CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Tại Pháp, hãng Sasso tạo ra bộ giống gà Sasso và đã đƣa vào sản xuất gồm 16 dòng gà trống và 6 dòng gà mái, các dòng gà trống sử dụng rộng rãi hiện nay là: X44N, T55, T55N, T77, T88, T88N. Dòng mái đƣợc sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là: SA31, SA51. Gà SA31 có màu lông nâu đỏ, khối lƣợng lúc 20 tuần tuổi đạt 2.01- 2,29kg, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng là 2,38-2,46kg. Gà SA51 có khối lƣợng lúc 20 tuần tuổi là 1,42kg, sản lƣợng trứng đạt 188- 190 quả/mái/năm. Hãng sử dụng trống X44 x mái SA31L tạo con lai thƣơng phẩm nuôi thịt đến 63 ngày tuổi có khối lƣợng cơ thể đạt 2,55kg/con, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng là 2,46kg.
Hãng Hubbard -ISa thành lập tháng 8 năm 1997 do sự sát nhập của hai tập đoàn Hubbard và ISa theo kế hoạch của công ty mẹ (nay mang tên
AVENTIS). Qua quá trình nghiên cứu, nhân giống, chọn lọc, lai tạo, công ty đã tạo ra đƣợc các giống gà thịt cao sản, các giống gà lông màu có thể nuôi công nghiệp hoặc chăn thả, Hiện nay hãng Hubbard - ISa có 119 giống gà chuyên thịt lông trắng và lông màu. Trong đó có nhiều giống nổi tiếng đang đƣợc nuôi ở nhiều nƣớc trên thế giới, các giống gà của hãng Hubbard -ISa gồm các giống gà ISa lông trắng siêu thịt đáp ứng nhu cầu thâm canh công nghiệp trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Hãng sử dụng trống dòng S44 x mái dòng JA57 tạo con lai ở 63 ngày tuổi có khối lƣợng cơ thể 2,20kg, tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lƣợng cơ thể 2,24 -2,30kg.
Giống gà thƣơng phẩm “Label Rouge” là tổ hợp lai bốn dòng có lông màu vàng hoặc màu nâu vàng của công ty gà Kabir, đây là công ty lớn nhất của Israel do gia đình ZviKatz chủ sở hữu đƣợc thành lập năm 1962. Hiện nay công ty Kabir của Israel đã tạo ra đƣợc 28 dòng chuyên dụng thịt lông trắng và lông màu, trong đó có 13 dòng nổi tiếng trên thế giới đƣợc ƣa chuộng nhƣ dòng trống K100, K100N, K400, K400N, K600, K368, K66 và các dòng mái K14, K25, K123 và K156. Đặc tính của những dòng này là có lông màu, chân vàng, da vàng thích hợp nuôi chăn thả. Hãng Kabir chicks L.t.d. sử dụng trống GGK x mái K227 tạo con thƣơng phẩm ở 63 ngày có khối lƣợng cơ thể 2460g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng cơ thể 2,28kg.
Hãng Grimaud Freres Selection S.A.S sử dụng trống G99 x mái GF tạo con lai ở 63 ngày có khối lƣợng cơ thể 2100g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng cơ thể 2,22kg. Trống G99 x mái GF26 tạo con lai ở 63 ngày có khối lƣợng cơ thể 1900g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng cơ thể 2,49kg. Trống L11 x mái GF86 tạo con lai ở 63 ngày có khối lƣợng cơ thể 2730g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng cơ thể 2,48kg. Trống L11 x mái GF26 tạo con lai ở 63 ngày có khối lƣợng cơ thể 2480g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng cơ thể 2,47kg.
Tại Ý có giống gà Robusta Lionata đƣợc chọn lọc liên tiếp từ F1 (đƣợc lai tạo giữa Orpington Buff và gà trắng Mỹ) tạo ra gà kiêm dụng lông màu cà phê, da và ống chân vàng, mào đơn kích thƣớc trung bình, dái
tai màu đỏ. Ở 4 tháng tuổi gà mái và gà trống đạt trọng lƣợng 1,9 - 2kg. Đến tuổi trƣởng thành khối lƣợng cơ thể con trống đạt 3,7 - 4,4kg, con mái đạt trung bình 2,8 - 3,3kg. Năng suất trứng/ mái/ năm đạt 160 - 170 quả có khối lƣợng trứng 55 - 60g và vỏ màu hồng nhạt (Zanetti và cs. (2011) [51]).
