Cấp độ dốc Bậc độ dốc Tiêu chí Chỉ tiêu Tên gọi và kí hiệu Chỉ tiêu Tên gọi và kí hiệu 0 - 3° Bằng (D1) 0 - 1° Rất bằng (d1)
Đất không bị xói mòn. Máy móc nông nghiệp hoạt động tốt. Trồng lúa nước được. Xây dựng nhà cửa tốt.
1 - 3° Bằng (d2)
Đất bị xói mòn không đáng kể. Năng suất máy móc nông nghiệp giảm 8%, chi phí chất đốt cho máy tăng 4%. Hướng nhà phải cùng hướng với chiều dốc.
3 - 8° Thoải (D2)
3 - 6° Rất thoải (d3)
Đã cần có biện pháp chống xói mòn. Năng suất máy móc giảm 14%, chi phí chất đốt tăng 10%. Chỉ xây dựng được nhà nhỏ.
6 - 8° Thoải (d4)
Nhất thiết phải chống xói mòn. Máy móc nông nghiệp hoạt động khó. Nên dùng máy chuyên trách.
Độ dốc địa hình của vùng được chia làm hai cấp độ chính: địa hình bằng (có độ dốc nhỏ, từ 0 - 3°) chiếm trên 70% diện tích của huyện , địa hình thoải (độ dốc từ 3 - 8°), phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam thuộc các xã Hương Lung, Tạ Xá, Chương Xá, Văn Khúc, Yên Dưỡng, Đồng Lương.
Toàn huyện có 17367,87 ha diện tích đất có độ dốc <3°. Phân bố hầu khắp các xã trên địa bàn huyện, trong đó tập chung nhiều nhất ở Tiên Lương (1973,66 ha) và ít nhất ở Yên Dưỡng (181,5 ha). Thị trấn Sông Thao là khu vực duy nhất không có địa hình dốc <3°.
Địa hình có độ dốc từ 3-8° chiếm 6024,5 ha, phân bố ở Đồng Lương, Điêu Lương, Chương Xá, Hương Lung, Phú Khê, Sơn Nga, Sơn Tình, Sai Nga, Tạ Xá, Tam Lương, Tiên Sơn, Tuy Lộc, Thanh Nga, Văn Bán, Văn Khúc, Yên Dưỡng, Yên Tập. Trong đó diện tích lớn nhất là ở Hương Lung (1343,39 ha) và ít nhất ở Sơn Nga (0.89 ha). Các địa phương còn lại đều có độ dốc nhỏ <3°. Như vậy, Cẩm Khê là huyện có độ dốc rất thuận lợi để canh tác lúa nước và thực tế đây là một trong những vựa lúa của tỉnh Phú Thọ.
Bảng 2.5: Diện tích các đơn vị hành chính huyện Cẩm Khê phân theo độ dốc (đơn vị: ha)
Xã Diện tích Tổng diện tích Độ dốc < 3 Độ dốc 3 - 8 Đồng Cam 256,63 256,63 Đồng Lương 1050,91 685,98 1736,89 Điêu Lương 758,23 125,81 884,04 Cát Trù 357,38 357,38 Cấp Dẫn 816,11 816,11 Chương Xá 334,76 445,86 780,62 Hương Lung 311,59 1343,39 1654,98 Hiền Đa 282,70 282,70 Ngô Xá 492,18 492,18 Phương Xá 364,75 364,75 Phùng Xá 407,51 407,51 Phượng Vĩ 1554,88 1554,88 Phú Khê 604,82 245,98 850,80 Phú Lạc 426,72 426,72 Sơn Nga 506,50 0,89 507,39 Sơn Tình 689,11 145,04 834,15 Sai Nga 131,59 274,50 406,09 Tình Cương 486,03 486,03 Tạ Xá 491,34 343,34 834,68 Tam Sơn 707,97 98,05 806,02
Tiên Lương 1973,66 16,63 1990,29 Tùng Khê 304,67 304,67 TT. Sông Thao 470,44 470,44 Tuy Lộc 887,83 2,67 890,50 Thanh Nga 322,44 72,71 395,15 Thụy Liễu 507,23 507,23 Văn Bán 871,19 310,14 1181,33 Văn khúc 347,54 601,69 949,23 Xương Thịnh 577,41 577,41 Yên Dưỡng 181,50 830,04 1011,54 Yên Tập 362,69 11,36 374,05 Tổng 17367,89 6024,50 23392,39
(Nguồn: Thống kê từ bản đồ độ dốc huyện Cẩm Khê)
2.3.2. Khí hậu
