Từ kết quả bảng 4.2 cho thấy:
Trong 120 gà mổ khám, đã xác định có 23 gà nhiễm bệnh đầu đen, chiếm tỷ lệ 19,17%. 0 5 10 15 20 25 30 35 <1 >1 – 2 >2 – 4 >4 – 5 Tổng % Tỷ lệ Tháng tuổi
31
Gà ở các lứa tuổi đều nhiễm đầu đen, tuy nhiên gà ở các giai đoạn tuổi khác nhau có tỷ lệ nhiễm khác nhau. Tỷ lệ nhiễm đầu đen cao nhất ở gà 1 - 2 tháng tuổi (31,43 %); tiếp đến là gà 2 - 4 tháng tuổi (21,21%), gà giai đoạn trên 4 - 5 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm 11,11%, tỷ lệ nhiễm thấp nhất ở gà dƣới 1 tháng tuổi (8,00%). Cụ thể là:
+ Gà dƣới 1 tháng tuổi: mổ khám và tiến hành các phƣơng pháp kiểm tra 25 gà, phát hiện thấy có 2 gà bị nhiễm bệnh đầu đen, chiếm tỷ lệ 8,00%.
+ Gà 1 - 2 tháng tuổi: mổ khám và kiểm tra 35 gà, có 11 gà nhiễm đầu đen, chiếm tỷ lệ 31,43%.
+ Gà 2 - 4 tháng tuổi: mổ khám và kiểm tra 33 con gà, số gà nhiễm bệnh là 7 con, chiếm tỷ lệ 21,21%.
+ Gà trên 4 tháng tuổi: mổ khám và kiểm tra 27 con, có 3 con nhiễm bệnh, chiếm tỷ lệ 11,11%.
Sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm đầu đen ở các lứa tuổi gà đƣợc giải thích nhƣ sau:
Lứa tuổi dƣới 1 tháng tuổi: gà còn nhỏ, lúc này gà đƣợc nuôi dƣỡng và chăm sóc cẩn thận, vệ sinh chuồng trại đƣợc đảm bảo hơn, chƣa đƣợc thả ra ngoài vƣờn đồi, ít tiếp xúc với môi trƣờng ngoại cảnh nên hạn chế việc tiếp xúc với ký chủ trung gian truyền bệnh nhƣ giun kim, giun đất. Vì vậy, gà ở giai đoạn này nhiễm bệnh đầu đen với tỷ lệ thấp nhất.
Gà từ 1 - 2 tháng tuổi và gà từ 2 - 4 tháng tuổi: lúc này gà từ môi trƣờng nuôi úm đã đƣợc thả ra vƣờn, đồi, gà bắt đầu tiếp xúc với môi trƣờng bên ngoài. Do thay đổi môi trƣờng sống, cơ thể chƣa phát triển hoàn thiện, phƣơng thức nuôi thay đổi, môi trƣờng sống của gà thay đổi hoàn toàn, đồng thời gà thƣờng xuyên tiếp xúc với ký chủ trung gian mang mầm bệnh, cùng với tập tính bới đất tìm kiếm sâu bọ, côn trùng, giun đất... để ăn nên gà có tỷ lệ nhiễm đầu đen cao nhất ở hai giai đoạn này.
32
Gà ở giai đoạn 4 - 5 tháng tuổi: gà phát triển cả về thể trạng lẫn hệ thống miễn dịch, bản thân cơ thể gà có khả năng chống đỡ lại sự tấn công của bệnh. Do vậy, tỷ lệ nhiễm đầu đen thấp nhất.
Theo nghiên cứu của Lê Văn Năm (2011), bệnh do đơn bào H. meleagridis xảy ra chủ yếu ở gà tây từ 2 tuần đến 2 - 3 tháng tuổi, ở gà ta thì chậm hơn: chủ yếu từ 3 tuần (vẫn có trƣờng hợp gà 2 tuần tuổi cũng bị mắc) đến 3 - 4 tháng tuổi, gà lớn tuổi hơn vẫn có thể mắc bệnh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét trên.
Từ kết quả trên tôi thấy, ngƣời chăn nuôi cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề vệ sinh thú y trong chăn nuôi, tăng cƣờng chăm sóc nuôi dƣỡng đàn gà ở giai đoạn 1 - 4 tháng tuổi và đặc biệt là gà trong giai đoạn từ 1 - 2 tháng tuổi để tăng sức đề kháng, hạn chế việc nhiễm bệnh cho đàn gà, nâng cao năng suất chăn nuôi.
4.1.3.Tỷ lệ nhiễm đầu đen ở gà theo tình trạng vệ sinh thú y
Điều kiện vệ sinh thú y có ảnh hƣởng rất lớn đến tỷ lệ nhiễm bệnh trên vật nuôi. Để xác định tỷ lệ gà nhiễm đơn bào H.meleagridis theo tình trạng vệ sinh thú y, tôi tiến hành mổ khám và kiểm tra trên 120 con gà đƣợc nuôi trong 3 điều kiện vệ sinh khác nhau. Kết quả đƣợc trình bày tại bảng 4.3.
Từ kết quả bảng 4.3 cho thấy: tình trạng vệ sinh thú y khác nhau thì tỷ lệ nhiễm đầu đen cũng khác nhau. Tình trạng vệ sinh thú y càng kém thì tỷ lệ gà nhiễm đầu đen càng cao. Trong tổng số 120 gà mổ khám có 23 gà nhiễm đầu đen, chiếm tỷ lệ 19,17%, biến động từ 10,00 - 32,50%, phụ thuộc vào các mức độ vệ sinh thú y trong chăn nuôi. Cụ thể:
+ Tình trạng vệ sinh thú y tốt (trại 2): trong tổng số 40 gà mổ khám có 4 gà nhiễm bệnh đầu đen, chiếm tỷ lệ 10,00%.
+ Tình trạng vệ sinh thú y trung bình (trại 1): trong tổng số 40 gà mổ khám có 6 gà nhiễm bệnh đầu đen, chiếm tỷ lệ 15,00%.
+ Tình trạng vệ sinh thú y kém: trong tổng số 40 gà mổ khám có 13 gà nhiễm bệnh đầu đen, chiếm tỷ lệ 32,50%.
33
Bảng 4.3. Tỷ lệ nhiễm đầu đen theo tình trạng VSTY Tình trạng VSTY Số gà mổ khám (con) Số gà nhiễm từng trại (con) Tỷ lệ (%) 1 2 3 Tốt 40 0 4 0 10,00 Trung bình 40 6 0 0 15,00 Kém 40 0 0 13 32,50 Tổng 120 23 19,17