PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.4. Tổng quan về vi khuẩn Clostridium perfringens và bệnh do vi khuẩn này
này gây ra
2.1.4.1. Giới thiệu chung về giống Clostridium
Giống Clostridium gồm những trực khuẩn yếm khí, bắt màu gram dƣơng, có kích thƣớc 0,3-1,3 x 3-10 µm (Quinn và cs, 1999). Vi khuẩn có khả năng hình thành nha bào và nha bào thƣờng lớn hơn bề ngang của vi khuẩn. Chỉ riêng loài Cl.Spiroform có hình hơi cong hoặc hình xoắn ốc, còn tất cả các loài gây bệnh trong giống Clostridium đều có dạng trực khuẩn thẳng. Vi khuẩn sau khi hình thành nha bào hoặc trong canh trùng nuôi cấy lâu thƣờng có xu hƣớng khó bắt màu. Trong khi hầu hết các loài trong giống Clostridium đều có khả năng di động nhờ long rung thì Cl.perfringens là loài duy nhất không di động, có hình thành giáp mô, có khả năng hình thành nha bào trong môi trƣờng trung tính hoặc
kiềm, kích thƣớc nha bào lớn hơn chiều ngang thân vi khuẩn nên thƣờng làm biến dạng vi khuẩn, thƣờng nằm ở giữa hoặc ở gần một đầu (Nguyễn Nhƣ Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hƣơng, 2001). Trong thực tế nha bào của một số chủng có sức đề kháng cao với nhiệt độ, đun sôi ở 100oC trong vòng hơn 1 giờ mới bị vô hoạt (Nguyễn Vĩnh Phƣớc, 1976).
Vi khuẩn Clostridium có khả năng lên men đƣờng, phản ứng oxidase và catalase âm tính. Yêu cầu mức độ yếm khí tuyệt đối thay đổi tùy theo loài, nhƣng hầu hết đều thích hợp phát triển trong điều kiện môi trƣờng có 2-10% CO2 pH gần trung tính và nhiệt độ nuôi cấy thích hợp là 37oC. Các môi trƣờng nuôi cấy vi khuẩn Clostridium thƣờng đƣợc bổ sung amino acid, carbohydrate, vitamin và máu hoặc huyết thanh.
Vi khuẩn Clostridium phân bố rộng rãi khắp nơi trên thế giới, thƣờng có mặt trong đất, nƣớc và cát; một số loài hoặc một số chủng chỉ có ở các vùng địa lý nhất định. Nhiều loài gây bệnh tồn tại trong đƣờng tiêu hóa của ngƣời và động vật, chúng thƣờng gây nhiễm từ bên trong. Các loài khác phân bố trong đất và gây nhiễm trùng từ ngoài qua các vết thƣơng hoặc qua đƣờng tiêu hóa. Hiện đã có trên 40 loài Clostridium đƣợc công bố là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ở ngƣời, gia súc và gia cầm. Đã tóm tắt các bệnh do vi khuẩn Clostridium gây ra trong bảng 2.1 (Quinn và cs, 1999):
Bảng 2.1. Bệnh do vi khuẩn Clostridium gây ra ở ngƣời và động vật
Loài Clostridium Loài vật mắc bệnh Tên bệnh
CLOSTRIDIUM GÂY ĐỘC TỐ THẦN KINH
Clostridium tetani Ngựa, loài nhai lại và các
động vật khác Uốn ván (tetanus) Clostridium botulinum (typ A-F) Nhiều loài động vật và ngƣời Trúng độc thịt Clostridium argentinense
(C.botulinum typ G) Ngƣời (Argentina) Trúng độc thịt
Clostridium septicum
Bò, cừu và lợn Phù thũng ác tính
Cừu Braxy
Gia cầm Chứng viêm da hoại tử
Clostridium novyi
Typ A
Cừu Chứng cừu con đầu to
Bò và cừu Hoại thƣ sinh hơi
Typ B Cừu, (bò) Bệnh đen (Viêm gan hoại
tử)
Typ C Trâu Viêm tủy xƣơng
Clostridium haemolyticum
