Giải pháp về quản lý môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên huyện cẩm khê (Trang 72)

PHẦN 2 NỘI DUNG

3.2.4. Giải pháp về quản lý môi trường

Tăng cường công tác quản lý của các ngành, các cấp, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện.

Tăng cường quản lý của nhà nước về bảo vệ môi trường: Tập trung đổi mới, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và tăng cường thanh kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Tiến hành rà soát một cách toàn diện hệ thống chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, bổ sung hoàn thiện theo hướng hình thành môi trường chính sách, pháp luật đồng bộ thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.

Tiến hành rà soát tổng thể hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, bổ sung, hoàn thiện theo hướng đồng bộ, phù hợp với chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hoàn thiện thể chế và phát triển nguồn nhân lực.

Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường, có chính sách thúc đẩy sự tham gia và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu các kết quả nghiên cứu của chương 2, chương 3 đã giải quyết được một số vấn đề như sau:

Trình bày chi tiếtvà rõ ràng các quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội dựa trên điều kiện tự nhiên tại huyện Cẩm Khê. Đây là cơ sở để đề ra những giải pháp về việc sử dụng hợp lý và bảo vệ điều kiện tự nhiên huyện Cẩm Khê.

Đề xuất một số giải pháp cơ bản để sử dụng sử dụng hợp lý và bảo vệ điều kiện tự nhiên huyện Cẩm Khê như: Khai thác hợp lý kết hợp với bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, kêu gọi hợp tác, thu hút vốn đầu tư, giải pháp về cơ chế chính sách,giải pháp về quản lý môi trường.

Việc thực hiện các giải pháp trên cần được tiến hành một cách đồng bộ, cụ thể để mang lại hiệu quả cao nhất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên là một hướng tiếp cận có tính ứng dụng thực tế, kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, khi thác các điều kiện tự nhiên để sử dụng lãnh thổ một cách hợp lí, qua nghiên cứu, thực hiện khóa luận đưa ra một số hết luận như sau:

Cẩm Khê là một huyện trung du miền núi của tỉnh Phú Thọ, diện tích tự nhiên là 23.425 ha với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phong phú, Cẩm Khê có cảnh quan đặc thù của vùng trung du miền núi. Có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, độ cao so với mực nước biển từ 9,7-15m, đất đai màu mỡ với 3 nhóm đất chính: đất xám, đất phù sa và đất đỏ vàng trên đá khác.

Cẩm Khê là huyện có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, thuận tiện cho việc tiêu úng và cung cấp nguồn nước tưới cho cây trồng. Hai con sông lớn chảy qua địa bàn huyện là sông Bứa và sông Thao với chiều dài gần 80km, là nguồn cấp nước chính cho sản xuất và đời sống của nhân dân các xã huyện Cẩm Khê.

Khí hậu huyện Cẩm Khê nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình khoảng 22,0C, cao nhất là 39,50C, thấp nhất là 100C, độ ẩm trung bình 85%, lượng mưa trung bình 1850mm/năm.

Điều kiện tự nhiên là thế mạnh để huyện Cẩm Khê phát triển kinh tế-xã hội.

Việc đề ra các giải pháp như: Khai thác hợp lý kết hợp với bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, kêu gọi hợp tác, thu hút vốn đầu tư, giải pháp về cơ chế chính sách,giải pháp về quản lý môi trường, nhằm góp phần sử dụng hợp lý và bảo vệ các điều kiện tự nhiên huyện Cẩm Khê, tiến tới mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện nói riêng và của tỉnh Phú Thọ nói chung.

2. Kiến nghị

Dựa trên kết quả nghiên cứu khóa luận, em xin bước đầu đưa ra một số kiến nghị sau:

- Kiến nghị các phòng, ban, ngành chức năng nghiên cứu tìm hiểu rõ hơn các điều kiện tự nhiên của huyện từ đó có hướng cụ thể để phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện phát triển chung của huyện.

- Kiến nghị các phòng, ban, ngành chức năng chủ động phối hợp với phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn tích cực, chủ động trong việc phòng chống thiên tai, bão lũ, hạn hán,…

- Kiến nghị nhà nước có các chính sách hỗ trợ nhân dân về vốn, đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Trọng Hiếu (chủ biên) – Phùng Ngọc Đĩnh, Địa lí tự nhiên đại cương 1, NXB Đại học sư phạm.

2. Hoàng Ngọc Oanh (chủ biên) – Nguyễn Văn Âu, Lê Thị Ngọc Khanh, Địa lí tự nhiên đại cương 2, NXB Đại học sư phạm.

3. Nguyễn Kim Chương (chủ biên) – Nguyễn Trọng Hiếu – Lê Thị Ngọc Khanh – Đỗ Thị Nhung, Địa lí tự nhiên đại cương 3, NXB Đại học sư phạm.

4. Vũ Tự Lập, Địa lí tự nhiên Việt Nam, NXB Đại học sư phạm.

5. Đỗ Thị Minh Đức (2011), Giáo trình địa lí kinh tế-xã hội Việt Nam, NXB ĐHSP.

6. Đỗ Thị Minh Đức (2013), Giáo trình địa lí kinh tế-xã hội Việt Nam 1, NXB ĐHSP.

7. Vũ Tự Lập (1978), Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, NXB khoa học và kỹ thuật.

8. Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Văn Phú – Nguyễn Thị Minh Tuệ - Lê Mỹ Dung, Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, NXB Đại học sư phạm.

9. Lê Bá Thảo (2001), Thiên nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục.

9. Cục thống kê Phú Thọ, Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2014.

10. Chi cục thống kê huyện Cẩm Khê.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên huyện cẩm khê (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)