Đặc điểm các thành phần tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên huyện cẩm khê (Trang 39)

PHẦN 2 NỘI DUNG

2.3. Đặc điểm các thành phần tự nhiên

2.3.1. Đặc điểm địa hình

Địa hình huyện tương đối phức tạp, là vùng bán sơn địa, vừa có đồi, gò, vừa có đồng bằng bị chia cắt bởi các dãy núi gò đồi bao quanh, ở giữa là các khu đồng trũng tạo thành vùng lòng chảo và vùng bán sơn địa, vùng gò đồi chiêm trũng. Độ cao trung bình so với mặt biển từ 20-290m. Vùng đồi núi chiếm 30% diện tích tự nhiên, vùng đồng bằng và vùng trũng chiếm 70% diện tích tự nhiên, Cẩm Khê là vùng đất phù sa cổ được bồi tụ lắng đọng bởi lưu vực sông Thao.

Huyện Cẩm Khê có ba dạng địa hình chính

- Địa hình vùng núi: Tập trung chủ yếu ở phía Tây huyện, đây là dãy núi thấp đoạn cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, chạy suốt chiều dài huyện theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, gần như song song với sông Thao, độ cao trên 300m, có đỉnh tới trên 500m, là ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Cẩm Khê và Yên Lập. Sườn Đông Bắc của cả dãy núi này thuộc huyện Cẩm Khê.

- Địa hình trung du, đồi thấp: Dạng địa hình này chủ yếu là các đồi gò có đỉnh bằng, tròn, sườn thoải, độ cao tuyệt đối dưới 40 m, độ cao tương đối dưới 20m so với mực nước biển.

- Địa hình đồng bằng và thấp trũng: Dạng địa hình này tập trung chủ yếu ở khu vực ven sông Thao hoặc xen kẽ với các vùng đồi núi thấp, phân bố suốt từ thượng huyện đến hạ huyện. Khu vực này tương đối màu mỡ, phì nhiêu do quá trình bồi tụ phù sa của sông Thao, rất thuận lợi cho sản xuất lương thực, cây hàng năm và chăn nuôi.

Bảng 2.4: Diện tích các đơn vị hành chính trong huyện phân theo độ cao địa hình (đơn vị: ha)

Độ cao Tổng diện tích 0 100 200 300 Đồng Cam 256,63 256,63 Đồng Lương 1658,69 78,20 1736,89 Điêu Lương 884,04 884,04 Cát Trù 357,38 357,38 Cấp Dẫn 763,50 51,37 1,24 816,11 Chương Xá 702,97 59,61 18,04 780,62 Hương Lung 1225,71 235,55 49,92 143,80 1654,98 Hiền Đa 282,70 282,70 Ngô Xá 492,18 492,18 Phương Xá 364,75 364,75 Phùng Xá 407,51 407,51 Phượng Vĩ 1444,94 109,94 1554,88 Phú Khê 850,80 850,80 Phú Lạc 426,72 426,72 Sơn Nga 507,39 507,39 Sơn Tình 834,15 834,15 Sai Nga 406,09 406,09 Tình Cương 486,03 486,03 Tạ Xá 786,34 38,52 9,82 834,68

Tam Sơn 755,78 50,24 806,02 Tiên Lương 1984,79 5,50 1990,29 Tùng Khê 304,06 0,61 304,67 TT. Sông Thao 470,44 470,44 Tuy Lộc 890,50 890,50 Thanh Nga 395,13 395,13 Thụy Liễu 507,23 507,23 Văn Bán 866,01 203,04 10,16 102,15 1181,35 Văn Khúc 919,18 30,05 949,23 Xương Thịnh 577,41 577,41 Yên Dưỡng 875,84 135,70 1011,54 Yên Tập 374,05 374,05 Tổng 22058,93 754,38 331,89 247,19 23392,39

(Nguồn: Thống kê từ bản đồ địa hình huyện Cẩm Khê)

Như vậy các xã Đồng Cam, Điêu Lương, Cát Trù, Hiền Đa, Ngô Xá, Phương Xá, Phùng Xá, Phú Khê, Phú Lạc, Sơn Nga, Sơn Tình, Sai Nga, Tình Cương, thị trấn Sông Thao, Tuy Lộc, Thanh Nga, Thụy Liễu, Xương Thịnh là các xã chỉ có địa hình đồng bằng, vũng trũng.