(C.novyi typ D) Bò, (cừu) Chứng đái ra huyết sắc tố
Clostridium sordellii Bò, cừu, ngựa Hoại thƣ sinh hơi
Clostridium colinum Chim cảnh, gà con và gà tây Viêm loét ruột BỆNH NHIỄM ĐỘC TỐ RUỘT HUYẾT
Clostridium perfringens
Typ A
Ngƣời Trúng độc thức ăn, hoại thƣ
sinh hơi
Cừu Chứng vàng da do nhiễm
độc tố ruột huyết
Typ B
Cừu (dƣới 3 tuần tuổi) Bệnh lỵ
Bê non, và ngựa non Nhiễm độc tố ruột huyết
Typ C
Lợn choai, cừu, bê, ngựa con Nhiễm độc tố ruột huyết
Cừu trƣởng thành Run cơ
Typ D Cừu (trừ con sơ sinh), dê, bê Bệnh nhũn thận
Typ E Bê và cừu (ít gặp) Nhiễm độc tố ruột huyết
Bệnh do Clostridium gây ra sau khi sử dụng kháng sinh
Clostridium spiroform
Thỏ Viêm ruột có màng nhày
Thỏ và chuột lang Tiêu chảy sau khi sử dụng
kháng sinh
Ngựa con và lợn Viêm ruột non
Clostridium difficile
Ngƣời, chuột hamster, thỏ, chuột lang
Viêm ruột non do sử dụng kháng sinh
Chó, ngựa con, lợn, động vật
thí nghiệm Tiêu chảy
2.1.4.2. Vi khuẩn Clostridium perfringens * Lịch sử vi khuẩn Cl. perfringens
Clostridium perfringens (CL.perfringens) còn có tên là Clostridium welchii đƣợc Welch và Natan phân lập từ 1892 trong tổ chức của xác ngƣời chết (Nguyễn Lân Dũng và cs, 1998). Với tên gọi lúc đầu là bacillus aerogenescapsulatus. Sau này, vi khuẩn đƣợc đổi tên thành bacillus enteritidis sporogenes, Bacillus perfringens, Bacterium welchii và Clostridium welchii. Mặc dù tên gọi không chính thức là C.welchii, nhƣng đƣợc sử dụng từ năm 1939 và hiện nay vẫn có thể tìm thấy trong cách viết của ngƣời Anh. Từ năm 1980, tên khoa học chính thức của vi khuẩn là Clostridium perfringens (Cl.perfringens) (Hatheway, 1990). Vi khuẩn phân bố rộng rãi trong đƣờng tiêu hóa của ngƣời và gia súc, môi trƣờng (đất, nƣớc, phân, thức ăn…) và là nguyên nhân gây nhiều bệnh nhƣ hoại thƣ sinh hơi, ngộ độc thực phẩm, bệnh nhiễm độc tố ruột huyết, viêm ruột hoại tử và hội chứng đột tử.
* Hình thái và tính chất nuôi cấy
Cl.perfringens là vi khuẩn yếm khí triệt để, mọc tốt trên các môi trƣờng yếm khí thông thƣờng, nhiệt độ thích hợp là 37oC, pH thích hợp là 7,2 - 7,6 (Lê Thị Thiều Hoa, 1991).
Vi khuẩn không di động, hình thành giáp mô trong mô bào; là trực khuẩn to, thẳng, hai đầu tròn, đứng riêng lẻ hoặc thành đôi, có kích thƣớc từ 0,6 - 0,8 x 2 – 4 µm, bắt màu gram dƣơng (Quinn và cs, 1999) [20]. Một số điều kiện nuôi cấy thích hợp của vi khuẩn này đƣợc tóm tắt trong bảng 2.2 (dẫn theo Annamari Heikinheimo, 2008).
Bảng 2.2. Điều kiện nuôi cấy thích hợp của vi khuẩn Cl.perfringens
Điều kiện nuôi cấy Tối thiểu Thích hợp Tối đa
Nhiệt độ (oC) 10 – 12 43 – 47 50 – 55
Ph 5,0 - 5,5 6,0- 7,2 8,0 - 9,0
NaCl (%) - 5,0 - 8,0 -
NaNO3 (ppm) - 60 – 2560 -
aw (water activity) 0,93 0,95 - 0,96 0,97
Khi nuôi cấy trên các môi trƣờng, tính chất mọc của vi khuẩn có đặc điểm:
- Môi trƣờng nƣớc thịt gan yếm khí: sau 24 giờ nuôi cấy trong điều kiện yếm khí ở 37oC, vi khuẩn phát triển mạnh, làm đục môi trƣờng và sinh hơi.
