Phòng trị bệnh cầu trùng gà

Một phần của tài liệu ÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ NHIỄM VÀ THỬ NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH CẦU TRÙNG Ở GÀ THỊT NUÔI TẠI TRẠI HÀ TUYẾT, TAM DƯƠNG, VĨNH PHÚC (Trang 25 - 28)

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài

2.1.8. Phòng trị bệnh cầu trùng gà

2.1.8.1. Phòng bệnh

a.Phòng bệnh bằng vệ sinh

Theo Lê Văn Năm (2003) [15] để một bệnh truyền nhiễm xảy ra cần 3 yếu tố cơ bản: căn nguyên, môi trƣờng và các yếu tố mang, truyền căn nguyên và vật cảm thụ.

Do vậy muốn bệnh không xảy ra ta phải tìm cách hạn chế tới mức tối đa

hoặc triệt tiêu các yếu tố 1 và 2. Cụ thể là trƣớc khi đƣa gà vào nuôi:

Chuồng chăn nuôi phải đƣợc tiêu độc, khử trùng bằng việc quét dọn sạch sẽ, sau đó phun crezin 5%, sau một tuần phun lại bằng formol 1,5%, sau đó 2 ngày quét vôi đặc. Mọi dụng cụ sau khi rửa sạch đƣợc ngâm trong crezin 5%

trong 2-5 giờ và phơi thật khô. Chất độn chuồng phải phơi khô, phun formol 1,5% mới đƣợc đƣa vào chuồng. Sau đó cả chuồng và dụng cụ đều đƣợc hun

sấy bằng một hỗn hợp thuốc tím và Formol với tỷ lệ ngang nhau: 10m3 chuồng cần

10g thuốc tím pha với 10 ml formol 30-38%, có thể đổ 10ml nƣớc để giảm phản ứng, giữ khói thuốc tím lâu hơn trong chuồng để khử trùng tốt hơn và hiệu quả hơn. Cuối cùng sau 2 ngày mới đƣa gà vào nuôi.

Trƣớc cửa chuồng gà nên có chậu thuốc khử trùng, hố sát trùng, ra vào chuồng phải đi qua đó. Tại chuồng và xung quanh chuồng nuôi phải có biện pháp tiêu diệt các vật cơ học hoặc sinh học có khả năng mang mầm bệnh cầu trùng nhƣ chuột, chim bồ câu, chim sẻ… Không nuôi chung gà con với gà lớn và gà đẻ trong cùng một chuồng hay cùng một khu nuôi. Thay đổi chất độn chuồng thƣờng xuyên, sát trùng môi trƣờng ngoài đều đặn. Phải cách ly triệt để những gà bị bệnh. Xác gà chết phải nhặt ngay ra khỏi chuồng rồi đốt, nếu mổ xác gà chết để khám thì phải mổ trong những khu quy định riêng. Hàng ngày tập trung phân ủ hoặc đốt.

Tăng cƣờng khả năng kháng bệnh cho gà bằng cách chăm sóc, nuôi dƣỡng tốt đảm bảo các kỹ thuật chăn nuôi. Vệ sinh thú y thƣờng xuyên.

b. Phòng bệnh bằng miễn dịch hóa học

Đó là biện pháp cho gia cầm nuốt noãn nang cầu trùng khi gia cầm đƣợc 4-6 ngày tuổi, sau đó cho gia cầm ăn thức ăn có trộn thuốc ức chế cầu trùng tới 20 ngày tuổi, gia cầm sẽ giảm nhiễm lại noãn nang cầu trùng đó.

c. Phòng bệnh bằng vacine

Ở Mỹ đã phát triển vaccine sống, vacine này là hỗn hợp Oocyst của các

loài Eimeria phổ biến nhất. Vacine đƣợc pha vào nƣớc uống nhƣng chỉ thuần

túy là khống chế việc nhiễm cầu trùng trong quá trình chăn nuôi đến một lúc nào đó vẫn phải điều trị. Sau này các vaccine sống đƣợc thay thế bằng các vaccine an toàn hơn.

Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều sản phẩm vaccine ngoại nhập nhƣng chủ yếu đƣợc dùng cho sinh sản. Tập thể nhóm tác giả của Viện Chăn nuôi đã sản xuất đƣợc vaccine phòng bệnh cầu trùng. Theo Trần Tích Cảnh và cs.,

(1996) [2] kết quả kiểm tra khả năng đƣợc bảo vệ của gà sau khi phòng vaccine cho thấy, gà ở các lô thí nghiệm đều không bị chết, còn gà ở lô đối chứng tỷ lệ chết lên tới 94-96%. Điều này cho thấy, gà đƣợc phòng bệnh cầu trùng bằng vaccine đƣợc bảo hộ rất cao.

d. Phòng bệnh bằng thuốc

Đây là phƣơng pháp đƣợc áp dụng rộng rãi nhất hiện nay. Thuốc đƣợc trộn vào thức ăn hay pha vào nƣớc uống với liều bằng nửa liều điều trị và nó sẽ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển hầu hết của các loại cầu trùng.