Các xã Đồng Lương, Chương Xá, Phượng Vỹ, Tạ Xá, Tam Sơn, Tiên Lương, Tùng Khê, Văn Khúc, Yên Dưỡng: là các xã có cả địa hình đồng bằng và cả địa hình đồi, trung du thấp.

Các xã Cấp Dẫn, Hương Lung, Văn Bán: có cả ba dạng địa hình: đồng bằng, đồi, núi.

Độ dốc

Độ dốc địa hình có ảnh hưởng đến quá trình sử dụng và hiệu quả sử dụng đất cũng như các loại máy móc trong nông nghiệp, đặc biệt đối với những huyện chủ yếu sản xuất nông nghiệp như Cẩm Khê:

Bảng 2.5. Các cấp độ dốc và ảnh hưởng Cấp độ dốc Bậc độ dốc Cấp độ dốc Bậc độ dốc Tiêu chí Chỉ tiêu Tên gọi và kí hiệu Chỉ tiêu Tên gọi và kí hiệu 0 - 3° Bằng (D1) 0 - 1° Rất bằng (d1)

Đất không bị xói mòn. Máy móc nông nghiệp hoạt động tốt. Trồng lúa nước được. Xây dựng nhà cửa tốt.

1 - 3° Bằng (d2)

Đất bị xói mòn không đáng kể. Năng suất máy móc nông nghiệp giảm 8%, chi phí chất đốt cho máy tăng 4%. Hướng nhà phải cùng hướng với chiều dốc.

3 - 8° Thoải (D2)

3 - 6° Rất thoải (d3)

Đã cần có biện pháp chống xói mòn. Năng suất máy móc giảm 14%, chi phí chất đốt tăng 10%. Chỉ xây dựng được nhà nhỏ.

6 - 8° Thoải (d4)

Nhất thiết phải chống xói mòn. Máy móc nông nghiệp hoạt động khó. Nên dùng máy chuyên trách.

Độ dốc địa hình của vùng được chia làm hai cấp độ chính: địa hình bằng (có độ dốc nhỏ, từ 0 - 3°) chiếm trên 70% diện tích của huyện , địa hình thoải (độ dốc từ 3 - 8°), phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam thuộc các xã Hương Lung, Tạ Xá, Chương Xá, Văn Khúc, Yên Dưỡng, Đồng Lương.

Toàn huyện có 17367,87 ha diện tích đất có độ dốc <3°. Phân bố hầu khắp các xã trên địa bàn huyện, trong đó tập chung nhiều nhất ở Tiên Lương (1973,66 ha) và ít nhất ở Yên Dưỡng (181,5 ha). Thị trấn Sông Thao là khu vực duy nhất không có địa hình dốc <3°.

Địa hình có độ dốc từ 3-8° chiếm 6024,5 ha, phân bố ở Đồng Lương, Điêu Lương, Chương Xá, Hương Lung, Phú Khê, Sơn Nga, Sơn Tình, Sai Nga, Tạ Xá, Tam Lương, Tiên Sơn, Tuy Lộc, Thanh Nga, Văn Bán, Văn Khúc, Yên Dưỡng, Yên Tập. Trong đó diện tích lớn nhất là ở Hương Lung (1343,39 ha) và ít nhất ở Sơn Nga (0.89 ha). Các địa phương còn lại đều có độ dốc nhỏ <3°. Như vậy, Cẩm Khê là huyện có độ dốc rất thuận lợi để canh tác lúa nước và thực tế đây là một trong những vựa lúa của tỉnh Phú Thọ.