Khí hậu là một thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên. Ánh sáng, bức xạ mặt trời, nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, gió,... là những yếu tố khí hậu mang tính quyết định đối với môi trường sống và phát triển của thế giới sinh vật, cũng như trong việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội loài người. Tuy nhiên khí hậu mỗi nơi, trong từng hoàn cảnh cụ thể hoàn toàn không giống nhau. Vì vậy để thấy rõ điều kiện khí hậu của huyện Cẩm Khê cần tìm hiểu đặc điểm của từng yếu tố khí hậu như chế độ bức xạ, chế độ nhiệt, chế độ mưa, chế độ ẩm, chế độ gió và các hiện tượng thời tiết đặc biệt của tỉnh. Các chỉ số đó là cơ sở cho việc đánh giá mức độ thích nghi của giới sinh vật nói chung và của một số cây trồng đặc trưng đối với tài nguyên khí hậu Cẩm Khê.
Cẩm Khê nằm ở vùng núi phía Bắc nên mang đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam - khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
Nhiệt độ trung bình năm từ 22,5°C-23,9°C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 39,5°C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 10°C; tổng tích ôn trung bình năm khoảng 8500°C.
Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 1650-1850mm, lượng mưa năm nhiều nhất là 1850mm, lượng mưa nhỏ nhất là 1543mm, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Độ ẩm trung bình 85%, thấp nhất là 32% (tập trung chủ yếu tháng 11,12 và tháng 1 hàng năm).
Huyện Cẩm Khê là một huyện thuộc trung du miền núi, nằm sâu trong lục địa, ít chịu ảnh hưởng của biển. Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng nên không ảnh hưởng nhiều đến hướng gió: trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 4 hướng gió có tần suất cao nhất là hướng Bắc (Đông Bắc), trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 10, hướng gió có tần suất cao nhất là hướng Nam (Đông Nam).
Chế độ gió thổi theo 2 mùa rõ rệt:
+ Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa lạnh, kéo dài từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Gió xuất hiện kèm theo mưa gây ra các hiện tượng rét đậm rét hại kéo dài, sương mù đôi khi có sương muối gây ảnh hưởng đến đời sống sản xuất.
+ Gió mùa Đông Nam thổi vào mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, vào các tháng 6,7,8 đôi khi có xuất hiện gió Tây Nam khô và nóng.
Chế độ nhiệt và ẩm của huyện nhìn chung khá thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế.
Một số loại hình thời tiết đặc biệt
Các hiện tượng thời tiết như gió mùa đông bắc, gió địa phương khô nóng, dông, mưa đá, bão và áp thấp nhiệt đới, sương mù, sương muối, băng tuyết,...là những hiện tượng thời tiết đặc biệt đặc trưng cho các mùa khí hậu, xảy ra với tần suất không nhiều, có hiện tượng chỉ xảy ra một lần trong năm nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng đối với đời sống cũng như năng suất cây trồng.
Gió mùa Đông Bắc
Cẩm Khê là một huyện trung du miền núi ở vị trí chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi cao. Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, chạy theo hướng tây bắc-đông nam, nên những khối không khí từ phía Bắc tràn xuống, hoặc từ phía nam đi lên đều ảnh hưởng đến huyện.
Gió mùa Đông Bắc là một nhân tố quan trọng gây ra tình trạng thời tiết rét lạnh, mưa ít ở miền bắc Việt Nam.
