CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Sinh trƣởng tích lũy của gà thí nghiệm
Sinh trƣởng tích lũy chính là khối lƣợng cơ thể gia cầm qua các giai đoạn. Trong suốt qua trình theo dõi đàn gà thí nghiệm phát triển bình thƣờng, khối lƣợng tăng dần qua các tuần tuổi. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trƣởng và phát triển của gia cầm. Kết quả nghiên cứu đƣợc thể hiện ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Sinh trƣởng tích lũy của gà thí nghiệm giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi (g)
Tuần tuổi TN1 TN2 Cv (%) Cv (%) SS 42,88 ± 0,36 5,91 42,10 ± 0,39 6,58 1 142,80 ± 1,81 8,95 125,20 ± 1,72 9,71 2 303,80 ± 3,93 9,14 260,50 ± 3,52 9,56 3 588,40 ± 7,34 8,82 454,60 ± 7,26 11,29 4 920,50 ± 12,38 9,51 731,80 ± 11,42 11,03 5 1323,80 ± 21,37 11,41 961,20 ± 15,03 11,05 6 1670,40 ± 28,88 12,22 1172,80 ± 21,30 12,84 7 2026,00 ± 32,36 11,29 1354,90 ± 25,66 13,39 8 2387,20 ± 47,34 14,02 1506,00 ± 29,45 13,83
Hình 4.4. Đồ thị khối lƣợng cơ thể gà con giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi
Trong chăn nuôi gia cầm, khối lƣợng là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng không chỉ đối với gia cầm nuôi thịt mà còn rất quan trọng đối với gia cầm nuôi sinh sản, đặc biệt là giai đoạn hậu bị. Khối lƣợng gia cầm trƣớc khi vào đẻ phản ánh chế độ chăm sóc, nuôi dƣỡng ở giai đoạn hậu bị có hợp lý hay không. Vì thế khối lƣợng gà hậu bị có ảnh hƣởng rất lớn đến sức đẻ trứng sau này.
Kết quả bảng 4.3 cho thấy, khối lƣợng sơ sinh của gà TN1 là 42,88g và gà TN2 là 42,1g. Giai đoạn 8 tuần tuổi đầu gà đƣợc cho ăn tự do nên khối lƣợng tăng trọng mạnh nhất, trung bình tăng từ 99,92 - 361,2g/con/tuần ở gà TN1. Khối lƣợng gà cứ tăng dần theo tuần tuổi và giai đoạn từ 0 - 4 tuần tuổi là giai đoạn gà tăng khối lƣợng mạnh nhất. Giai đoạn này gà đƣợc ăn tự do cả ngày lẫn đêm, chính vì vậy gà phát huy đƣợc hết tốc độ sinh trƣởng của chúng. Hệ số biến dị (Cv%) giai đoạn này thấp, chứng tỏ gà phát triển rất đồng đều. Giai đoạn 5 - 8 tuần tuổi, đã có sự khác nhau về tăng trọng khối lƣợng cơ thể giữa con trống và con mái. Chính vì vậy có sự chênh lệch về độ đồng đều giữa các con ở trong đàn. Hệ số biến dị (Cv%)
giai đoạn này tƣơng đối cao, dao động từ 11,41 - 14,02% đối với dòng TN1 và 11,05 - 13,83% đối với dòng TN2.
Kết thúc giai đoạn 8 tuần tuổi khối lƣợng cơ thể đạt 2387,20 g ở gà gà TN1 và 1506,00g ở gà TN2.
Theo kết quả của Phùng Đức Tiến và cs. (2017) [33] khối lƣợng cơ thể của dòng trống TP4 lúc 8 tuần tuổi chọn lọc theo hƣớng khối lƣợng cao đạt 2078,20g. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quý Khiêm và cs. (2017) [14] khối lƣợng cơ thể lúc kết thúc giai đoạn gà con ở thế hệ thứ 4 là 2413,76g ở gà TN1 và 1879,48g ở gà TN2. So với kết quả nghiên cứu trên thì kết quả của chúng tôi là tƣơng đƣơng.
Kết thúc giai đoạn 0 - 8 tuần tuổi chúng tôi tiếp tục theo dõi sinh trƣởng tích lũy của gà ở giai đoạn 9 - 20 tuần tuổi.
Giai đoạn 9 - 20 tuần tuổi tách riêng trống, mái và nuôi theo chế độ ăn hạn chế, khối lƣợng cơ thể đƣợc điều chỉnh thông qua kỹ thuật điều tiết thức ăn.