Bảng 2.5: Diện tích các đơn vị hành chính huyện Cẩm Khê phân theo độ dốc (đơn vị: ha)

Diện tích Tổng diện tích Độ dốc < 3 Độ dốc 3 - 8 Đồng Cam 256,63 256,63 Đồng Lương 1050,91 685,98 1736,89 Điêu Lương 758,23 125,81 884,04 Cát Trù 357,38 357,38 Cấp Dẫn 816,11 816,11 Chương Xá 334,76 445,86 780,62 Hương Lung 311,59 1343,39 1654,98 Hiền Đa 282,70 282,70 Ngô Xá 492,18 492,18 Phương Xá 364,75 364,75 Phùng Xá 407,51 407,51 Phượng Vĩ 1554,88 1554,88 Phú Khê 604,82 245,98 850,80 Phú Lạc 426,72 426,72 Sơn Nga 506,50 0,89 507,39 Sơn Tình 689,11 145,04 834,15 Sai Nga 131,59 274,50 406,09 Tình Cương 486,03 486,03 Tạ Xá 491,34 343,34 834,68 Tam Sơn 707,97 98,05 806,02

Tiên Lương 1973,66 16,63 1990,29 Tùng Khê 304,67 304,67 TT. Sông Thao 470,44 470,44 Tuy Lộc 887,83 2,67 890,50 Thanh Nga 322,44 72,71 395,15 Thụy Liễu 507,23 507,23 Văn Bán 871,19 310,14 1181,33 Văn khúc 347,54 601,69 949,23 Xương Thịnh 577,41 577,41 Yên Dưỡng 181,50 830,04 1011,54 Yên Tập 362,69 11,36 374,05 Tổng 17367,89 6024,50 23392,39

(Nguồn: Thống kê từ bản đồ độ dốc huyện Cẩm Khê)

2.3.2. Khí hậu

Khí hậu là một thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên. Ánh sáng, bức xạ mặt trời, nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, gió,... là những yếu tố khí hậu mang tính quyết định đối với môi trường sống và phát triển của thế giới sinh vật, cũng như trong việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội loài người. Tuy nhiên khí hậu mỗi nơi, trong từng hoàn cảnh cụ thể hoàn toàn không giống nhau. Vì vậy để thấy rõ điều kiện khí hậu của huyện Cẩm Khê cần tìm hiểu đặc điểm của từng yếu tố khí hậu như chế độ bức xạ, chế độ nhiệt, chế độ mưa, chế độ ẩm, chế độ gió và các hiện tượng thời tiết đặc biệt của tỉnh. Các chỉ số đó là cơ sở cho việc đánh giá mức độ thích nghi của giới sinh vật nói chung và của một số cây trồng đặc trưng đối với tài nguyên khí hậu Cẩm Khê.

Cẩm Khê nằm ở vùng núi phía Bắc nên mang đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam - khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.

Nhiệt độ trung bình năm từ 22,5°C-23,9°C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 39,5°C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 10°C; tổng tích ôn trung bình năm khoảng 8500°C.

Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 1650-1850mm, lượng mưa năm nhiều nhất là 1850mm, lượng mưa nhỏ nhất là 1543mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Độ ẩm trung bình 85%, thấp nhất là 32% (tập trung chủ yếu tháng 11,12 và tháng 1 hàng năm).

Huyện Cẩm Khê là một huyện thuộc trung du miền núi, nằm sâu trong lục địa, ít chịu ảnh hưởng của biển. Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng nên không ảnh hưởng nhiều đến hướng gió: trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 4 hướng gió có tần suất cao nhất là hướng Bắc (Đông Bắc), trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 10, hướng gió có tần suất cao nhất là hướng Nam (Đông Nam).

Chế độ gió thổi theo 2 mùa rõ rệt:

+ Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa lạnh, kéo dài từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Gió xuất hiện kèm theo mưa gây ra các hiện tượng rét đậm rét hại kéo dài, sương mù đôi khi có sương muối gây ảnh hưởng đến đời sống sản xuất.

+ Gió mùa Đông Nam thổi vào mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, vào các tháng 6,7,8 đôi khi có xuất hiện gió Tây Nam khô và nóng.

Chế độ nhiệt và ẩm của huyện nhìn chung khá thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế.

