu và đƣa ra quyết định có sử dụng dịch vụ tại địa phƣơng hay không và họ là ngƣời mang lại các giá trị liên quan đến kinh tế cho địa phƣơng. Chính vì điều này mà việc quảng bá các giá trị du lịch tại địa phƣơng đến khách du lịch là rất cần thiết.

Nhiệm vụ của khách du lịch tham gia DLCĐ tại Hùng Lô là:

- Tôn trọng và giữ gìn các giá trị tài nguyên trong đó có các di sản vật thể nhƣ đình, nhà cổ, hiện vật, cảnh quan… cho tới các giá trị di sản phi vật thể nhƣ diễn xƣớng xoan, phong tục, tập quán, nghề thủ công, nếp sinh hoạt trong các gia đình và của cộng đồng cƣ dân.

- Cùng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trƣờng, cảnh quan, bảo vệ di tích, di sản;

- Tuyên truyền về giá trị di sản, về điểm đến;

- Đóng góp phản hồi để điều chỉnh, hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ du lịch.”

Đối với các đơn v cung ứng d ch vụ

Các công ty cung ứng là ngƣời cung cấp các dịch vụ mà ngƣời dân ở địa phƣơng chƣa có khả năng cung cấp cho khách du lịch nhƣ cung cấp dịch vụ tổ chức

sự kiện, dịch vụ bổ sung,… Tức là khi khách du lịch yêu cầu sử dụng dịch vụ bất kì nào đó mà địa phƣơng không có khả năng cung cấp thì sẽ nhờ đến các công ty cung ứng và chia sẻ lợi ích về kinh tế cho họ. Tuy nhiên việc lựa chọn các công ty cung ứng cũng cần ngƣời dân chọn lọc kỹ càng để đem đến cho khách du lịch cảm thấy hài lòng khi sử dụng dịch vụ đó.

Bảng 3.2. Bảng rà soát các điều kiện tri n kh i mô hình

Các thành phần/yếu

tố tham gia

Các hoạt động đã triển hai và đƣợc trang bị

Cộng đồng chủ thể

Các hộ dân đã sẵn sàng và chủ động tham gia vào hoạt động du lịch tiểu biểu nhƣ gia đình ông Phúc là nơi đón khách du lịch đến để gói bánh chƣng, tham quan không gian nhà cổ.

Chính quyền địa

phƣơng

Đã có những kế hoạch triển khai để phát triển du lịch nhƣ: Kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2012-2017 và phƣơng hƣớng nhiệm vụ giai đoạn 2018-2020 định hƣớng phát triển du lịch giai đoạn 2030; Phát triển du lịch xã Hùng Lô Quý IV năm 2018 và năm 2019; Phát triển du lịch xã Hùng Lô năm 2020….

Cộng đồng mở rộng

Các gia đình có nghề truyền thống nhƣ làm mỳ, làm bánh chƣng bánh giầy, tiêu biểu nhƣ gia đình anh Duy, gia đình chị Lợi đã đón rất nhiều đoàn khách đến tham gia và trải nghiệm gói bánh và làm mỳ.

thực hiện nhiều năm nay và phục vụ rất nhiều đoàn khách thƣờng kì nhƣ đoàn khách quốc tế đƣờng sông tới Phú Thọ và Hùng Lô hàng tháng trong vòng 2 năm trƣớc khi diễn ra đại dịch Covid. Bên cạnh đó là nhiều đoàn khách nội địa trong năm.

Việc khai thác tài nguyên

Các giá trị tài nguyên di sản đã đƣợc khai thác có hiệu quả nhƣ hát Xoan, thực hành tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng tại đình Hùng Lô.

Khách du lịch tham quan tại các gia đình có nghề truyền thống nhƣ làm mì, bánh chƣng bánh giầy,…

Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch “Hát xoan làng cổ” đã đƣợc đƣa vào khai thác nhiều năm nay và trở thành sản phẩm du lịch đặc thù của điểm đến Hùng Lô nói riêng và du lịch Phú Thọ nói chung, khắc phục tính mùa vụ rõ nét của du lịch Phú Thọ.

Hoạt động đào tạo

“Chƣơng trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trƣờng và xã hội” (gọi tắt là Dự án EU) do Liên minh Châu Âu tài trợ đã kết hợp với Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch triển khai một khoá bồi dƣỡng cộng đồng làm du lịch tại Hùng Lô.

Công ty lữ hành

Các công ty lữ hành trong và ngoài tỉnh đã xây dựng các chƣơng trình dài ngày và ngắn ngày có liên quan đến Hùng Lô

Khách du lịch

Nhiều đoàn khách đã đến Hùng Lô và có những phản hồi tích cực cho phía chính quyền địa phƣơng và cộng đồng dân cƣ.

Phản hồi của đa số khách du lịch là cảm thấy thích thú với di sản hát Xoan, vẻ đẹp của đình cổ, nhà cổ, hoạt động trải nghiệm các nghề truyền thống ở Hùng Lô và các sinh hoạt văn hoá, phong tục tập quán địa phƣơng (ví dụ nhƣ nếp sống 3-4 thế hệ trong một gia đình truyền thống)

Vai trò của các thành phần tham gia vào mô hình DLCĐ là hết sức cần thiết và mối quan hệ giữa các thành phần này là không thể tách rời trong suốt quá trình diễn ra cung ứng dịch vụ cho khách du lịch.

Xét đến thực tế nhu cầu phát triển DLCĐ tại Hùng Lô để mô hình DLCĐ của Hùng Lô phát triển một cách hiệu quả và bền vững cần có các giải pháp cụ thể cho các nhóm đối tƣợng tham gia vào mô hình DLCĐ nhƣ sau.