- Môi trƣờng thạch máu trong điều kiện yếm khí ở 37oC: sau khi nuôi cấy Cl.perfringens từ 18 – 24 giờ, lấy đĩa ra khỏi tủ ấm và để ở nhiệt độ phòng trong 2 giờ để có thể quan sát đầy đủ đặc tính dung huyết của vi khuẩn. Hình thái đặc trƣng của vi khuẩn Cl.perfringens trên môi trƣờng thạch máu là hình thành các khuẩn lạc tròn, trơn bóng, lấp lánh, mờ đục, có vùng dung huyết đôi đặc trƣng (quan sát rõ hơn khi dung máu cừu hoặc thỏ).
- Môi trƣờng thạch lòng đỏ trứng (Egg Yolk Agar – EYA): vi khuẩn Cl.perfringens với hoạt tính của men lecithinase sẽ tạo thành một vùng trắng đục xung quanh khuẩn lạc do men này tác động lên chất lecithin có trong môi trƣờng. Những chủng vi khuẩn Cl.perfringens sản sinh men lipase sẽ tạo nên một lớp sang nhƣ ngọc trai hoặc óng ánh nhiều màu xung quanh khuẩn lạc; trong một số trƣờng hợp còn lan ra cả phần thạch ở xung quanh.
- Môi trƣờng Litmus milk: Litmus milk là môi trƣờng dung để giữ và nuôi cấy vi khuẩn sinh acid lactic. Đây là môi trƣờng đặc biệt dung để xác định một số đặc tính của vi khuẩn: lên men đƣờng lactose, phân giải casein và đông vón casein. Chất chỉ thị pH là Litmus đƣợc bổ sung vào môi trƣờng.
Sữa có đƣờng lactose và 3 loại protein chính: casein, lactalbumin và lactoglobulin.Vi khuẩn Cl.perfringens có khả năng lên men đƣờng lactose trong môi trƣờng, sinh acid làm đông vón casein, màu môi trƣờng chuyển sang màu hồng. Khi sinh hơi, cục đông vón sẽ bị tan ra.
2.1.5. Tình hình nghiên cứu bệnh viêm ruột trong và ngoài nước
a. Trong nước
Ở Việt Nam, các tài liệu nghiên cứu về bệnh viêm ruột hoại tử ở gà gây ra bởi Cl. perfringens còn hạn chế:
Theo Lê Thị Thiều Hoa (1991), Cl. perfringens là vi khuẩn yếm khí triệt để, mọc tốt trên các môi trƣờng yếm khí thông thƣờng, nhiệt độ thích hợp là 37oC, pH thích hợp là 7,2 – 7,6.
Theo nghiên cứu của Huỳnh Thị Mỹ Lệ và cs (2008) cho thấy, các chủng Cl. perfringens phân lập từ gà mắc bệnh viêm ruột hoại tử đều thuộc typ C, sản sinh độc tố α và β. Độc tố của vi khuẩn đƣợc cho là nguyên nhân gây nên hoại tử niêm mạc ruột – bệnh tích chính của bệnh viêm ruột hoại tử. Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng: Cl. perfringens phân lập từ gà bị bệnh viêm ruột hoại tử có bệnh tích đặc trƣng sẽ sản sinh lƣợng độc tố α nhiều hơn so với gà không có bệnh tích. Độc tố α thu nhận đƣợc từ canh trùng nuôi cấy vi khuẩn Cl. perfringens typ A và C có thể gây bệnh trên gà broiler và gà con giống.
Theo Nguyễn Bá Hiên và cs (2012), ở gà tây, bệnh viêm ruột hoại tử có liên quan chặt chẽ với bệnh cầu trùng, giun đũa, viêm ruột xuất huyết.
Nguyễn Bá Hiên (2001), đã cho biết kết quả phân lập vi khuẩn thƣờng gặp trong đƣờng ruột, biến động các loài vi khuẩn khi gia súc bị tiêu chảy, đặc biệt là tình trạng bội nhiễm Samonella
Theo Nguyễn Đức Hiền, (2009).Vi khuẩn E. coli phân bố rộng khắp trên thế giới, hầu hết các loài động vật đều có nhiều loại, E. coli thƣờng trú trong ống tiêu hóa. Ở ống tiêu hóa gia cầm, mật độ E. coli có thể đến 106 /g. Lây nhiễm E.