Một số loại hình thời tiết đặc biệt

Các hiện tượng thời tiết như gió mùa đông bắc, gió địa phương khô nóng, dông, mưa đá, bão và áp thấp nhiệt đới, sương mù, sương muối, băng tuyết,...là những hiện tượng thời tiết đặc biệt đặc trưng cho các mùa khí hậu, xảy ra với tần suất không nhiều, có hiện tượng chỉ xảy ra một lần trong năm nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng đối với đời sống cũng như năng suất cây trồng.

Gió mùa Đông Bắc

Cẩm Khê là một huyện trung du miền núi ở vị trí chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi cao. Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, chạy theo hướng tây bắc-đông nam, nên những khối không khí từ phía Bắc tràn xuống, hoặc từ phía nam đi lên đều ảnh hưởng đến huyện.

Gió mùa Đông Bắc là một nhân tố quan trọng gây ra tình trạng thời tiết rét lạnh, mưa ít ở miền bắc Việt Nam.

Gió mùa Đông Bắc thổi đến làm cho thời thiết thay đổi đột ngột và sâu sắc, được thể hiện qua chỉ số về nhiệt ẩm, gió, mưa. Tuy nhiên sự biến đổi của những chỉ số này lại phụ thuộc vào thời gian hoạt động của gió mùa (đầu mùa, giữa mùa, hay cuối mùa) và còn phụ thuộc vào từng địa phương.

Về sự biến đổi về nhiệt độ thì đa số trường hợp nhiệt độ trung bình ngày có thể giảm 1 – 30C giảm 3 – 70C vào các tháng đầu mùa, giảm 4 – 130C vào giữa mùa 7 – 130C vào cuối mùa. Gió mùa đông Đông Bắc cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới trị số nhiệt độ thấp nhất.

Thông thường mỗi đợt gió mùa Đông Bắc cách nhau từ 7 đến 10 ngày, có đợt chỉ cách nhau 3 đến 5 ngày, nhưng cũng có thể là 10 đến 20 ngày. Gió mùa Đông Bắc gây ra thời tiết lạnh khô hanh trong thời kì nửa đầu mùa đông và ẩm ướt nửa sau mùa đông do hiện tượng mưa phùn gây ra. Gió mùa Đông Bắc tạo ra cơ cấu cây trồng phong phú và đa dạng với các cây trồng đặc trưng trên địa bàn huyện.

Mưa phùn

Mưa phùn thường xảy ra trong các tháng mùa đông. Mưa phùn là loại mưa có cường độ nhỏ, thường kéo dài trong nhiều ngày với thời tiết ẩm ướt, âm u nên có khả năng làm giảm độ thoát hơi nước của cây trồng.

Mưa phùn thường xuất hiện nhiều trong thời kì vào các tháng nửa cuối mùa đông, nên có thể han chế được phần nào hạn hán trong vụ Đông Xuân.

Các tháng cuối mùa đông, mưa phùn tập trung với cường độ lớn, gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng và sản xuất.

Sương mù ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống vì gây ra tình trạng ẩm ướt của không khí, giảm yếu ánh sáng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lan truyền của vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Sương mù còn ảnh hưởng xấu tới tầm nhìn xa. Nhiều khi tầm nhìn xa còn không quá 40m, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngành giao thông vận tải..

Mưa đá

Là hiện tượng kèm theo những cơn dông lớn xảy ra trong giai đoạn chuyển tiếp giữa mùa đông và mùa hạ, khi có những điều kiện nhiệt động lực thuận lợi cho sự phát triển các dòng đối lưu mạnh.

Ở Cẩm Khê, mưa đá không phải hiện tượng xảy ra phổ biến. Tuy nhiên những năm gần đây đã xuất hiện khá nhiều. Mưa đá không phải là hiện tượng xảy ra liên tục hàng năm, mà ở vùng núi thấp, xác suất mưa đá khoảng 2 - 3 năm/lần, ở vùng núi cao có khả năng xảy ra nhiều hơn. Trong trường hợp đặc biệt, mưa đá có thể xảy ra tới phạm vi hàng trăm km², gây ra thiệt hại về lúa, hoa màu và các tài sản khác,...

