Nghiên cứu về tiêu chuẩn giống:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng củ giống địa hoàng (Trang 25 - 26)

Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.2. Tổng quan các nghiên cứu về địa hồng có liên quan tới đề tài

2.2.2. Nghiên cứu về tiêu chuẩn giống:

Địa hoàng được nhân giống truyền thống bằng hạt, bằng củ,... Ở Việt Nam thì chủ yếu là nhân giống bằng củ. Hiện nay, đã có rất nhiều các nghiên cứu về nhân giống in vitro cây địa hoàng, tuy nhiên phương pháp này chưa được áp dụng nhiều vì chi phí lớn. Hơn nữa, chưa có nhiều nghiên cứu về sự sinh trưởng, phát triển của cây cũng như dược tính của sản phẩm trồng từ cây nhân giống in vitro.

Theo nhóm tác giả Hà Thị Thanh Đoàn, Hoàng Mai Thảo,.. (2019), trong nghiên cứu nhằm xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở của củ giống địa hoàng, đã kết luận: đường kính của củ làm giống có sự ảnh hưởng rõ rệt đến số lượng giống và tỷ lệ nảy mầm của giống, cũng như tác động tới tỷ lệ sống của các hom giống,… Củ địa hoàng đủ tiêu chuẩn làm giống có đường kính 1,5 - 2 cm, trọng lượng trung bình 50 gam. Chiều dài của củ giống không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sinh trưởng, khả năng chống chịu sâu bệnh và các yếu tố cấu thành năng suất của địa hồng nhưng lại có ảnh hưởng tới hệ số nhân giống. Củ giống địa hồng có chiều dài từ 10 cm trở lên sẽ cho số lượng hom củ lớn hơn.

Tại nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước về “Nghiên cứu phát triển cây Địa hoàng (Rehmannia glutinosa) theo hướng dẫn GACP - WHO trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và một số tỉnh lân cận”, do Tiến sĩ Phạm

Thanh Loan cùng cộng sự (2019), sau khi nghiên cứu, kết hợp, tham khảo thêm nhiều kết quả nghiên cứu trước, đã đề nghị và được Bộ Nông nghiệp và PTNT cơng nhận giống Địa hồng 19 là giống cây trồng mới và đồng thời các tác giả đã xây dựng và được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành tiêu chuẩn củ giống cho giống Địa hoàng 19. Trong bộ tiêu chuẩn này, tiêu chuẩn củ giống gồm một số chỉ tiêu cơ bản như: đường kính củ phải đạt 1,5 - 2,0 cm, chiều dài trung bình củ trên 10 cm, khối lượng truung bình đạt trên 25 gam, số củ có đường kính nhỏ hơn 1,5 cm khơng lớn hơn 2% và một số tiêu chí khác như hình dạng củ tương đối thằng, số mầm ngủ từ 3 mầm trở lên,….

Với giống địa hoàng được nhân từ biện pháp in vitro, đến nay chưa được ứng dụng rộng rãi và cịn gặp nhiều khó khăn cần giải quyết như khâu ra ngôi cây giống, nâng cao tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng của cây trong giai đoạn sau ống nghiệm. Trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện thực nghiệm để đưa ra quy trình nhân giống và chăm sóc cây con bởi việc ni cấy in vitro cây địa hồng thực sự có tiềm năng và ý nghĩa rất lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng củ giống địa hoàng (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)