Coliform thì thƣờng xuyên ở đƣờng ruột gà, vịt mới nở nhiều hơn là trong trứng ấp. Vi khuẩn Coliform có thể tìm thấy trong chất độn chuồng và phân. Bụi ở chuồng gia cầm có thể chứa 105 - 106 E. coli/g. Vi khuẩn tồn tại trong một thời gian dài. Trong điều kiện bụi ƣớt, vi khuẩn vẫn tồn tại 84 - 97% trong 7 ngày. (Coliform là các vi khuẩn hình que gram âm có khả năng lên men lactose để sinh hơi ở nhiệt độ 35 ± 0.50C, coliform có khả năng sống ngoài đƣờng ruột của động vật (tự nhiên), Nhóm vi khuẩn coliform chủ yếu bao gồm các giống nhƣ Citrobacter, Enterobacter, Escherichia, Klebsiella và Fecal coliforms (Coli form xuất phát từ phân, ví dụ E.coli)
Vi khuẩn E. coli thuộc họ Enterobacteriaceae, họ vi khuẩn thƣờng trực ở ruột, chiếm đến 80% các vi khuẩn hiếu khí, vừa là vi khuẩn cộng sinh thƣờng trực đƣờng tiêu hóa, vừa là vi khuẩn gây nhiều bệnh ở đƣờng ruột và các cơ quan khác (Lê Văn Tạo, 1997).
Trong điều kiện bình thƣờng, vi khuẩn E. coli lƣu trú trƣờng xuyên ở phần sau của ruột, ít khi có ở dạ dày hay đoạn đầu của ruột non. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng phát triển nhanh số lƣợng, độc lực, gây loạn khuẩn, bội nhiễm đƣờng tiêu hóa và trở thành nguyên nhân gây tiêu chảy (Nguyễn Vĩnh Phƣớc, 1974).
b. Trên thế giới
Clostridium perfringens (Cl. perfringens) còn có tên là Clostridium welchii đƣợc Welch và Natan phân lập từ 1892. Với tên gọi lúc đầu là Bacillus aerogenescapsulatus. Sau này, vi khuẩn đƣợc đổi tên thành Bacillus enteritidis sporogenes, Bacillus perfringens, Bacterium welchii và Clostridium welchii. Mặc dù tên gọi không chính thức là Cl. welchii, nhƣng đƣợc sử dụng từ năm 1939 và hiện nay vẫn có thể tìm thấy trong cách viết của ngƣời Anh. Từ năm 1980, tên khoa học chính thức của vi khuẩn là Clostridium perfringens (Cl. perfringens) (Hatheway, 1990).
Năm 1931, Wilson căn cứ vào khả năng trung hòa trên chuột của huyết thanh kháng độc tố với độc tố có trong chất lọc canh trùng nuôi cấy vi khuẩn, đã chia Cl. perfringens thành 4 typ A, B, C và D (dẫn theo Hatheway, 1990).
Năm 1943, typ thứ 5 (typ E) đƣợc Bosworth phát hiện khi chủng vi khuẩn phân lập từ bê sản sinh độc tố có khả năng gây chết nhƣng không bị trung hòa bởi kháng độc tố của cả 4 typ trên. Kháng huyết thanh typ E có khả năng trung
hòa độc tố typ A nhƣng không trung hòa độc tố của typ B, C và D. Ông đã đề nghị độc tố do typ E sản sinh là iota (dẫn theo Hatheway, 1990).
Vi khuẩn Cl. perfringens thuộc họ Bacillaceae, giống Clostridia, là vi khuẩn yếm khí sinh nha bào và sinh H2S. Vi khuẩn này phân bố rộng rãi trong tự nhiên (đất, nƣớc, phân, không khí) do đó dễ nhiễm vào thức ăn và gây ngộ độc. Qua nghiên cứu, ngƣời ta xác định đƣợc Cl. perfringens có khả năng sản sinh ra nhiều độc tố và các enzyme khác. Mỗi loại độc tố do chúng sinh ra có vai trò xác định các chủng gây bệnh của Cl.perfrigens (Bormann et al, 2002), (Cadman, 1994), (Garmory, 2000).
Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy vi khuẩn E. coli thƣờng xuyên có mặt trong đƣờng tiêu hoá gia cầm khoẻ. Ở gà, số lƣợng vi khuẩn có thể đạt tới 109/1g phân, trong đó, 106 là vi khuẩn E. coli và 10-15% số đó thuộc các nhóm huyết thanh có khả năng gây bệnh. Phân và bụi ở trong chuồng nuôi gia cầm cũng là các nguồn tiềm tàng làm lây nhiễm các chủng vi khuẩn E. coli gây bệnh. Các nhà nghiên cứu đã xác định đƣợc trong 1 g bụi ở chuồng nuôi gia cầm có thể chứa tới 106 vi khuẩn, bên cạnh đó còn có sự liên hệ chặt chẽ giữa các nhóm huyết thanh của các chủng tìm thấy trong bụi và các chủng gây bệnh bại huyết cho gia cầm (Carlson và Whenham, 1968) [9]. Điều thú vị là những nhóm huyết thanh của các chủng gây bệnh ở gia cầm lại không hoàn toàn tƣơng tự với các chủng tồn tại trong đƣờng tiêu hóa của chúng.
2.2. Tổng quan về cơ sở thực tập
2.2.1. Vài nét về cơ sở thực tập
Công ty CP Tập đoàn Mavin tiền thân là Công ty Liên doanh Austfeed đƣợc thành lập năm 2004, là một dự án liên doanh giữa Việt Nam và Australia, khởi đầu từ một nhà máy thức ăn chăn nuôi đặt tại tỉnh Hƣng Yên. Đến năm 2017, công ty tái cơ cấu và chuyển đổi sang mô hình hoạt động Tập đoàn.
Tập đoàn Mavin là một Liên doanh giữa Việt Nam và Australia đã có 15 năm hoạt động tại Việt Nam. Mavin là một trong những công ty duy nhất tại Việt Nam hoạt động khép kín theo chuỗi giá trị “Từ Nông trại tới Bàn ăn” bao gồm: chăn nuôi và cung cấp con giống, chế biến thức ăn chăn nuôi, sản xuất dƣợc thú y, chế biến thực phẩm. Hiện Mavin sở hữu hàng chục nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm và thuốc thú y, với 10 công ty thành
lý, nhà phân phối trên toàn quốc. Các sản phẩm của Tập đoàn đã đến tay hàng triệu hộ chăn nuôi, ngƣời tiêu dùng trong và ngoài nƣớc. Tập đoàn Mavin cũng là công ty đi đầu trong đầu tƣ nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng tự động hóa trong sản xuất, chăn nuôi. Sứ mệnh của Mavin là cung cấp những sản phẩm “Sạch từ nguồn”; mang lại cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn cho khách hàng. Ở bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, Mavin cũng đã và đang làm hết mình vì lợi ích của khách hàng, xã hội, vì sự phát triển bền vững của ngành Nông nghiệp Việt Nam.
Trang trại gà của Mavin nằm ở xóm Đồi 1, xã Ngọc Lƣơng, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. Trại có tổng diện tích khoảng 11000 m2. Khu chăn nuôi cách khu sinh hoạt và khu hành chính 100 m và đƣợc chia làm 6 dãy chuồng riêng biệt với diện tích 1200 m2
/chuồng. Trang trại là một cơ sở sản xuất quy mô lớn với mô hình tổ chức gồm: ông Vũ Quang Hợp là quản lý trại, 2 bác sỹ thú y,1 kỹ thuật bảo trì, 13 công nhân, 2 bảo vệ. Tại đây đang nuôi giống gà Sasso dòng SA31 là giống gà thịt thƣơng phẩm phục vụ cho thị trƣờng với tổng số lƣợng là 15.000 con. Trại cũng kết hợp nuôi gà đẻ trứng là gà mái Sasso và các dòng gà trống: Lạc Thủy, Mía,Sasso…với tổng số lƣợng là 25.000 con. Tổng quy mô trại có khoảng 40.000 gà.
2.2.2. Công tác chăn nuôi của trại
a. Quy trình chăm sóc gà thịt của trại
- Giai đoạn nuôi úm gà con:
Kiểm tra nhiệt độ chuồng nuôi bằng cách xem nhiệt kế và sự phân bố đàn gà trong quây, dƣới nguồn nhiệt của các chụp sƣởi để đánh giá nhiệt độ trong quây có phù hợp hay không, nếu đàn gà phân bố đều trong quây, đi lại ăn uống bình thƣờng chứng tỏ gà đủ nhiệt.
Vệ sinh rửa máng ăn máng uống phải đặt dƣới và xung quanh nguồn nhiệt
theo hình sao, đặt xen kẽ để cho gà dễ dàng tiếp nhận thức ăn, nƣớc uống. Cho thức ăn đều các khay ăn các máng ăn, sau đó kiểm tra xem việc ăn
uống của gà có phân bố đều hay không, kiểm tra số lƣợng khay ăn, máng ăn,