Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm ruột trên gà thịt và hiệu quả điều trị tại trại chăn nuôi mavin, hòa bình (Trang 43 - 66)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3.3.Nội dung nghiên cứu

- Tỷ lệ mắc một số bệnh gây viêm ruột trên gà thịt qua chẩn đoán lâm sàng

- Tỷ lệ chết và bệnh tích của gà thịt mắc các bệnh viêm ruột qua chẩn đoán lâm sàng

- Chẩn đoán phân biệt bệnh viêm ruột hoại tử do clostridium perfringens

trên gà thịt ở phòng thí nghiệm

- Hiệu quả của các phác đồ điều trị bệnh viêm ruột ghép tại trại gà Mavin

3.4. Chỉ tiêu, phƣơng pháp nghiên cứu

3.4.1. Tỷ lệ mắc một số bệnh gây viêm ruột trên gà thịt qua chẩn đoán lâm sàng

a. Chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệ gà mắc một số bệnh gây viêm ruột từ 2017 đến 10/2020. - Tỷ lệ gà mắc một số bệnh nghi viêm ruột qua chẩn đoán lâm sàng - Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng theo từng bệnh

- Tỷ lệ mắc các bệnh viêm ruột qua chẩn đoán lâm sàng ở các tuổi gà

b. Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi

- Sử dụng sổ sách ghi chép của kỹ thuật tại trại để xác định một số đặc điểm dịch tễ và tỷ lệ mắc một số bệnh ở gà thịt có gây viêm ruột nhƣ: viêm ruột hoại tử (do Clostridium perfringens), viêm ruột do E.coli, viêm ruột do

+ Tỷ lệ gà mắc bệnh hàng năm (%) = (Số gà mắc từng bệnh trong năm/ tổng số gà nuôi trong năm) x 100

- Theo dõi trên đàn gà tại trại gồm 7000 con từ 10 ngày tuổi. Giai đoạn nuôi úm của gà từ 1-21 ngày tuổi thực hiện theo quy trình úm tiêu chuẩn tại trại. Hàng ngày khi cho ăn, uống và chăm sóc, theo dõi và phát hiện những gà có biểu hiện triệu chứng của bệnh lý nhƣ: ăn ít hoặc bỏ ăn, uống nƣớc nhiều, xù lông, xã cánh, há mỏ thở, hen khẹc, phân dính bết ở hậu môn, phân trên nền không bình thƣờng.

- Tách riêng những con đƣợc phát hiện ra khu cách ly, đánh số đeo gốc cánh, làm danh sách ghi số của từng gà, ghi thông tin tuổi gà, ngày bắt ra cách ly. Hàng ngày quan sát từng gà để thống kê và ghi lại các triệu chứng lâm sàng. Sử dụng bảng phân biệt các triệu chứng lâm sàng sau đây để chẩn đoán lâm sàng phân biệt gà mắc các bệnh.

Bảng 3.1. Phân biệt triệu chứng lâm sàng của 1 số bệnh gây viêm ruột trên gà

Bộ phận Bệnh VR do C.perfringens Bệnh VR do E.coli Bệnh VR do Salmonella Bệnh VR do cầu trùng Trạng thái ngoài Chậm lớn, chậm chạp, mất nƣớc, khô chân, bại huyết, gà sốt cao

Ít vận động, gầy ốm, sốt cao, kêu xao xác

ủ rũ, gầy yếu, giảm tăng trọng

Kêu nhiều, chậm chạp, lƣời đi lại, hay đứng tụm một chỗ

Tình trạng ăn uống

Giảm ăn Bỏ ăn, uống

nhiều nƣớc

Kém ăn hoặc bỏ ăn

Ăn ít, uống nƣớc nhiều

Lông Sã cánh, lông xơ

xác

Xù lông Xù lông Lông cánh xõa

xuống

Vùng đầu Vùng đầu thâm

tím, mào tích thâm tím Sƣng đầu, sƣng mặt, viêm kết mạc mắt Niêm mạc và mào, yếm nhợt nhạt do thiếu máu Đầu thƣờng nghẹo sang một bên, mắt nhắm Niêm mạc,mào tích nhợt nhạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hậu môn Khô giáo Dính ƣớt Bết dính Lông xung quanh

toàn phân lẫn máu

Phân 1 vài ngày đầu

phân rắn hình thỏi nhƣ con sâu, vài ngày sau phân có nhiều nƣớc, có màu đen mùi khó chịu Tiêu chảy nặng, phân nhầy màu trắng - xanh lẫn bọt khí Phân lỏng có màu trắng