Singh và cs. (1988) [50] nghiên cứu cải tiến dòng mái gà hƣớng thịt thông qua chỉ số chọn lọc. Các tính trạng đƣợc nghiên cứu là khối lƣợng cơ thể 6 tuần tuổi, 20 tuần tuổi, tuổi đẻ quả trứng đầu, khối lƣợng trứng 40 tuần tuổi và khối lƣợng trứng tại 32 tuần tuổi. Chỉ số chọn lọc kết hợp thông tin của 5 thế hệ tạo ra độ chính xác của chọn lọc cũng nhƣ sự kết hợp tối đa tiến bộ di truyền. Emmerson (1997) [46] nêu khái quát về các phƣơng pháp hiện đang đƣợc áp dụng trong nhân giống gia cầm cho thấy chọn lọc đàn lớn đối với tính trạng khối lƣợng cơ thể đã giảm đáng kể số ngày cần phải nuôi gia cầm cho đến khi đạt khối lƣợng bán thịt, đồng thời làm cải thiện gián tiếp đến tính trạng chuyển hóa thức ăn.
Ở Nhật Bản ngƣời ta tạo các con lai để nuôi thịt có chất lƣợng cao rất đƣợc chú trọng. Các giống gà này đƣợc nuôi thời gian dài 85 - 120 ngày, chúng đƣợc ăn bằng thức ăn đặc biệt, trong khẩu phần ăn không có nguồn gốc động vật.
Ở Trung Quốc trong những năm gần đây cũng đã lai tạo thành công và đƣa ra thị trƣờng nhiều giống gà màu thả vƣờn nhƣ: Tam Hoàng, Lƣơng Phƣợng, Ma Hoàng, Lô Hoa, Long Phƣợng… Đây là các giống gà có chất lƣợng thịt thơm ngon, da vàng, chân vàng, màu sắc lông phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng, năng suất trứng đạt 135 - 170 quả/mái/năm; nuôi thịt đến 70 ngày tuổi có khối lƣợng cơ thể đạt 1,5 - 1,9kg/con.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo Chiến lƣợc phát triển chăn nuôi đến năm 2020 (Quyết định số 10/2008 QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ) [39] tỷ trọng sản phẩm gia cầm sẽ tăng lên (từ 20% lên 30% vào năm 2020) và tỷ trọng vể sản phảm thịt lợn sẽ giảm (từ 75% xuống còn 65% năm 2020). Nhƣ vậy,
trong thời gian tới chăn nuôi gia cầm, đặc biệt chăn nuôi gà sẽ có cơ hội rất lớn để phát triển.
Trong những năm gần đây, nhiều giống gà chăn thả lông màu đã đƣợc nhập vào nƣớc ta do có khả năng cho thịt cao, sinh sản tốt nhƣ: gà Tam Hoàng 882 nhập năm 1992, gà Tam Hoàng Jiangcun nhập năm 1995; gà Lƣơng Phƣợng nhập năm 1997 (Trung Quốc). Gà Kabir nhập năm 1997 của Cộng hòa Israel; gà ISA JA57 nhập năm 1999; gà ISA Color nhập năm 2000; gà Sasso, gà Hubbard Redbro nhập năm 2006 của Cộng hòa Pháp…. Các giống gà này đã đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng nên đã phát triển nhanh trong sản xuất. Hàng năm đã cung cấp cho thị trƣờng hàng chục triệu con giống gà lông màu nuôi thịt.
