Một số nghiên cứu về kỹ thuật canh tác:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng củ giống địa hoàng (Trang 26 - 28)

Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.2. Tổng quan các nghiên cứu về địa hồng có liên quan tới đề tài

2.2.3. Một số nghiên cứu về kỹ thuật canh tác:

Theo Phạm Văn Hiển (1994) trong nghiên cứu một số biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng địa hoàng, đã kết luận: Địa hoàng mọc mầm tốt nhất ở nhiệt độ 20 - 250C, ẩm độ đất 70 - 80%. Củ sau khi thu hoạch 5 - 8 ngày đã có thể mọc mầm. Ở vụ đơng, hàm lượng nước trong của củ thu được là 80%, còn ở vụ xuân hè củ chứa đến 85% là nước. Bên cạnh đó, vỏ củ khá mỏng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự thốt hơi nước. Do đó, gây ảnh hưởng đến chất lượng của củ giống. Nếu đem củ đi bảo quản mà chưa trồng thì từ ngày thứ 10, tỷ lệ nảy mầm bắt đầu có dấu hiệu giảm. Nếu kéo dài thời gian bảo quản tới hơn 40 ngày thì hầu như khơng có giá trị sử dụng làm giống nữa. Vì vậy, tác giả đề xuất trồng thêm một vụ để làm giống và trồng trong khoảng 10 ngày ngay sau khi thu hoạch. Củ địa hoàng được tạo ra từ rễ củ phình to

lên, chủ yếu ở giai đoạn 40 - 60 ngày sau trồng và sau đó tốc độ hình thành củ rất chậm. Cây trồng từ củ lúc 90 ngày tuổi cho trọng lượng củ lớn nhất so với cây được trồng từ củ giống 60 - 150 ngày tuổi. Nên thu hoạch củ để làm giống sớm hơn chứ không cần đến 5 - 6 tháng vì địa hồng là cây hằng năm, sau khi hoa nở rộ thì thân lá sẽ nhanh chóng già hóa, chất lượng củ theo đó bị suy giảm. Hơn nữa, ở nước ta tháng 7 - 8 thường có nắng nóng, oi bức và nhiều mưa bão. Do vậy, nên trồng vào tháng 5 - 6. Thu hoạch củ giống sớm, không qua bảo quản mà trồng vụ thu đông ngay.

Bản tin dược liệu của Viện dược liệu đã nêuZhong-yi ZHANG và cộng sự (2011) trong nghiên cứu về trồng độc canh cây địa hoàng đã chỉ ra các vấn đề về độc canh liên tục, hoặc các loại bệnh khi trồng lại là một trong những vấn đề then chốt ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của các cây thuốc Trung Quốc. Cơ chế cơ bản vẫn đang được khám phá. Hầu hết những nghiên cứu về độc canh liên tục của cây địa hoàng đều tập trung vào sinh lý dinh dưỡng thực vật, sự tiết ra các chất từ rễ (để đáp ứng thích nghi với điều kiện đất và sự hiện diện của vi khuẩn) và tự độc tính (autotoxicity, self-toxicity). Tuy nhiên, những thay đổi về tính đa dạng của hệ vi sinh vật trong khu vực sinh quyển do mơ hình độc canh liên tục vẫn chưa được biết đến. Trong nghiên cứu này, kỹ thuật đa hình đoạn giới hạn đoạn cuối (T-RFLP) đã được sử dụng để thu thập dấu vân tay đa dạng của nấm trong mẫu đất vùng rễ (có sự hiện diện của vi sinh vật, rhizosphere soil) lấy từ cánh đồng trồng cây địa hoàng trong 1 và 2 năm. Kết quả cho thấy cấu trúc của cộng đồng nấm trong đất vùng rễ trồng độc canh liên tục này khác với cấu trúc cộng đồng nấm trong mẫu đất chứng (đất không trồng cây) và thay đổi theo số năm trồng độc canh liên tiếp (1 và 2 năm). Chỉ số đánh giá toàn diện (D) của cộng đồng nấm được ước tính bằng phân tích thành phần chính về số lượng mảnh, diện tích peak, chỉ số Shannon- Weiner và chỉ số Margalef ở đất trồng độc canh 1 năm

cao hơn đất trồng độc canh 2 năm, chỉ ra rằng việc độc canh liên tiếp cây địa hồng có thể là tác nhân làm giảm sự đa dạng của cộng đồng nấm trong đất vùng rễ.

Nguyễn Bá Hoạt và Nguyễn Duy Thuần (2005) có xây dựng và đề xuất quy trình bón phân cho cho 1 ha địa hoàng với liều lượng gồm: 30 tấn phân chuồng hoai mục, 415 kg đạm urê, 416 kg lân supe, 280 kg kalisunfat, 800 kg tro bếp, 250 kg vơi bột. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cịn rất đơn giản, cần phải có những nghiên cứu sâu hơn về dinh dưỡng đối với canh tác địa hoàng.

Ở Phú Thọ, các tác giả Phạm Thanh Loan và Hà Thị Thanh Đoàn (2016) đã thử nghiệm trồng địa hồng tại Việt Trì. Bước đầu, các tác giả đã đánh giá cây địa hồng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu, thời tiết và thổ nhưỡng tại vùng nghiên cứu thử nghiệm. Năng suất củ địa hoàng tươi đạt 14,2 tấn/ha. Đồng thời, các tác giả cũng nhận thấy cây địa hoàng thể hiện sự mẫn cảm với bệnh thối gốc, gây ra bởi nấm Sclerotium rolfosii, tỷ lệ nhiễm lên tới 31,5%, làm ảnh hưởng khá lớn tới năng suất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng củ giống địa hoàng (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)