Phân có màu nâu, phân sáp hơi hồng một chút, hoặc có lẫn máu

Cuối đợt thực tập, tổng kết lại số gà đã bắt ra cách ly theo dõi từng ngày. + Tỷ lệ gà nghi mắc từng bệnh (%) = (số gà có triệu chứng lâm sàng của bệnh/số gà theo dõi cách ly) x 100

+ Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng theo từng bệnh (%) = (số gà có triệu chứng cụ thể/số gà đƣợc xác định bệnh qu chẩn đoán lâm sàng) x 100

+ Tỷ lệ mắc các bệnh viêm ruột qua chẩn đoán lâm sàng ở các tuổi gà (%) = (số gà ở tuổi cụ thể /số gà đƣợc chẩn đoán lâm sàng bệnh) x 100

Gà đƣợc thống kê theo 3 giai đoạn nuôi tại trại: giai đoạn úm 1-28 ngày tuổi, giai đoạn 28-56 ngày tuổi, 56 ngày tuổi – xuất bán.

Sau đó gà đƣợc thực hiện các nội dung tiếp theo theo sơ đồ dƣới đây:

3.4.2. Tỷ lệ chết và bệnh tích của gà thịt mắc các bệnh viêm ruột qua chẩn đoán lâm sàng

Theo dõi gà điều trị, số gà chết. Xác định các chỉ tiêu theo dõi tỷ lệ chết và mô tả bệnh tích của gà chết nhƣ sau:

+ Tỷ lệ chết (%) = (Số gà chết/số gà đƣợc chẩn đoán lâm sàng bệnh) x 100 + Bệnh tích của gà chết: mổ khám tất cả số gà chết, quan sát bệnh tích điển hình, mô tả lại bệnh tích tại các cơ quan. Sử dụng bảng chẩn đoán phân biệt bệnh tích sau đây để tính tỷ lệ chết theo bệnh tích và mô tả bệnh tích.

Bảng 3.2. Chẩn đoán phân biệt bệnh tích một số bệnh gây viêm ruột ở gà

Bộ phận Bệnh VR do C.perfringens Bệnh VR do E.coli Bệnh VR do Samonella Bệnh VR do cầu trùng

Diều Diều đầy nƣớc Chứa nhiều nƣớc Xẹp, chứa ít thức

ăn Diều trống rỗng

Dạ dày cơ, tuyến

Không biểu hiện Có đốm hoại tử

Niêm mạc dạ dày cơ có những đốm hoại tử

Dạ dày cơ chứa 1 ít thức ăn Dạ dày tuyến trống rỗng, màng niêm mạc phủ niêm dịch Ruột Ruột sƣng phồng, hoại tử, có nhiều bọt khí Ruột mỏng và căng phồng, niêm mạc ruột xuất huyết Ruột viêm, tụ máu hoặc xuất huyết

Phình to từng đoạn, vách ruột dày lên, có nhiều điểm viêm, xuất huyết điểm tràn lan

Gan

Gan bị viêm, xung huyết, xuất huyết điểm, có các tổn thƣơng màu xám bạc

Gan xuất huyết hoặc hoại tử, có màu xanh lục Sung bở, có những đốm hoại tử Gan sung

hoặc vàng nhạt

Lách Lách, thận sung

to, biến màu

Lách xuất huyết và hoại tử Lách, thận sung, có nhiều điểm hoại tử lấm tấm màu trắng Lách sung

Tim Không biểu hiện Viêm màng bao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tim, màu đục

Hoại tử, viêm màng bao tim, chứa nhiều dịch rỉ vàng

Không biểu hiện

Phổi Không biểu hiện

Niêm mạc hô hấp tổn thƣơng, hình thành fibrinbao quanh nội tạng

Phổi hoại tử đốm

trắng Không biểu hiện

Cơ Da dính sát vào

cơ Xung huyết Không biểu hiện Không biểu hiện

Túi khí Không biểu hiện

Túi khí bị viêm dầy lên có màu trắng nhƣ bã đậu

Có casein ở túi

khí Không biểu hiện

+ Mô tả bệnh tích: bệnh tích đƣợc ghi lại theo các cơ quan theo mô tả thông thƣờng + Tỷ lệ bệnh tích (%) = (số gà có bệnh tích/số gà bệnh đƣợc chẩn đoán) x 100

* Phƣơng pháp mổ khám gà:

- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ mổ khám (pank, kéo, dao mổ, găng tay, khẩu trang, áo blu...) đã đƣợc vô trùng, hóa chất và trang thiết bị bảo hộ cho ngƣời mổ.

