PHẦN 2 NỘI DUNG
2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu
2.1.4. Dân cư-xã hội
Dân cư:
Năm 2018, dân số huyện Cẩm Khê là 135.180 người, với mật độ dân số là 577,9 người/km2, cao hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của cả nước (năm 2018 là 114,8 người/km2).
Dân số của huyện ngày càng tăng, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên năm 2018 của huyện là 12,44 ‰, từ năm 2010 đến 2018, dân số của huyện đã tăng gần 10.000 người.
Bảng 2.2. Dân số trung bình huyện Cẩm Khê giai đoạn 2010-2018
Năm 2010 2015 2016 2017 2018 Dân số
(người)
126,365 131,003 133,464 134,815 135,180
Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học trong y tế, khám chữa bệnh,cùng với các công tác, biện pháp tuyên truyền về sức khỏe người dân. Tỷ suất chết thô của huyện ngày càng giảm dần, năm 2018 chỉ còn 5,59‰. Chất lượng chuyên môn của các y, bác sĩ ngày càng được nâng cao, năm 2018, Trung tâm y tế huyện đã tổ chức khám chữa bệnh cho hơn 30 nghìn lượt người, đảm bảo tốt công tác khám chữa bệnh cho người dân.
Dân số có sự phân chia theo thành thị và nông thôn: dân số thành thị chỉ chiếm chưa đầy 5% dân số của huyện. Tuy nhiên, nhờ quá trình đô thị hóa, cùng với nhu cầu việc làm ngày càng tăng, khiến dân cư đô thị ngày càng tăng.
Bảng 2.3. Dân số trung bình thành thị huyện Cẩm Khê giai đoạn 2010-2018 giai đoạn 2010-2018
Năm 2010 2015 2016 2017 2018
Số dân (người) 5565 5707 5837 6256 6636
(Theo Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2018)
120 122 124 126 128 130 132 134 136 2010 2015 2016 2017 2018
Biểu đồ 2.1. Dân số trung bình huyện Cẩm Khê giai đoạn 2010-2018 (đơn vị: người)
Cơ cấu dân số phân theo khu vực lao động lần lượt là: + Nông nghiệp: 56,5% + Công nghiệp-xây dựng: 22,3% + Dịch vụ: 21,2% Kinh tế-xã hội: 5000 5200 5400 5600 5800 6000 6200 6400 6600 6800 2010 2015 2016 2017 2018
Biểu đồ 2.2. Dân số trung bình thành thị huyện Cẩm Khê giai đoạn 2010-2018 (đơn vị: người)
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dân số phân theo khu vực lao động huyện Cẩm Khê năm 2018 (đơn vị:%)
Nông Nghiệp Công nghiệp-Xây dựng Dịch vụ
56,5 22,3
Kinh tế huyện đang trong giai đoạn phát triển. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ngày càng tăng.
- Về trồng trọt: Tăng cả về diện tích gieo trồng và năng suất, năm 2019, tổng diện tích gieo trồng đạt 13.759,2ha, trong đó, diện tích gieo cấy lúa là 6.836,7ha, diện tích gieo trồng ngô đạt 1.760,8 ha, diện tích khoai lang đạt 315,7ha. Năng suất lúa đạt 56,3 tạ/ha, năng suất ngô đạt 46,6 tạ/ha. Diện tích chè ngày càng tăng.
- Về chăn nuôi, thủy sản: Chăn nuôi lợn vẫn đang phát triển mạnh, năm 2019 tổng đàn lợn là 40.175 con, sản lượng thịt hơi các loại đạt 18.377 tấn. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 1.830ha, tổng sản lượng thủy sản đạt 7.280 tấn.
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là dịch bệnh. Dịch tả lợn Châu Phi có diễn biến phức tạp đã khiến đàn lợn của vùng bị suy giảm đáng kể.
Huyện Cẩm Khê đã thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, đói rét cho đàn vật nuôi.
- Lâm nghiệp: Công tác quản lý, bảo vệ rừng, tuyên truyền giáo dục pháp luật giáo dục về phòng cháy chữa cháy được triển khai có hiệu quả. Diện tích rừng trồng mới 452,2ha, trồng 180 ngàn cây phân tán, sản lượng gỗ khai thác đạt 40.403m3, độ che phủ đạt 23,6%
* Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Đạt mức tăng trưởng cao. Khu công nghiệp Cẩm Khê đã có 14 nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vấn đăng ký là 1.831.216 tỷ đồng. Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đã có nhiều doanh nghiệp quy mô lớn đi vào sản xuất ổn định góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.
Hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển nhanh do trên địa bàn huyện có nhiều dự án lớn triển khai thi công như: Hạ tầng Khu công nghiệp Cẩm Khê, nhà máy YIDA Việt Nam, trạm bơm tiêu Sai Nga, trạm bơm tiêu Sơn Tình,…Giá trị ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đạt 525,5 tỷ đồng.
*Thương mại, dịch vụ
Hoạt động của các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá, giá cả hàng hóa cơ bản ổn định, mặt hàng đa dạng, phong phú, chất lượng các dịch vụ từng bước được nâng cao đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, góp phần thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Trong đó, một số dịch vụ phát triển như: Hệ thống bán lẻ, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, ăn uống và dịch vụ lưu trú…. Năm 2019, giá trị Thương mại-Dịch vụ đạt 935,5 tỷ đồng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 1,211 tỷ đồng.
Công tác quản lý thị trường, kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại tiếp tục được tăng cường, góp phần bình ổn thị trường, đảm bảo hàng hóa phục vụ nhân dân.
Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, mạng lưới giao thông thuận lợi đã thúc đẩy dịch vụ vận tải phát triển đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân.
Dịch vụ bưu chính viễn thông, nước sạch, điện lực tiếp tục phát triển, chất lượng dịch vụ được nâng cao, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân, góp phần phát triển kinh tế-xã hội.
Dịch vụ nông lâm được quan tâm chỉ đạo, các công trình hồ chứa, đập, phai dâng và 22 trạm bơm điện, 105 trạm bơm dã chiến phục vụ sản xuất nông nghiệp được quản lý, vận hành phát huy hiệu quả phục vụ cho hơn 7500ha diện tích đất sản xuất.