Kỹ thuật trồng và chăm sóc ruộng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng củ giống địa hoàng (Trang 38 - 41)

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc ruộng thí nghiệm

- Thời vụ trồng: cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 2020.

- Làm đất: Chọn đất mới hoặc đất vụ trước trồng các cây lương thực, khơng chọn các vùng đất vụ trước có trồng các cây họ cà, bầu bí, rà rốt,… Cũng khơng nên trồng địa hoàng liên tiếp nhiều vụ trên một chân đất. Chọn đất cao ráo, thoát nước tốt, kết câu tơi xốp, ít dốc, tốt nhất là đất bãi. Sử dụng

máy cày để cày vỡ đất, cày sâu để tạo tầng canh tác dày thuận lợi cho củ địa hoàng phát triển. Đất trồng được làm nhỏ và dọn sạch cỏ dại.

Đất được làm tơi xốp và lên thành luống cao 30 - 40 cm, bề rộng 1,2 m. Làm phẳng mặt luống và tạo độ dốc theo hướng ra hai bên.

Có thể sử dụng biện pháp che phủ, thông thường sẽ dùng nilon đen để che mặt luống, phòng ngừa, hạn chế cỏ dại. Nếu phủ nilon thì cần đục lỗ theo các khoảng cách trồng và phải phủ xuống hết cả rãnh.

Sau khi rạch hàng hoặc bổ hố, bón phân lót, phủ một lớp đất mỏng 2-3 cm rồi mới đặt đoạn củ giống lên trên. Sau đó, lấp đất khoảng 2-3cm so với vị trí của củ (Mật độ của nội dung 2 áp dụng theo các cơng thức thí nghiệm).

- Chăm sóc: cần tập trung chăm sóc vào thời gian hai tháng đầu sau khi cây đã mọc.

- Dặm tỉa cây: Dặm cây sớm ngay sau khi trồng 15 - 20 ngày. Lấy cây dự phòng, bưng cả bầu ra dặm, nếu thiếu tách mầm ở các gốc có 2 - 3 mầm. Tỉa cây, cành, lá hoa: Lựa chọn cây khỏe, tỉa bớt cây xấu để tập trung dinh dưỡng nuôi cây khỏa mạnh, là những cây cho hiệu quả kinh tế sau này. Sau khi cây mọc đều, thì bắt đầu làm vỏ, vun xới.

- Bón phân cho cây:

+ Bón lót: Lượng bón cho 01 sào gồm 360kg phân chuồng (phân gà, phân trâu bò) đã được ủ hoai với chế phẩm vi sinh; phân super lân 20kg; vôi bột 18 kg; Ure 20kg; Kaliclorua 15 kg.

Vôi được rắc đều vào đất cùng với q trình làm nhỏ đất để vơi được trộn đều vào đất. Rải phân chuồng, phân super lân, ure và kaliclorua vào hàng, đảo đều phân với đất. Bón lót trước khi trồng khoảng 5 ngày.

Lần 1: Sau khi trồng được 30 ngày phun kali qua lá ở 2 loại là KCl và KNO3 với các nồng độ như trên tại các ơ thí nghiệm của thí nghiệm 2 với liều lượng 0,5 lít mỗi ơ, các diện tích khác khơng phun.

Lần 2: Sau khi trồng được 60 ngày phun kali qua lá ở 2 loại là KCl và KNO3 với các nồng độ như trên tại các ơ thí nghiệm của thí nghiệm 2 với liều lượng 0,5 lít mỗi ơ, các diện tích khác khơng phun.

Lần 3: Sau khi trồng được 90 ngày phun kali qua lá ở 2 loại là KCl và KNO3 với các nồng độ như trên tại các ơ thí nghiệm của thí nghiệm 2 với liều lượng 0,5 lít mỗi ơ, các diện tích khác khơng phun.

Lần 4: Sau khi trồng được 110 ngày phun kali qua lá ở 2 loại là KCl và KNO3 với các nồng độ như trên tại các ơ thí nghiệm của thí nghiệm 2 với liều lượng 0,5 lít mỗi ơ, các diện tích khác khơng phun.

- Tưới nước:

Đảm bảo đủ ẩm sau khi đặt củ giống. Nếu sau khi đặt hom củ giống, gặp trời không mưa dài ngày, tưới bổ sung 3 - 4 ngày/lần, hoặc quan sát thấy đất khơ (có màu trắng) thì tưới ngay. Tưới trong vịng 1-2 tuần sau trồng để địa hồng mọc đều.

Cây địa hồng khơng thích hợp úng ngập, nên từ khi trồng đến thu hoạch nếu gặp mưa lớn, mưa lâu ngày, khơi rãnh thoát nước cho cây, tránh bị thối củ, hoặc độ ẩm đất cao làm bệnh thối gốc phát sinh, phát triển gây hại cho cây.

- Phòng trừ sâu bệnh hại: Thường xuyên thăm kiểm tra khu vực thí nghiệm, theo dõi, phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời sâu bệnh hại cây địa hoàng, đảm bảo an tồn cho khu vực thí nghiệm.

- Thu hoạch (nội dung 3, thu hoạch theo cơng thức)

Các thí nghiệm khác thu hoạch khi củ chín sinh lý, thu hoạch tập trung vào tháng 8.

Đồng thời, chọn ngày nắng ráo để thu hoạch củ, vì củ địa hồng rất dễ thối khi gặp nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng củ giống địa hoàng (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)