Song song với công tác nghiên cứu chọn lọc nâng cao các dòng thuần thì các công trình nghiên cứu về tổ hợp lai cũng đã đƣợc triển khai. Tạ An Bình (1973) [2] đã dùng phƣơng pháp lai đơn giản, những công thức về thịt trứng: Plymouth x Ri; Cornish x Ri; Mía x Rhode Island; Phù Lƣu Tế x Susex. Khối lƣợng con lai trong các công thức ở các giai đoạn 60, 90, 120 ngày tuổi đều nghiêng về phía bố, có ƣu thế lai cao so với gà Ri thuần. Nguyễn Hoài Tao và Tạ An Bình (1984) [23] nghiên cứu lai kinh tế: Mía x Ri; Phù Lƣu Tế x Ri; Chọi x Ri, kết quả cho thấy ở 2 công thức lai Mía x Ri và Phù Lƣu Tế x Ri có khối lƣợng cơ thể, tiêu tốn thức ăn đều ở mức tốt hơn so với gà Ri thuần. Theo Bùi Quang Tiến và cs. (1985) [27] tạo giống gà kiêm dụng Rhoderi có sản lƣợng trứng cao hơn gà Ri 27%, khối lƣợng trứng thấp hơn gà Rhode 11%, cao hơn gà Ri 8,6%.
Những năm gần đây nhiều giống gà lông màu chăn thả đƣợc nhập vào nƣớc ta do có ƣu điểm màu lông, dễ nuôi, thịt ngon, khả năng cho thịt cao, sinh sản tốt nhƣ gà Lƣơng Phƣợng Hoa nhập năm 1995 từ Quảng Tây (Trung Quốc), gà Sasso nhập năm 1996 từ Pháp, gà Kabir nhập năm 1997 từ Israel.... Các giống gà này đã góp phần tạo nguồn gen phong phú, là nguyên liệu cho công tác lai tạo giữa các giống gà ngoại nhập với ngoại nhập; giữa các giống
gà ngoại nhập với giống gà nội góp phần đẩy mạnh chăn nuôi gà thả vƣờn, tăng nguồn thực phẩm cho xã hội.
Gà Lƣơng Phƣợng: Năng suất trứng 165 - 171quả/mái/10 tháng đẻ, tiêu tốn 2,53 - 2,65 kg thức ăn/10 quả trứng, tỷ lệ trứng có phôi 96%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp 87 - 88% (Nguyễn Huy Đạt và cs. (2001) [6]). Nuôi thịt đến 65 ngày tuổi khối lƣợng cơ thể 1,5-1,6kg, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng 2,4-2,6kg, tỷ lệ nuôi sống 95% (Nguyễn Duy Hoan và cs. (1999) [10]). Từ giống gà Lƣơng phƣơng nhập về nhóm tác giả Trần Công Xuân và cs. (2004) [37] đã chọn tạo đƣợc 3 dòng gà lông màu LV1, LV2 và LV3 đáp ứng nhu cầu của sản xuất.
Theo kết quả nghiên cứu tổ hợp lai 3/4 máu Lƣơng Phƣợng và 1/4 máu Sasso X44 cho thấy gà lai nuôi thịt đến 70 ngày có tỷ lệ nuôi sống 96%. Khối lƣợng cơ thể cao hơn gà Lƣơng Phƣợng 11,67%. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng cơ thể thấp hơn gà Lƣơng Phƣợng nuôi thịt 0,19kg. Các chỉ tiêu tỷ lệ thân thịt, thịt đùi, thịt ngực đều cao hơn gà Lƣơng Phƣợng (Trần Công Xuân và cs. (2004) [37].
Kết quả nghiên cứu của Trần Công Xuân và cs. (2004) [37] cho thấy tỷ lệ đẻ của đàn gà lai (Trống Sasso dòng X44 x Mái Lƣơng Phƣợng) nuôi sinh sản đến 68 tuần tuổi trung bình đạt 52,3 - 52,38%, năng suất trứng đạt 173,8 - 175,7quả/mái. Tiêu tốn thức ăn/10 trứng là 2,99 - 3,0kg. Tỷ lệ phôi 93,0 - 93,5%. Gà lai nuôi thịt lúc 63 ngày tuổi khối lƣợng cơ thể đạt 2369,5 - 2377,39g/con cao hơn so với gà Lƣơng Phƣợng 30,61 - 31,05%, tỷ lệ nuôi sống cao 95,94 - 96,66%, tiêu tốn thức ăn 2,46 - 2,67kg/ kg tăng khối lƣợng cơ thể.