* Giải pháp áp dụng cho cộng đồng địa phƣơng. * Giải pháp áp dụng cho chính quyền địa phƣơng. * Giải pháp áp dụng cho cộng đồng mở rộng

* Giải pháp áp dụng đối với việc khai thác tài nguyên * Giải pháp áp dụng đối với hoạt động đào tạo

* Giải pháp áp dụng cho công ty lữ hành * Giải pháp áp dụng cho khách du lịch * Giải pháp áp dụng cho công ty cung ứng

3.4. Giải pháp triển hai mô hình DLCĐ tại xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

3.4.1. Giải ph p p dụng cho cộng đồng đ a phương

Đây là thành phần quan trọng nhất và mang tính quyết định đến việc duy trì và phát triển mô hình. Vì vậy cần có các giải pháp nhƣ sau:

- Nâng cao nhận thức về giá trị tài nguyên du lịch tại địa phƣơng

- Đƣa ra các quy tắc và luật lệ trong việc giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa tại địa phƣơng

- Các hoạt động trên thực địa dƣới hình thức “cầm tay chỉ việc” đào tạo bồi

dƣỡng năng lực. Hoạt động bồi dƣỡng năng lực nhằm cung cấp cho ngƣời dân trong cộng đồng những kiến thức để họ có thể chủ động tham gia có hiệu quả vào hoạt động du lịch từ đó có thêm các khoản thu nhập phụ. Căn cứ trên tình hình thực tế tại cộng đồng cần phải có các chƣơng trình đào tạo về:

- Đào tạo tiếng Anh giao tiếp cơ bản phục vụ cho hoạt động du lịch

- Phát triển các sản phẩm du lịch tại địa phƣơng

- Tổ chức, cung ứng hoạt động lƣu trú homestay cho khách du lịch

- Đào tạo các kĩ năng, nghiệp vụ cơ bản về hƣớng dẫn, thuyết minh cho khách

về các di sản vật thể, các sản phẩm du lịch nhƣ nhà cổ, đình làng, đặc sản ẩm thực hay các di sản văn hoá phi vật thể nhƣ nghề truyền thống, hát xoan, các truyền thuyết, thần tích, thần phả….

Để đảm bảo tính khả thi và bền vững chƣơng trình giáo dục môi trƣờng và bồi dƣỡng năng lực cần bắt đầu từ khâu xác định nhu cầu, tiến hành xây dựng chƣơng trình và tài liệu, bồi dƣỡng đội ngũ đào tạo viên nguồn, tiến hành đào tạo về giáo dục môi trƣờng tại cộng đồng.

3.4.2. Giải ph p p dụng cho chính quyền đ a phương.

Chính quyền địa phƣơng đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô cũng nhƣ hỗ trợ về mặt chính sách và duy trì đối với việc phát triển mô hình DLCĐ theo hƣớng bền vững tại Hùng Lô.

Hoạt động du lịch tại Hùng Lô là một hoạt động mang lại nguồn thu lớn cho địa phƣơng, hỗ trợ cho việc nâng cao đời sống, bảo tồn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và nhân văn. Chính quyền địa phƣơng tại Phú Thọ rất quan tâm tới việc phát triển DL theo hƣớng bền vững. Các giải pháp cần đƣợc triển khai nhƣ:

- Tiến hành tiếp xúc và xây dụng mối quan hệ với chính quyền địa phƣơng. Việc này đƣợc tiến hành qua các hoạt động:

+ Gặp gỡ, trao đổi, thuyết trình về nội dung và lợi ích của việc phát triển mô hình DLCĐ cho ngƣời dân địa phƣơng.

+ Làm rõ vai trò cũng nhƣ những hoạt động mà chính quyền địa phƣơng có thể thực hiện để trợ giúp việc phát triển và duy trì mô hình DLCĐ.

+ Tổ chức các hội thảo về DLCĐ với sự tham gia của chính quyền địa phƣơng và các chuyên gia về du lịch trong và ngoài nƣớc.

+ Tìm kiếm các dự án phát triển có liên quan tới du lịch hoặc xóa đói giảm nghèo để gắn với mô hình phát triển DLCĐ tại Hùng Lô để ngƣời dân thấy đƣợc lợi ích mà du lịch mang lại.

+ Tổ chức các cuộc gặp giữa đại diện chính quyền địa phƣơng với các chuyên gia du lịch trong nƣớc và quốc tế để đóng góp cho các chƣơng trình phát triển du lịch của địa phƣơng nói chung và hƣớng vào mảng phát triển DLCĐ nói riêng.

+ Gặp gỡ với chính quyền địa phƣơng để thảo luận, xây dựng và thực hiện các chƣơng trình tập huấn về quản lý du lịch cho cán bộ của chính quyền địa phƣơng các cấp.

- Chính quyền địa phƣơng cam kết tham gia vào việc phát triển mô hình DLCĐ với các hoạt động cụ thể đƣợc lên kế hoạch chi tiết và có sự phân công rõ ràng với các phòng ban và nhân sự có liên quan trong bộ máy chính quyền địa phƣơng.

- Thiết kế chƣơng trình và tiến hành đào tạo bồi dƣỡng về quản lý du lịch và DLCĐ cho cán bộ của bộ máy chính quyền địa phƣơng bao gồm:

+ Quản lý chung về du lịch cho các cán bộ phụ trách về du lịch hoặc các hoạt động có liên quan.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại xã hùng lô, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 67)