Gió mùa Đông Bắc thổi đến làm cho thời thiết thay đổi đột ngột và sâu sắc, được thể hiện qua chỉ số về nhiệt ẩm, gió, mưa. Tuy nhiên sự biến đổi của những chỉ số này lại phụ thuộc vào thời gian hoạt động của gió mùa (đầu mùa, giữa mùa, hay cuối mùa) và còn phụ thuộc vào từng địa phương.
Về sự biến đổi về nhiệt độ thì đa số trường hợp nhiệt độ trung bình ngày có thể giảm 1 – 30C giảm 3 – 70C vào các tháng đầu mùa, giảm 4 – 130C vào giữa mùa 7 – 130C vào cuối mùa. Gió mùa đông Đông Bắc cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới trị số nhiệt độ thấp nhất.
Thông thường mỗi đợt gió mùa Đông Bắc cách nhau từ 7 đến 10 ngày, có đợt chỉ cách nhau 3 đến 5 ngày, nhưng cũng có thể là 10 đến 20 ngày. Gió mùa Đông Bắc gây ra thời tiết lạnh khô hanh trong thời kì nửa đầu mùa đông và ẩm ướt nửa sau mùa đông do hiện tượng mưa phùn gây ra. Gió mùa Đông Bắc tạo ra cơ cấu cây trồng phong phú và đa dạng với các cây trồng đặc trưng trên địa bàn huyện.
Mưa phùn
Mưa phùn thường xảy ra trong các tháng mùa đông. Mưa phùn là loại mưa có cường độ nhỏ, thường kéo dài trong nhiều ngày với thời tiết ẩm ướt, âm u nên có khả năng làm giảm độ thoát hơi nước của cây trồng.
Mưa phùn thường xuất hiện nhiều trong thời kì vào các tháng nửa cuối mùa đông, nên có thể han chế được phần nào hạn hán trong vụ Đông Xuân.
Các tháng cuối mùa đông, mưa phùn tập trung với cường độ lớn, gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng và sản xuất.
Sương mù ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống vì gây ra tình trạng ẩm ướt của không khí, giảm yếu ánh sáng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lan truyền của vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Sương mù còn ảnh hưởng xấu tới tầm nhìn xa. Nhiều khi tầm nhìn xa còn không quá 40m, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngành giao thông vận tải..
Mưa đá
Là hiện tượng kèm theo những cơn dông lớn xảy ra trong giai đoạn chuyển tiếp giữa mùa đông và mùa hạ, khi có những điều kiện nhiệt động lực thuận lợi cho sự phát triển các dòng đối lưu mạnh.
Ở Cẩm Khê, mưa đá không phải hiện tượng xảy ra phổ biến. Tuy nhiên những năm gần đây đã xuất hiện khá nhiều. Mưa đá không phải là hiện tượng xảy ra liên tục hàng năm, mà ở vùng núi thấp, xác suất mưa đá khoảng 2 - 3 năm/lần, ở vùng núi cao có khả năng xảy ra nhiều hơn. Trong trường hợp đặc biệt, mưa đá có thể xảy ra tới phạm vi hàng trăm km², gây ra thiệt hại về lúa, hoa màu và các tài sản khác,...
Bão
Hoạt động của bão có ý nghĩa quan trọng về mặt thời tiết khí hậu và thực tiễn. Bão là một dạng nhiễu động mạnh mẽ nhất, chi phối một cách rõ rệt chế độ mưa, ẩm, nhiệt, gió ở từng địa phương.
Cẩm Khê là 1 huyện trung du miền núi cách xa biển. Nên ảnh hưởng của bão đến đây chỉ là tác động gián tiếp. Hàng năm bị ảnh hưởng trung bình khoảng 3 – 4 đợt bão thường tập trung vào tháng 7, 8, 9 trong năm.
Mưa bão gây ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống của nhân dân, bão thường đi kèm với dông, lốc và mưa lớn, lũ lụt, làm hư hại hoa màu, gây thiệt hại lớn về người và của.
Do mạng lưới sông ngòi khá dày đặc cùng nguồn nước phong phú, huyện Cẩm Khê phải chịu nhiều thiệt hại cho bão và lũ lụt gây ra.
