Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng củ giống địa hoàng (Trang 37 - 38)

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Theo dõi 10 cây/ơ thí nghiệm.

- Thời gian từ trồng đến mọc mầm (khi có khoảng 50% số cây/ơ mọc mầm).

- Tỷ lệ mọc mầm của củ giống (%). - Sinh trưởng của cây:

+ Theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao, số lá: 15 ngày đo đếm 1 lần, bắt đầu theo dõi sau khi cây nảy mầm.

+ Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc chồi sát mặt đất đến đỉnh sinh trưởng cao nhất.

+ Số lá trên cây (lá/cây): đếm tất cả số lá thật trên cây.

+ Đường kính tán lá (cm): đo theo 2 chiều vng góc với nhau, lấy giá trị trung bình của 2 lần đo này.

- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất:

+ Số lượng củ/cây: Thu hoạch theo từng ơ thí nghiệm và đếm tồn bộ số lượng củ của ơ đó, chia trung bình cho số cây trong ơ.

+ Khối lượng củ/cây (g): Cân toàn bộ số củ trên từng ơ thí nghiệm, rồi lấy kết quả chia cho số cây trên ơ.

+ Khối lượng trung bình củ: Lấy khối lượng củ/cây ở trên chia cho số lượng củ/cây đã tính được.

+ Năng suất củ tươi thực thu (tấn/ha): cân tồn bộ số củ trên diện tích ơ thí nghiệm, quy đổi ra tạ/ha.

- Chất lượng củ giống:

+ Chiều dài củ (cm): đo từ đầu đến đi củ chính.

+ Đường kính củ (cm): đo ở vị trí to nhất của củ, đo theo 2 chiều vng góc với nhau, lấy giá trị trung bình của 2 lần đo này.

+ Tỷ lệ mọc mầm của củ giống: được đánh giá tại thí nghiệm 4. Đếm số mầm hình thành rồi tính tỷ lệ phần trăm so với số củ giống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng củ giống địa hoàng (Trang 37 - 38)