- Tiến hành mổ khám như sau:

Gà còn sống thì phải dùng biện pháp làm chết tránh những biến đổi lớn về mực độ quán sát bệnh tích (dùng điện, cắt tiết…).

+ Kiểm tra bên ngoài: thể trạng cơ thể, da, các lỗ tụ nhiên, khớp, ngoài ký sinh trùng và các tổn thƣơng vv…

Đặt gà nằm ngửa trên bàn mổ, dùng kéo cắt da giữa vùng bụng và bẹn ở hai bên chân, lật chân sang hai bên đồng thời kéo da bộc lộ cơ ngực. Kiểm tra cơ ngực cơ đùi, xƣơng lƣỡi hái về tình trạng khô cơ, xuất huyết biến dạng vv…

Sau đó dùng kéo cắt từ miệng dọc thực quản thẳng tới diều kiểm tra dịch, chất chứa và mùi bên trong. Dọc khí quản kiểm tra dịch, xuất huyết, hoại tử bên trong. Dùng kéo cắt từ cổ dọc theo xƣơng ức đến gần lỗ huyệt ,rồi bộc lộ các nội tạng bên trong, quan sát các túi khí và phía ngoài các cơ quan nội tạng trong xoang bụng và xoang ngực.

Lấy gan, mật, lá lách ra kiểm tra màu sắc, kích thƣớc, hoại tử vv… Kiểm tra tuyến tụy. Cắt đứt phía trên dạ dày tuyến tụy lật toàn bộ dạ dày, ruột ra phía sau để kiểm tra sau cùng tránh nhiễm bẩn dùng cụ và các tổ chức khác. Kiểm tra toàn bộ cơ quan sinh dục (buồng trứng, ống dẫn trứng, dịch hoàn, ống dẫn tinh). Kiểm tra thận, ống dẫn niệu. Kiểm tra túi Frabricius bên ngoài và bên trong về hình dạng, kích thƣớc, màu sắc dịch.

Dùng kéo mở một bên cạnh mỏ quan sát xoang miệng, cắt ngang mỏ trên, kiểm tra xoang mũi. Kiểm tra xoang bao tim, dịch bên trong, mở tim kiểm tra cơ, các xoang và van tim vv… Tách phổi các khỏi các xƣơng sƣờn kiểm tra về màu sắc, độ xốp. Rạch khớp chân gà kiểm tra dịch, bẻ xƣơng đùi kiểm tra độ cứng, mềm. Dùng kéo rạch ruột ,rạch từ dạ dày tuyến xuống tận hậu môn kiểm tra các tổn thƣơng, hoại tử, xuất huyết, ký sinh trùng…

3.4.3. Chẩn đoán phân biệt bệnh viêm ruột hoại tử do clostridium perfringens trên gà thịt ở phòng thí nghiệm

Mẫu bệnh phẩm đƣợc gửi về trung tâm chẩn đoán của công ty Mavin. Bệnh phẩm đƣợc chẩn đoán phi lâm sàng bằng các phƣơng pháp phòng thí nghiệm để xác định tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột hoại tử ở gà thịt do clostridium perfringens. Cụ thể nhƣ sau:

- Chẩn đoán viêm ruột hoại tử do clostridium perfringens theo TCVN 8400-28:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 28: Bệnh viêm ruột hoại tử do vi khuẩn clostridium perfringens.

Bệnh phẩm bao gồm: ruột non, phân. Bệnh phẩm ruột: lấy từ 10 cm đến 15 cm vùng một non (hồi tràng) có bệnh tích. Bệnh phẩm phân: lấy phân trực tiếp từ trực tràng (lấy khoảng 10 g).

Cho mỗi loại bệnh phẩm vào từng lọ hay túi ni lon vô trùng riêng biệt, đậy kín, bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2 °C đến 8 °C và gửi về phòng thí nghiệm chậm nhất 24 h sau khi lấy mẫu. Gửi kèm theo bệnh phẩm giấy yêu cầu xét nghiệm có ghi rõ triệu chứng, bệnh tích và đặc điểm dịch tễ.

Quy trình kiểm tra vi khuẩn clostridium perfringens từ mẫu bệnh phẩm Sử dụng phƣơng pháp nhuộm Gram để kiểm tra hình thái vi khuẩn, sau đó giám định qua đặc tính sinh hóa.