Các xã Đồng Cam, Điêu Lương, Cát Trù, Hiền Đa, Ngô Xá, Phương Xá, Phùng Xá, Phú Khê, Phú Lạc, Sơn Nga, Sơn Tình, Sai Nga, Tình Cương, thị trấn Sông Thao, Tuy Lộc, Thanh Nga, Thụy Liễu, Xương Thịnh có địa hình thấp trũng nên khi xảy ra mưa bão thường bị ngập úng khiến công tác khắc phục thiệt hại sau bão gặp nhiều khó khăn.
Huyện Cẩm Khê có điều kiện khí hậu rất phong phú và đa dạng, rất thuận lợi cho cây trồng nhiệt đới phát triển. Tuy nhiên, cũng là nơi thường chịu nhiều tác động của thiên tai các dạng thời tiết cực đoan, là những yếu tố hạn chế cho sinh thái cây trồng nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung.
2.3.3. Thuỷ văn
Thành phần thủy văn nước ta là hàm số của khí hậu nội chí tuyến gió mùa ẩm trên nền cảnh quan địa-sinh thái mà nó góp phần tạo ra như địa hình và lớp phủ thổ nhưỡng-thực vật. Để hiểu đặc điểm của mạng lưới sông ngòi cũng như chế độ nước trên mặt và nước ngầm, thật khó tách bạch từng nhân tố chi phối, cho nên khi nhấn mạnh đến một nhân tố chủ đạo nào thường cũng phải nhắc đến các nhân tố khác. Không giống như địa hình và khí hậu là những điều kiện tự nhiên mà ta khó cải tạo và sử dụng trực tiếp, nước là một tài nguyên được sử dụng hàng ngày trong sinh hoạt và sản xuất, đòi hỏi phải được kiểm kê, tính toán chính xác để có kế hoạch khai thác hợp lí cũng như bảo vệ chống mọi sự ô nhiễm.
Thủy văn là một thành phần rất quan trọng cần nghiên cứu phục vụ cho việc phát triển sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống sông ngòi huyện Cẩm Khê được hình thành do quá trình biến động của thiên nhiên từ hàng nghìn năm về trước tạo ra, phía Đông và Đông Nam của huyện được bao bọc bởi 2 hệ thống sông Bứa và sông Thao, ngòi Giành ở phía Bắc, ngòi Cỏ, ngòi Me cùng hàng trăm khu đầm, ao, hồ…
Hệ thống các đầm, ao, hồ… với diện tích hàng trăm ha đã tạo nên cảnh quan thoáng đãng, trong lành; đồng thời tạo nên nguồn thuỷ sản vô cùng phong phú. Trong đó đáng kể nhất là sông Bứa và sông Thao.
Sông Bứa
Sông Bứa là phụ lưu cấp I của sông Hồng, bắt nguồn từ vùng núi huyện Phù Yên tỉnh Sơn La, ở độ cao 1000m, chảy theo hướng tây bắc-đông nam qua huyện Thanh Sơn rồi chuyển hướng Nam-Bắc qua huyện Tam Thanh và đổ vào bờ phải sông Hồng ở Mỹ Hạ.
Sông Bứa dài 100km, diện tích lưu vực 1370km², cao trung bình 302m, độ dốc trung bình 22,2%.
Tổng lượng nước trung bình năm 1,11km³, tương ứng với lưu lượng 35,2 m³/s và môđun dòng chảy năm 25,7l/s.km². Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10 (chiếm 70% lượng nước cả năm).
Sông Bứa chảy qua huyện về phía Đông Nam dài 5km, ngăn cách giữa Cẩm Khê và huyện Tam Nông. Đây cũng là nguồn cung cấp nước không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp.
Sông Thao
Sông Thao là dòng chính của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy vào Việt Nam ở tỉnh Lào Cai, chảy đến ngã ba Hạc ở Việt Trì, tỉnh Phú Thọ thì hợp lưu với sông Đà và sông Lô. Tại Việt Nam, sông chảy qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Phú Thọ.
