2.2.1 Một số loại thuốc điều trị cầu trùng trên gà thịt hiện nay
Hiện nay có rất nhiều thuốc trị bệnh cầu trùng. Sau đây là một số loại thuốc thƣờng dùng:
- Avicoc: Liều điều trị 1g/1l cho uống liên tục trong 3 đến 5 ngày.
- Baycoc: Liều điều trị 7mg/kg P/ngày, liệu trình 2 đến 3 ngày.
- Hancoc: Chế phẩm hỗn hợp dạng dung dịch của hãng Hanvet. Thành phần: Sulphaquinoxalin, Pyrimethamin, Vitamin K.
Tác dụng: Trị cầu trùng gà, thỏ, lợn, bê, nghé, dê, cừu. Phòng và trị bệnh bạch lỵ, thƣơng hàn, tụ huyết trùng gia cầm, lợn. Liều dùng: 1,5-2ml/l nƣớc.
Dùng 4-5 ngày liên tục nếu bệnh nặng cho uống 5 ngày, nghỉ 3 ngày rồi sau đó lại cho uống 5 ngày.
Rigecoccin-WS: Liều dùng: 1g/2l nƣớc, dùng liên tục trong 3-5 ngày.
- Cocci stop - ESB3: Là chế phẩm hỗn hợp của Sulfamid và Trimethothrim. Liều điều trị 1,5-2g/l nƣớc cho uống liên tục 3 đến 5 ngày.
- ESB3: Sản phẩm của hãng Ciba (Thụy Sỹ). Thành phần chính là Sulfaclorin, thuốc dạng bột màu trắng, dễ hòa tan, sử dụng an toàn và hiệu quả cao. Liều trị 1-2g/l nƣớc uống, dùng liên tục 3-5 ngày.
- Anticoccid: Liều điều trị 1g/5kg P, hòa tan vào nƣớc hoặc trộn vào thức ăn cho gia cầm 4-5 ngày liên tục.
- T.eimerin: là chế phầm dạng bột của Sunfaclozin 30%. Liều điều trị 2g/10kgP, hòa nƣớc hoặc trộn cám cho gia cầm ăn 3-4 ngày.
- Coxi: là chế phầm hỗn hợp của Sunfadimidine 10% và Diaveridin 1%. Liều điều trị 2g/5kgP, hòa nƣớc hoặc trộn thức ăn liên tục trong 4 ngày.
- Apro-MST: là chế phẩm dạng dung dịch của Aprolium 25%. Liều điều trị 125-250mg/l nƣớc dùng liên tục 4 ngày.
- Thái-cox: là chế phẩm dạng dung dịch của Totrazuril 25%. Liều điều trị 2-3ml/l nƣớc dùng 3 ngày, nghỉ 2 ngày, dùng 2 ngày.
- UV-sulcoc: là chế phẩm hỗn hợp dạng bột của Sunfaquinoxaline 18,7% và Diaverdine 0,33%. Liều điều trị 1g/10kgP dùng liên tục 5 ngày.
- Cocidial usa: là chế phẩm dạng bột của Sunfachlopyrazne 30%. Liều điều trị 1g/5kgP dùng liên tục 5 ngày.
Dùng 1 trong số các thuốc trên kết hợp với trợ sức, trợ lực cho gia cầm, cho uống điện giải (2ml/con). Trong đó bao gồm:
-Vitamin C 500: Cho uống
-Vitamin K: Cho uống
-Axit amin: cho uống
-Multi vitamin: Cho uống
2.2.2. Sử dụng thuốc điều trị cầu trùng để phòng cầu trùng
- Sử dụng thuốc điều trị nhƣ trên với liều lƣợng thấp (bằng 1/4 đến 1/2 liều điều trị) đúng thời điểm sẽ ngăn chặn đƣợc sự phát triển, tăng sinh số lƣợng noãn nang cầu trùng trong cơ thể gà.
2.2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thuốc điều trị cầu trùng để phòng bệnh
- Thời điểm sử dụng thuốc: đúng thời điểm noãn nang cầu trùng phát triển, xâm nhập vào cơ thể gà thì thuốc sẽ cho hiệu quả cao do thời gian bán thải của thuốc điều trị dùng để phòng tƣơng đối nhanh (24-48h).
2.2.4 Phòng bệnh bằng vaccine
- Vấn đề phòng bệnh bằng vaccine đang đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và còn nhiều vấn đề chƣa đƣợc giải đáp. Ngƣời ta đã thử nghiệm thành công việc gây miễn dịch bằng cách cho uống noãn nang thành thục E.tenella trong dung dịch muối, nhƣng lại không thành công trong việc tiêm vaccine chế từ chiết xuất mô của những con vật nhiễm bệnh và việc sử dụng kháng nguyên cầu trùng bằng công nghệ gen cũng đƣợc mô tả. Nhƣ vậy, việc ngăn ngừa bệnh cầu trùng gàbằng con đƣờng vaccine là có khả năng thực hiện.
Theo Chapman (1996)[9], hiện nay việc nghiên cứu chế tạo và sử dụng vaccine cầu trùng theo hai hƣớng chủ yếu:
- Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vaccine cầu trùng sống: Thành phần vaccine là các Oocyst cầu trùng đã đƣợc xử lý theo yêu cầu công nghệ.
- Những loại vaccine sống đã đƣợc sử dụng rộng rãi ở Việt nam nhƣ: Coccivac – B (Mỹ), Paracox (Canada)…Cơ chế quan trọng là khi đƣa vaccine vào cơ thể gà. Oocyst cầu trùng trong vaccine không gây bệnh cho gà, mà sự tồn tại của chúng sẽ kích thích cơ thể gà sản sinh kháng thể chống lại sự xâm nhập của cầu trùng gây bệnh tự nhiên. Tuy nhiên, miễn dịch này không bền vững.Khi vaccine cầu trùng không còn trong cơ thể gà, chỉ sau một thời gian ngắn, gà không còn sức miễn dịch và lại có khả năng cảm nhiễm cầu trùng gây bệnh tự nhiên.