Tác giả Đoàn Xuân Trúc và cs. (2004) [36] đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chọn tạo hai dòng gà HB5 và HB7 của giống gà chuyên thịt lông màu bán chăn thả HB 2000” Từ nguồn dòng ông ngoại của giống gà ISA JA57 nhập nội lẫn tính biệt đã chọn tạo 2 dòng gà HB5 (chân lùn từ dòng C) và HB7 (từ dòng D) và cho biết qua 3 thế hệ chọn lọc năng suất trứng/64 tuần tuổi của HB5 và HB7 đạt đƣợc tƣơng ứng: 161 - 170quả và
169,2 - 180,5quả; trên đàn bố mẹ đạt 166 - 172 quả. Con thƣơng phẩm nuôi đến 63 ngày tuổi đạt 1593,6g.
Nguyễn Huy Đạt, Hồ Xuân Tùng (2004) [6] đã nghiên cứu chọn tạo ra hai dòng gà Ri cải tiến từ nguyên liệu gà Lƣơng Phƣợng, Kabir và gà Ri. Kết quả đã chọn tạo đƣợc 2 dòng gà Ri cải tiến R1 và R2 có màu lông cánh gián và vàng nhạt phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng. Năng suất trứng đến 68 tuần tuổi gà R1 đạt 167 - 170 quả; gà R2 đạt 156 - 159 quả, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng tƣơng ứng là 3,08 và 3,46kg. Gà nuôi thịt đến 84 ngày tuổi khối lƣợng cơ thể đat 1,65-1,8kg, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng là 2,7 - 2,81kg.
Phùng Đức Tiến và cs. (2008) [28] đã tiến hành nghiên cứu chọn tạo 4 dòng gà lông màu hƣớng thịt từ nguyên liệu gà Sasso (X44 và SA31L), gà LV2 và gà LV3 để tạo ra 3 dòng mái: TP1; TP2; TP3 và dòng trống TP4. Dòng TP4 có khối lƣợng lúc 56 ngày tuổi đạt 2,2 - 2,3kg. Ba dòng mái TP1, TP2 và TP3 chọn lọc theo hƣớng năng suất trứng 3 tháng đẻ đầu cho NST/mái/68 tuần tuổi dòng TP3 đạt: 183,56 quả, gà TP2 đạt 177,36 quả và gà TP1 đạt 181,38 quả.
Từ nguồn nguyên liệu là 4 dòng gà Hubbard Redbro nhập nội Phùng Đức Tiến và cs. (2010) [32] đã chọn tạo đƣợc dòng gà lông màu TN1 và TN2. Kết quả chọn tạo đƣợc dòng trống TN1 đƣợc chọn tạo từ tổ hợp lai Redbro AB, gà có năng suất trứng đạt 150,86 quả/mái/64 tuần tuổi; khối lƣợng cơ thể lúc 8 tuần tuổi đạt 2616,47g đối với gà trống và 2207,02 gam đối với gà mái. Dòng mái TN2 đƣợc chọn tạo từ tổ hợp lai Redbro CD, năng suất trứng đạt 178,05 quả/mái/64 tuần tuổi đã nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Hubbard Redbro bố mẹ
Hoàng Tuấn Thành và cs. (2011) [24] đã nghiên cứu chọn tạo 2 dòng gà lông màu LV4 và LV5 từ nguyên liệu gà LV1, gà Sasoo X44 và gà Kabir. Kết quả sau 4 thế hệ chọn tạo tại Trại thực nghiệm chăn nuôi gia cầm Thống Nhất - Đồng Nai, bƣớc đầu các dòng gà có đặc điểm ngoại hình ổn định. Gà LV4 có tỷ lệ nuôi sống đạt 94,5 - 97,5% giai đoạn 0-8 tuần tuổi, giai đoạn 9 - 24 tuần tuổi đạt 95,2 - 98,7%. Khối lƣợng cơ thể 8 tuần tuổi đạt 1,829kg/con,
tăng hơn so với gà LV1 từ 141,8 - 218,8g tƣơng ứng 8,4 - 13,6%. Gà thƣơng phẩm lai LV42 và LV12 có tỷ lệ nuôi sống cao 97,7 - 98,0%; khối lƣợng cơ thể 8 tuần tuổi đạt tƣơng ứng 1,800kg và 1,678kg/con; tiêu tốn thức ăn cho kg tăng khối lƣợng là 2,45 - 2,50kg.