Sau đây là một số loại thuốc thƣờng dùng:

- Avicoc: Đây là chế phẩm của hãng Avitec (Pháp), thành phần của thuốc gồm có Sulfadimexin và Diaveridin, thuốc dạng bột hòa tan, sử dụng an toàn và có tác dụng tốt. Thuốc đƣợc dùng phòng bệnh bằng cách hòa tan trong nƣớc với liều 1g/2l nƣớc và cho gia cầm uống liên tục trong 3-5 ngày.

- Rigecoccin - WS: Đây là sản phẩm của Công ty cổ phần dƣợc và Vật tƣ

Thú y. Thuốc có tác dụng đặc biệt mạnh chống các chủng Cầu trùng Eimeria

gây bệnh cầu trùng ở ga cầm, thuốc có thể pha vào nƣớc nên hiệu quả điều trị trực tiếp và tốt. Liều phòng 1g/8l nƣớc nhƣng hiện tại do đã xuất hiện sự kháng thuốc nên trong chăn nuôi ngƣời ta đã tăng liều lên 1g/4l nƣớc.

- Baycox: Đây là một chế phẩm dạng dung dịch 2,5% Toltrazuril của hãng Bayer. Thuốc có tác dụng với tất cả các loài Cầu trùng. Liều phòng 3 mg/kg P/ngày, pha với nƣớc uống 2-3 ngày.

- Anticoccid: Đây là một chế phẩm hỗn hợp của Sulfaquixalin 27,3%, Sulfadimethoxin 22,35%, Trimethothrim 20%, Diaveridim 2,7%. Liều phòng 1g/10kg P, hòa tan vào nƣớc hoặc trộn vào thức ăn cho gia cầm 4-5 ngày liên tục.

- Coccistop - ESB3: Là chế phẩm hỗn hợp của Sulfamid và Trimethothrim. Liều phòng 0,5 đến 1g/l nƣớc cho uống liên tục 3-5 ngày.

- T.eimerin: là chế phầm dạng bột của Sunfaclozin 30%. Liều phòng 1g/10kgP, hòa nƣớc hoặc trộn cám cho gia cầm ăn 3-4 ngày.

- Thái-cox: là chế phẩm dạng dung dịch của Totrazuril 25%. Liều phòng 1ml/1lit nƣớc, dùng 2-3 ngày.

- Coxi: là chế phầm hỗn hợp của Sunfadimidine 10% và Diaveridin 1%. Liều phòng 1g/5kgP, hòa nƣớc hoặc trộn thức ăn liên tục trong 4 ngày.

- Apro-MST: là chế phẩm dạng dung dịch của Aprolium 25%. Liều phòng 62,5mg/l nƣớc dùng liên tục 4 ngày.

2.1.8.2. Trị bệnh

Theo Lê Văn Năm (2003) [15] nguyên tắc điều trị bệnh cầu trùng phải đảm bảo: Thời gian điều trị bệnh cầu trùng phải kéo dài ít nhất 3-4 ngày cho dù thực tế khi mới dùng thuốc đặc hiệu 1-2 ngày đã thấy nhiều đàn gia súc, gia cầm khỏi bệnh về mặt lâm sàng. Liều dùng thuốc phải đủ để tiêu diệt căn nguyên theo chỉ dẫn sử dụng của mỗi loại thuốc riêng biệt mà các nhà sản xuất đã khuyến cáo.

Do chu trình phát triển sinh học của cầu trùng cần 3-5 ngày nên sau khi điều trị khỏi bệnh 3-5 ngày, phải duy trì liều phòng liên tục 3 ngày để kìm hãm sự phát triển của chúng, sau đó nghỉ 3-5 ngày và lặp lại cho đến khi gia súc, gia cầm đạt đến độ tuổi miễn dịch tự nhiên. Đối với gà thịt, thời gian duy trì liều phòng đến 90 ngày tuổi.

Để nâng cao hiệu lực của công tác phòng và trị bệnh cầu trùng đạt kết quả tốt nhất, khi đã dùng một loại thuốc nào vào mục đích phòng bệnh thì khi bệnh xảy ra nên dùng loại thuốc thuộc nhóm khác để điều trị sẽ mang hiệu quả tốt hơn và thời gian điều trị sẽ đƣợc rút ngắn hơn.

Một phần của tài liệu ÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ NHIỄM VÀ THỬ NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH CẦU TRÙNG Ở GÀ THỊT NUÔI TẠI TRẠI HÀ TUYẾT, TAM DƯƠNG, VĨNH PHÚC (Trang 25 - 28)