Lượng nước trung bình năm là 24,2m³. Trong 3 nhánh lớn của sông Hồng, sông Thao có lượng dòng chảy nhỏ nhất.
Ở Cẩm Khê, sông Thao bắt đầu từ xã Tuy Lộc đến các xã Điêu Lương, Đồng Lương dài 21,5km. Lưu lượng dòng chảy của sông Thao cao nhất 1647m3/s, mùa khô thấp nhất 520m3/s. Sông Thao đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất đồng thời cũng cung cấp lượng phù sa không nhỏ phục vụ việc cải tạo đồng ruộng ở các xã ven sông.
Ngoài ra, trong địa bàn huyện còn có hệ thống suối, khe, lạch,ao, hồ khá dày đặc, là những chi nhánh đầu nguồn cung cấp nước cho những con sông lớn, đảm bảo nhu cầu sử dụng nước của vùng.
Công tác thủy văn của huyện:
Hệ thống đê điều được thiết kế, nâng cấp, cải tạo và hoàn thiện kết hợp với đường giao thông.
Kè sông được xây dựng để bảo vệ ổn định bờ, vở sông, công trình đê điều, khu dân cư và góp phần chỉnh trị dòng, chống sạt lở lâu dài. Tiến hành tu sửa các kè bị hư hỏng, bong xô, làm mới một số kè trên các tuyến sông.
Nâng cấp, tu sửa các cống, đảm bảo tiêu úng, ngăn nước sông xâm nhập vào trong đồng, an toàn trong mùa lũ, tại các vị trí điều kiện cho phép thì kết hợp lấy nước phù sa để cải tạo đồng ruộng, lắp hệ thống đóng mở bằng điện cho các cống lớn chưa có hệ thống đóng mở bằng điện.
Xây dựng các điếm canh đê để đảm bảo ở các vị trí xung yếu, trọng điểm chống lụt bão.
2.3.4. Thổ nhưỡng
Bảng 2.6: Diện tích các đơn vị hành chính huyện Cẩm Khê phân theo các loại đất (đơn vị: ha)
Xã Đất đỏ vàng trên đá khác Đất phù sa Đất xám Tổng diện tích Đồng Cam 87,70 168,93 256,63 Đồng Lương 1062,27 671,20 3,42 1736,89 Điêu Lương 312,38 571,66 884,04 Cát Trù 357,38 357,38 Cấp Dẫn 197,42 618,69 816,11 Chương Xá 656,44 124,18 780,62 Hương Lung 1232,80 422,18 1654,98 Hiền Đa 282,70 282,70 Ngô Xá 195,35 296,83 492,18 Phương Xá 228,17 136,58 364,75 Phùng Xá 160,45 247,06 407,51 Phượng Vĩ 1554,88 1554,88 Phú Khê 718,54 132,26 850,80 Phú Lạc 11,22 415,50 426,72 Sơn Nga 458,51 48,88 507,39 Sơn Tình 590,49 243,66 834,15 Sai Nga 40,35 365,74 406,09 Tình Cương 486,03 486,03 Tạ Xá 367,45 467,23 834,68 Tam Sơn 788,57 17,45 806,02 Tiên Lơng 1627,32 362,97 1990,29 Tùng Khê 2,62 302,05 304,67 TT. Sông Thao 12,48 457,96 470,44 Tuy Lộc 46,29 844,21 890,50 Thanh Nga 395,13 395,13 Thụy Liễu 325,14 182,09 507,23 Văn Bán 977,51 203,82 1181,33 Văn khúc 87,56 545,23 316,44 949,23 Xơng Thịnh 379,05 198,36 577,41 Yên Dưỡng 296,49 380,62 334,43 1011,54 Yên Tập 15,97 358,08 374,05 Tổng 12828,57 9909,51 654,29 23392,37
(Nguồn: Thống kê từ bản đồ thổ nhưỡng huyện Cẩm Khê)
Thổ nhưỡng được coi như tấm gương của môi trường địa lí tự nhiên, vì