Dùng que cấy lấy niêm mạc ruột (vùng niêm mạc ruột có bệnh tích của bệnh), phết lên phiến kính, để khô. Nhỏ cồn methanol ngập tiêu bản, để khô. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhuộm Gram:

Dung dịch tím tinh thể: C25H30N3CI 2,0 g; 20,0 ml Etanol 95 %; 0,8 g amoni oxalat [(NH4)2C2O4.2H2O]; Nƣớc 80,0 ml. Hòa tan tím tinh thể trong etanol và hòa tan amoni oxalat trong nƣớc. Sau đó, trộn 2 dung dịch này với nhau và lắc cho tan hết.

Dung dịch fuchsin đậm đặc: 1 g Fuchsin basic (C20H20CIN3); 10 ml Etanol 95 %; 5 g Phenol (C6H6O); Nƣớc 100 ml. Khi dùng, pha loãng dung dịch fuchsin đậm đặc với nƣớc theo tỉ lệ 1:10 (thể tích).

Dung dịch lugol: 2 g Kali iodua (KI); 1 g Iod tinh thể; Nƣớc 200 ml. Nghiền kali iodua và iôt tinh thể, cho nƣớc vào từ từ và lắc cho tan.

Cồn axeton: Etanol 95 %; Axeton (C2H6O) pha tỉ lệ 3:1

Nhỏ dung dịch tím tinh thể lên tiêu bản (đã cố định), để từ đến 2 phút sau đó rửa nƣớc nhanh và để khô. Nhỏ dung dịch lugol, để 1 phút sau đó rửa nƣớc nhanh và để khô. Nhỏ cồn axeton, rửa nƣớc thật nhanh và để khô. Nhỏ dung dịch fuchsin loãng, để 1 phút sau đó rửa nƣớc rồi thấm khô hoặc sấy khô.

Xem tiêu bản: Nhỏ 1 giọt dầu vào tiêu bản và xem tiêu bản bằng kính hiển vi với vật kính độ phóng đại 100 lần.

Vi khuẩn bắt màu tím (màu Gram dƣơng), trực khuẩn to, thẳng, hai đầu tròn, có kích thƣớc từ (từ 0,6 µm đến 0,8 µm) x (từ 2 µm đến 4 µm), thƣờng đứng riêng lẻ hay thành chuỗi ngắn. Bệnh phẩm nghi nhiễm bệnh khi có nhiều vi khuẩn có hình thái đặc trƣng của C. perfringens trên vi trƣờng.

Phân lập vi khuẩn

Bệnh phẩm đƣợc nuôi cấy trên môi trƣờng thạch máu, nuôi ở tủ ấm trong điều kiện yếm khí có bổ sung CO2 từ 24h đến 48h.

Sau từ 24 h đến 48 h nuôi cấy, khuẩn lạc trên môi trƣờng thạch máu có màu trắng xám đƣờng kính từ 2 mm đến 4 mm, hơi vồng, tròn, bóng và có 2 vòng dung huyết (dung huyết kép). Vòng dung huyết phía trong rõ (dung huyết beta - β), vòng dung huyết phía ngoài mở (dung huyết alpha - a).

Trên môi trƣờng TSC(3.9) khuẩn lạc C. perfringens có màu đen.

Dùng que cấy lấy khuẩn lạc nghi ngờ cấy vào môi trƣờng nƣớc thịt trong điều kiện yếm khí có bổ sung CO2, nuôi ở tủ ấm từ 24 h đến 48 h để kiểm tra hình thái và đặc tính sinh hóa.

Quan sát hình thái vi khuẩn

- Dùng que cấy lấy khuẩn lạc hòa đều vào giọt nƣớc sinh lý trên phiến kính để khô và cố định tiêu bản trên ngọn lửa đèn cồn.

- Tiêu bản sau khi đã đƣợc cố định, nhuộm bằng phƣơng pháp Gram - Vi khuẩn bắt màu tím (màu Gram dƣơng), trực khuẩn to, thẳng, hai đầu tròn, có kích thƣớc (từ 0,6 µm đến 0,8 µm) x (từ 2 µm đến 4 µm), thƣờng đứng riêng lẻ hay thành chuỗi ngắn.

Kiểm tra đặc tính sinh hóa

Xác định vi khuẩn C. perfringens dựa vào một số đặc tính sinh hóa đƣợc nêu trong bảng 3.2.

