Triệu chứng lâm sàng của gà nghi nhiễm bệnh đầu đen

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh đầu đen trên gà tại phù ninh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 44 - 46)

Số gà nhiễm

(con)

Kêt quả theo dõi

Triệu chứng lâm sàng chủ yếu Số gà (con)

Tỷ lệ (%)

23

Ủ rũ, lông xù 23 100

Giảm ăn hoặc bỏ ăn, uống nhiều nƣớc 23 100 Sốt trên 430C - 440C 19 82,61 Gầy, mào tích, da vùng đầu nhợt nhạt

hoặc tái xanh, chân khô 20 86,96 Rét run, đúng rụt cổ, rúc đầu vào cánh 10 43,48

Diều đầy hơi 9 39,13

Tiêu chảy phân loãng vàng trắng, vàng

nâu lẫn dịch nhầy 18 78,26

Mặt khác, quá trình viêm và hoại làm chức năng gan bị rối loạn: quá trình thanh lọc và thải chất độc trong máu, khả năng dự trữ năng

37

lƣợng, tổng hợp protein, lipit và sản xuất nội tiết giảm. Hậu quả là gà mệt mỏi, chán ăn và tiêu chảy. Giai đoạn cuối, chức năng của gan bị phá hủy nặng, cơ thể gà suy kiệt, gầy yếu, thiếu máu, quá trình vận chuyển O2 từ phổi đến mô bào và CO2 từ mô bào đến phổi giảm, làm cho mào và yếm gà trở nên nhợt nhạt hoặc tái xanh, tiêu chảy, phân màu vàng trắng, vàng nâu lẫn dịch nhầy. Đồng thời, do dinh dƣỡng và lƣợng đƣờng tích trữ trong cơ thể giảm, làm cho đƣờng huyết hạ thấp, thân nhiệt giảm nhanh. Lúc này, gà có biểu hiện rét run, đứng rụt cổ và rúc đầu vào cánh hoặc tìm chỗ ấm, chỗ có ánh nắng để đứng. Cuối cùng gà hôn mê rồi chết, trƣớc khi chết thân nhiệt giảm xuống 39 - 380C.

Theo kết quả nghiên cứu trên gà thả vƣờn của Nguyễn Hữu Nam và cs (2013): bệnh không ồ ạt mà lại lác đác, lẻ tẻ, gà bị bệnh thƣờng đứng lẻ loi rúc đầu vào nách cánh, tìm chỗ ấm để sƣởi, lúc gần chết một số gà có biểu hiện đi không vững, đứng run rẩy, da chân gà bị khô. Gà bị bệnh có biểu hiện ủ rũ, giảm ăn, nhiệt độ >430, mào tái, thâm tím hoặc xanh đen, ỉa chảy phân loãng vàng trắng, vàng nâu lẫn dịch nhầy, diều đầy hơi hoặc thức ăn không tiêu, bệnh thƣờng kéo dài 7 - 25 ngày và gà thƣờng bị chết do suy nhƣợc. Kết quả nghiên cứu phù hợp với mô tả trên.

Từ kết quả trên cho thấy khi gà bị bệnh đầu đen, triệu chứng lâm sàng điển hình để sớm chẩn đoán gà nghi nhiễm bệnh là gà sốt cao, gầy, da vùng đầu và mào tích nhợt nhạt hoặc tái xanh, chân khô; gà tiêu chảy phân loãng vàng trắng, vàng nâu có lẫn dịch nhầy. Kết quả theo dõi triệu chứng trên gà là cơ sở để đánh giá tình trạng nghi nhiễm bệnh đầu đen từ đó phát hiện bệnh sớm để có biện pháp phòng trị bệnh có hiệu quả cao nhất đối với đàn gà mắc đầu đen giảm tối thiểu thiệt hại kinh tế đối với ngƣời chăn nuôi.

4.1.6. Bệnh tích đại thể của gà mắc bệnh đầu đen

Mổ khám là một trong những phƣơng pháp quan trọng trong chẩn đoán bệnh thú y. Qua mổ khám xác chết hoặc mổ khám con vật sống nghi bệnh có thể phát hiện ra những biến đổi bất thƣờng ở các cơ quan, phủ

38

tạng để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, chúng tôi đã mổ khám gà để xác định những bệnh tích đặc trƣng của bệnh đầu đen.

Chúng tôi tiến hành mổ khám 23 gà có những triệu chứng lâm sàng đặc trƣng nghi nhiễm bệnh, đã xác định đƣợc bệnh tích đại thể chủ yếu của gà nhiễm bệnh đầu đen. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 4.6.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh đầu đen trên gà tại phù ninh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)