Bảng 4.4. Sinh trƣởng tích lũy của gà thí nghiệm giai đoạn 9 - 20 tuần tuổi (g)
Tuần tuổi TN1 TN2 Trống Mái Trống Mái Cv (%) Cv (%) Cv (%) Cv (%) 9 2800,33 ± 39,58 7,74 2240,33 ± 27,63 6,75 1851,67 ± 32,37 9,58 1480,67 ± 27,13 10,03 10 2823,00 ± 38,33 7,44 2289,67 ± 32,17 7,70 2024,00 ± 28,84 7,80 1602,67 ± 24,12 8,24 11 2841,33 ± 45,03 8,68 2322,67 ± 38,96 9,19 2139,33 ± 36,54 9,35 1712,33 ± 28,89 9,24 12 2864,67 ± 45,17 8,64 2365,00 ± 38,80 8,99 2249,00 ± 38,50 9,38 1816,00 ± 31,21 9,41 13 2901,00 ± 50,64 9,56 2387,00 ± 40,65 9,33 2337,67 ± 38,67 9,06 1889,00 ± 29,06 8,43 14 2930,00 ± 49,79 9,31 2425,33 ± 40,08 9,05 2422,33 ± 37,20 8,41 1944,33 ± 25,72 7,24 15 2977,00 ± 48,88 8,99 2450,33 ± 38,46 8,60 2498,00 ± 39,45 8,65 2009,33 ± 28,25 7,70 16 2994,67 ± 45,67 8,35 2476,00 ± 36,66 8,11 2584,00 ± 40,32 8,55 2071,00 ± 29,55 7,82 17 3033,00 ± 47,01 8,49 2504,33 ± 38,56 8,43 2663,00 ± 43,10 8,86 2128,33 ± 27,71 7,13 18 3070,67 ± 49,34 8,80 2534,33 ± 39,82 8,61 2737,50 ± 44,32 8,87 2186,67 ± 44,32 8,87 19 3121,33 ± 46,77 8,21 2565,33 ± 41,09 8,77 2816,00 ± 41,28 8,03 2246,33 ± 41,28 8,03 20 3155,67 ± 47,55 8,25 2605,67 ± 39,20 8,24 2899,67 ± 44,51 8,41 2308,67 ± 32,63 7,96
Bảng 4.4 cho biết khối lƣợng cơ thể gà TN1 lúc 9 tuần tuổi con trống đạt 2800,33g và con mái đạt 2240,33g. Giai đoạn 9 - 20 tuần tuổi, tốc độ tăng trƣởng khối lƣợng của gà chậm, trung bình tăng 22,67 - 34,34g/con/tuần đối với gà trống còn gà mái tăng trƣởng dao động 31 - 49,34g/con/tuần. Càng về các tuần tuổi sau tốc độ tăng về khối lƣợng càng giảm dần. Kết thúc giai đoạn 20 tuần tuổi khối lƣợng cơ thể gà trống đạt 3155,67g; con mái đạt 2605,67g. Phùng Đức Tiến và cs. (2008)[28] cho biết khối lƣợng cơ thể 20 tuần tuổi của gà trống Redbro A là 2901,20g và mái Redbro B là 2306,67g. Nhƣ vậy, khối lƣợng của gà trống và gà mái TN1 của chúng tôi là cao hơn.
Cũng nhƣ đối với gà TN1 gà TN2 giai đoạn 9 - 20 tuần tuổi đƣợc tách riêng trống mái và nuôi theo chế độ ăn hạn chế, khối lƣợng cơ thể đƣợc điều chỉnh thông qua thức ăn. Tốc độ tăng về khối lƣợng mạnh ở các tuần đầu của giai đoạn và giảm dần về các tuần tuổi tiếp theo. 4 tuần tuổi đầu của giai đoạn 9 - 20 tuần tuổi tăng 109,67 - 172,33g/con/tuần ở con trống và 103,67 - 121,8 g/con/tuần đối với con mái sau đó giảm dần và 4 tuần kết thúc giai đoạn 9 - 20 tuần tuổi con trống chỉ tăng trƣởng 74,50 - 83,67 g/con/tuần, con mái 57,33 - 62,34 g/con/tuần. Kết thúc giai đoạn 20 tuần tuổi khối lƣợng cơ thể gà trống là 2899,69g và 2308,67g ở con mái.
Theo Nguyễn Quý Khiêm và cs. (2017) [14] trên gà TN1 kết thúc giai đoạn 20 tuần tuổi khối lƣợng cơ thể gà trống qua các thế hệ đạt 2905,37g - 2930,67g; con mái là 2310 - 2316,39g. Phùng Đức Tiến, Lê Tiến Dũng (2008) [28] cho biết khối lƣợng cơ thể của gà TP2 lúc 20 tuần tuổi là 2252,40g; gà TP1 lúc 20 tuần tuổi là 2279,20g. Kết quả của Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thành Đồng (2001) [6] trên gà Lƣơng Phƣợng Hoa nuôi tại trại Liên Ninh có khối lƣợng cơ thể ở 20 tuần tuổi là 2030g. Kết quả của các tác giả là tƣơng đƣơng với kết quả của chúng tôi nghiên cứu. Nhƣ vậy, khối lƣợng cơ thể gà trống và mái TN2 ở 20 tuần tuổi là tƣơng đối ổn định.
Khối lƣợng cơ thể gà giai đoạn này không sử dụng để đánh giá, so sánh khả năng sinh trƣởng của giống nhƣng có ý nghĩa lớn trong sản xuất,
đặc biệt liên quan đến sản lƣợng trứng, khối lƣợng trứng cũng nhƣ khối lƣợng lúc loại thải (Hồ Xuân Tùng, 2009) [34].