Bảng 3.3 Một số đặc tính sinh hóa của vi khuẩn C. perfringens

Tính chất C. perfringens

Lecithinase +

Lipase -

Indole - Di động - Glucose + Lactose + Sucrose + Maltose + Salicin - Phản ứng CAMP* ngƣợc +

*CAMP: Christie - Atkins - Munch - Petersen Tiến hành nhƣ sau:

B.1 Kiểm tra đặc tính sinh lecithinase và lipase

Chuẩn bị môi trƣờng thạch lòng đỏ trứng: sử dụng môi trƣờng thạch máu cơ bản có bổ sung huyễn dịch lỏng đỏ trứng. Pha chế theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất. Dùng que cấy lấy khuẩn lạc nghi ngờ cấy vào môi trƣờng thạch lòng đỏ trứng, nuôi ở tủ ấm trong điều kiện yếm khí có bổ sung CO2 và kiểm tra sau từ 24 h đến 48 h.

Khả năng sinh lecithinase: Dƣơng tính: Có quầng mờ đục ở môi trƣờng xung quanh khuẩn lạc; Âm tính: Không có quầng mờ đục ở môi trƣờng xung quanh khuẩn lạc.

Khả năng sinh lipase: Dƣơng tính: Có lớp nhƣ ngọc trai hay vảy cá bao phủ khuẩn lạc (có thể lan ra thạch xung quanh khuẩn lạc); Âm tính: Không có lớp nhƣ ngọc trai hay vảy cá bao phủ khuẩn lạc.

B.2 Phản ứng phân giải casein

Thành phần môi trƣờng thạch casein: - Sữa tách bơ (skim milk) 100 g - Nƣớc cất 1000 ml (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉnh pH môi trƣờng ở 6,8 ± 0,2. Hòa các thành phần trên với nhau, lắc đều. Chia ra các ống nghiệm (4.10), 10ml /1 ống nghiệm. Hấp tiệt trùng trong nồi hấp (4.6) ở 121 °C trong 5 min.

Dùng que cấy lấy khuẩn lạc nghi ngờ cấy vào môi trƣờng thạch casein nuôi ở tủ ấm trong điều kiện yếm khí có bổ sung CO2 đọc kết quả hàng ngày trong 5 ngày.

- Phản ứng dƣơng tính: sữa đông vón có vẩn nhƣ mây (stormy clot). - Phản ứng âm tính: sữa không đông vón.

B.3 Phản ứng sinh hóa đƣờng

Sử dụng môi trƣờng nƣớc pepton có đƣờng gồm các thành phần: - Nƣớc pepton

- Dung dịch chỉ thị màu bromocrezol.

Cho 0,2 g bromocrezol vào 100 ml etanol 90 % và lắc cho tan hết. Pha đƣờng với nƣớc thành dung dịch 10 %, tiệt trùng môi trƣờng bằng nồi hấp ở 110 °C trong 15- 20 phút hoặc hấp cách quãng 3 lần ở 100 °C trong 30 phút hoặc lọc qua màng lọc

Môi trƣờng: Cho 0,1 ml chỉ thị màu bromocrezol vào 100 ml môi trƣờng nƣớc pepton, chia 4 ml vào mỗi ống nghiệm. Tiệt trùng bằng nồi hấp ở 120 °C trong 30 phút. Chỉnh pH môi trƣờng ở 6,8 ± 0,2. Pha môi trƣờng nƣớc pepton- đƣờng: cho 0,4 ml dung dịch đƣờng 10% vào ống nghiệm chứa 4ml nƣớc pepton đã đƣợc hấp tiệt trùng

Dùng que cấy lấy khuẩn lạc nghi ngờ cấy vào các ống môi trƣờng nƣớc pepton - đƣờng, để vào tủ ấm trong điều kiện yếm khí có bổ sung CO2, đọc kết quả sau từ 24 h đến 48 h.

- Phản ứng dƣơng tính: Môi trƣờng chuyển màu vàng; - Phản ứng âm tính: Môi trƣờng không thay đổi màu.

B.4 Kiểm tra khả năng sinh Indol

Thuốc thử Kovac’s:

Paradimetyl aminobenzaldehyt 5 g Cồn amylic (C6H11OH) 75 ml Axit clohydric đặc 25 ml

Trộn dung dịch paradimetyl aminobenzaldehyt vào cồn amylic cho tan hết và để trong tủ lạnh 4°C. Thêm từ từ 5 ml đến 10 ml HCI, trộn đều rồi để tủ lạnh,

Một phần của tài liệu Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm ruột trên gà thịt và hiệu quả điều trị tại trại chăn nuôi mavin, hòa bình (Trang 43 - 66)