- Nghiên cứu chế tạo và sử dụng vaccine chết (vaccine vô hoạt) Vaccine loại này chỉ chứa một thành phần của Oocyst, đại diện tính kháng nguyên của cầu trùng. Đó là một protein đƣợc chiết xuất ra từ Oocyst cầu trùng loài Eimeria maxima ở giai đoạn sản sinh bào tử, đƣợc chế dƣới dạng nhũ hóa.Vaccine đƣợc sử dụng bằng cách tiêm cho gà bố mẹ giai đoạn hậu bị trƣớc khi đẻ, nhằm tạo ra kháng thể đặc hiệu ở mức cao. Cơ thể gà sản sinh kháng thể chống lại các loài cầu trùng E.tenella, E.maxima, E.acervulina. Vaccine này cũng có khả năng tạo ra miễn dịch thụ động cho gà con sinh ra từ gà mẹ đƣợc tiêm phòng vaccine.
Phạm Văn Chức và cs (1991)[2] đã nghiên cứu và sản xuất vaccine phòng bệnh cầu trùng gà bằng phƣơng pháp chiếu xạ gama, bƣớc đầu có kết quả tốt. Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996)[7], sử dụng sử dụng vaccine Coccivax phòng bệnh cầu trùng cho gà từ 6 ngày tuổi có tác dụng bảo hộ đến 54 ngày tuổi. Bạch Mạnh Điều và cs (2004)[3] đã chế vaccine nhƣợc độc bằng phƣơng pháp chiếu xạ Oocyst cầu trùng, sử dụng cho gà từ 6 ngày tuổi cho khả năng bảo hộ đến 36 ngày sau sử dụng.
Các nhà nghiên cứu đã thực hiện bƣớc đầu tiên trong việc phát triển một loại vắc-xin thế hệ mới giúp bảo vệ đàn gà chống lại bệnh cầu.Vaccine loại này dựa trên các protein lấy từ cầu trùng chứ không phải từ một ký sinh trùng sống có thể đƣợc sản xuất trên một quy mô lớn hơn so với quy mô hiện tại, do đó, cóthể đƣợc sử dụng để phòng ngừa, bảo vệ trên quy mô lớn hơn cho đàn gà.
Bảng 2.2.4 Một số loại vaccine phòng bệnh cầu trùng đã đƣợc sử dụng trong và ngoài nƣớc
Tên vaccine Nơi sản
xuất Kháng nguyên Cách dùng Tuổi gà sử dụng (ngày) Thời gian ra đời
Coccivax Sterwin lab. (Mỹ)
Hỗn hợp Oocyst
các loại cƣờng độc Pha nƣớc
uống 4 – 14 1952
Immucox Vetech lab. (Canada) Hỗn hợp các loài cƣờng độc: E.tenella, E.maxima, E.acervulina E.necatrix Pha nƣớc uống 4 – 7 1985 VAC.M Elancoprodu cts Company (Mỹ) Oocyst cƣờng độc
loài E.maxima Pha nƣớc
uống 4 -7 1989 Paracox Mallinkrodt veterinary Lia. (Anh) Các dòng tiền noãn nang của: E.tenella,E.maxima , E.acervulina, E.mitis, E.brunetti, E.praecox Pha nƣớc uống 5 -9 1992 Livacox X. D (dùng cho gà nuôi lồng) Bio Pharm research Institute (Cộng hòa Sec) Oocyst nhƣợc độc của các loài: E. tenella E. acervulina Pha nƣớc uống 7 – 10 1992 Livacox T (dùng cho gà nuôi nền có chất độn chuồng) Bio Pharm research Institute (Cộng hòa Séc) Oocyst nhƣợc độc của các loài: E. acervulina E. maxima E. tenella Pha nƣớc uống 7 - 10 1992
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra một hình ảnh chi tiết hơn về cách bệnh cầu trùng tấn công gà, phát hiện các phân tử protein đƣợc tiết vào bề mặt của ký sinh gây bệnh cầu trùng, ký sinh trùng - Eimeria, cho phép nó tấn công và xâm nhập các tế bào trong ruột của gà.
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng khi khử trùng và tiêm phòng cho gà, một trong những phân tử này sẽ hỗ trợ bảo vệ chống lại bệnh cầu trùng và do đó cho thấy triển vọng của chúng dƣới hình thức là cơ sở của một loại vaccine thế hệ mới. Nghiên cứu đƣợc thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế với sự tài trợ từ BBSRC, Hội đồng nghiên cứu khoa học vật lý và Cơ khí (EPSRC), Hội đồng Nghiên cứu Y khoa (MRC) và tổ chức Wellcome Trust. Nghiên cứu đƣợc công bố ngày 13 tháng 10 trên tạp chí PLos Pathogens và nghiên cứu ở Anh đã đƣợc thực hiện tại trƣờng Imperial College London, Viện Thú y, Đại học Oxford và trƣờng Đại học Thú y Hoàng gia. Những kết quả nghiên cứu chế tạo và sử dụng vaccine phòng bệnh cầu trung cho gà đã mở ra triển vọng cho những nghiên cứu tiếp theo trong tƣơng lai, nhằm tiến tới khống chế bệnh cầu trùng ở gà. Hiện nay, trong và ngoài nƣớc có nhiều vaccine đã đƣợc sử dụng có guồn gốc khác nhau nhƣng có tác dụng phòng trị cầu trùng hiệu quả (Nguyễn Huy Đông, 2011)[4].