Nhƣ vậy, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy con lai có ƣu thế lai so với trung bình bố mẹ trên nhiều chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật (khối lƣợng cơ thể, tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ nuôi sống,....). Các tổ hợp lai giữa các giống gà nhập nội tạo ra gà lông màu chăn thả có chất lƣợng thịt ngon, màu sắc lông đa dạng mang lại hiệu quả kinh tế. Các đặc điểm về ngoại hình của gia cầm là những đặc trƣng cho giống, thể hiện khuynh hƣớng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi.
Chƣơng 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Hai đàn gà thuộc 2 dòng gà TN1 và TN2 từ sơ sinh đến 38 tuần tuổi.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Trạm nghiên cứu chăn nuôi gà Phổ Yên - Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phƣơng - Viện Chăn Nuôi.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định đặc điểm ngoại hình của hai dòng gà TN1 và TN2.
- Đánh giá tỷ lệ nuôi sống, khả năng sinh trƣởng của hai dòng gà TN1 và TN2 qua các tuần tuổi.
- Đánh giá khả năng sinh sản của hai dòng gà TN1 và TN2 từ 24 đến 38 tuần tuổi.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Sơ đồ chọn tạo dòng trống TN1 và dòng mái TN2
Nguyên liệu từ giống gà nhập nội Hubbard Redbro (AB và CD)
* Sơ đồ tạo dòng trống TN1
♂Redbro (AB) x ♀Redbro (AB) ↓
Thế hệ 2,3
Theo dõi năng suất cá thể, phân tích đánh giá di truyền các tính trạng, chọn lọc định hƣớng các cá thể theo mục tiêu đặt ra.
↓
Từ thế hệ 4…
Áp dụng phƣơng pháp nhân giống dòng thuần để bảo tồn tính trạng chọn lọc
↓
* Sơ đồ tạo dòng mái TN2
♂Redbro (CD) x ♀Redbro (CD) ↓
Thế hệ 1: Xếp giao phối ngẫu nhiên ↓
Thế hệ 2, 3
Theo dõi năng suất cá thể, phân tích đánh giá di truyền các tính trạng, chọn lọc định hƣớng các cá thể theo mục tiêu đặt ra.
↓
Từ thế hệ 4…
Áp dụng phƣơng pháp nhân giống dòng thuần để bảo tồn tính trạng chọn lọc
↓
Dòng mái TN2
3.4.2. Thiết kế thí nghiệm
Bảng 3.1. Số lƣợng gà vào thí nghiệm qua các giai đoạn
Giai đoạn Dòng TN1 Dòng TN2
Trống (con) Mái (con) Trống (con) Mái (con)
0 - 8 tuần tuổi 760 1140
9 - 23 tuần tuổi 70 250 140 380
24 - 38 tuần tuổi 50 220 100 320
- Đánh giá khả năng sinh trƣởng đàn gà bằng phƣơng pháp cân trực tiếp qua các tuần tuổi. Kết thúc giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi tỷ lệ giữ lại làm giống đối với gà trống dòng TN1 là 18 - 19%, dòng TN2 là 25 - 26%; đối với gà mái cả hai dòng là 68 - 69%. Kết thúc giai đoạn gà 9 - 20 tuần tuổi), tỷ lệ giữ lại làm giống cả hai dòng đối với gà trống 70 - 73%, đối với gà mái là 87 - 90%.
- Xác định năng suất sinh sản của đàn gà bằng phƣơng pháp thu nhặt trứng kiểm đếm hàng ngày, cân khối lƣợng gà và khối lƣợng trứng khi đàn gà đẻ 5%, 30%, 50%, đỉnh cao và 38 tuần tuổi.