Bão

Hoạt động của bão có ý nghĩa quan trọng về mặt thời tiết khí hậu và thực tiễn. Bão là một dạng nhiễu động mạnh mẽ nhất, chi phối một cách rõ rệt chế độ mưa, ẩm, nhiệt, gió ở từng địa phương.

Cẩm Khê là 1 huyện trung du miền núi cách xa biển. Nên ảnh hưởng của bão đến đây chỉ là tác động gián tiếp. Hàng năm bị ảnh hưởng trung bình khoảng 3 – 4 đợt bão thường tập trung vào tháng 7, 8, 9 trong năm.

Mưa bão gây ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống của nhân dân, bão thường đi kèm với dông, lốc và mưa lớn, lũ lụt, làm hư hại hoa màu, gây thiệt hại lớn về người và của.

Do mạng lưới sông ngòi khá dày đặc cùng nguồn nước phong phú, huyện Cẩm Khê phải chịu nhiều thiệt hại cho bão và lũ lụt gây ra.

Các xã Đồng Cam, Điêu Lương, Cát Trù, Hiền Đa, Ngô Xá, Phương Xá, Phùng Xá, Phú Khê, Phú Lạc, Sơn Nga, Sơn Tình, Sai Nga, Tình Cương, thị trấn Sông Thao, Tuy Lộc, Thanh Nga, Thụy Liễu, Xương Thịnh có địa hình thấp trũng nên khi xảy ra mưa bão thường bị ngập úng khiến công tác khắc phục thiệt hại sau bão gặp nhiều khó khăn.

Huyện Cẩm Khê có điều kiện khí hậu rất phong phú và đa dạng, rất thuận lợi cho cây trồng nhiệt đới phát triển. Tuy nhiên, cũng là nơi thường chịu nhiều tác động của thiên tai các dạng thời tiết cực đoan, là những yếu tố hạn chế cho sinh thái cây trồng nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung.

2.3.3. Thuỷ văn

Thành phần thủy văn nước ta là hàm số của khí hậu nội chí tuyến gió mùa ẩm trên nền cảnh quan địa-sinh thái mà nó góp phần tạo ra như địa hình và lớp phủ thổ nhưỡng-thực vật. Để hiểu đặc điểm của mạng lưới sông ngòi cũng như chế độ nước trên mặt và nước ngầm, thật khó tách bạch từng nhân tố chi phối, cho nên khi nhấn mạnh đến một nhân tố chủ đạo nào thường cũng phải nhắc đến các nhân tố khác. Không giống như địa hình và khí hậu là những điều kiện tự nhiên mà ta khó cải tạo và sử dụng trực tiếp, nước là một tài nguyên được sử dụng hàng ngày trong sinh hoạt và sản xuất, đòi hỏi phải được kiểm kê, tính toán chính xác để có kế hoạch khai thác hợp lí cũng như bảo vệ chống mọi sự ô nhiễm.

Thủy văn là một thành phần rất quan trọng cần nghiên cứu phục vụ cho việc phát triển sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

Hệ thống sông ngòi huyện Cẩm Khê được hình thành do quá trình biến động của thiên nhiên từ hàng nghìn năm về trước tạo ra, phía Đông và Đông Nam của huyện được bao bọc bởi 2 hệ thống sông Bứa và sông Thao, ngòi Giành ở phía Bắc, ngòi Cỏ, ngòi Me cùng hàng trăm khu đầm, ao, hồ…

Hệ thống các đầm, ao, hồ… với diện tích hàng trăm ha đã tạo nên cảnh quan thoáng đãng, trong lành; đồng thời tạo nên nguồn thuỷ sản vô cùng phong phú. Trong đó đáng kể nhất là sông Bứa và sông Thao.

Sông Bứa

Sông Bứa là phụ lưu cấp I của sông Hồng, bắt nguồn từ vùng núi huyện Phù Yên tỉnh Sơn La, ở độ cao 1000m, chảy theo hướng tây bắc-đông nam qua huyện Thanh Sơn rồi chuyển hướng Nam-Bắc qua huyện Tam Thanh và đổ vào bờ phải sông Hồng ở Mỹ Hạ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên huyện cẩm khê (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)