Tình hình nghiên cứu bệnh đầu đen trong và ngoài nƣớc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh đầu đen trên gà tại phù ninh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 27 - 31)

Chƣơng 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. Tình hình nghiên cứu bệnh đầu đen trong và ngoài nƣớc

2.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Trên thế giới, bệnh do đơn bào H. meleagridis đƣợc phát hiện năm 1893 ở Rhode Island, sau đó bệnh đƣợc báo cáo ở khắp lục địa và nhiều nƣớc khác. Dịch bệnh do H. meleagridis nhanh chóng lan xuống các vùng ven biển phía Đông, miền Trung Tây và miền Tây Hoa Kỳ. Bệnh có tỷ lệ chết cao (có thể tới 100%). Các nhà khoa học sớm xác định đơn bào H. meleagridis là tác nhân gây bệnh. Giống nhƣ nhiều ký sinh trùng khác, vòng đời H. Meleagridis rất phức tạp, liên quan tới một vật chủ trung gian là giun kim Heterakis gallinae (McDougald L. R. (2008)).

Các nhà nghiên cứu cho r ng, gà nhiễm bệnh từ trứng của giun kim hoặc ăn phải giun đất đã mang trứng của giun kim. Bệnh này hầu hết các loại gà đều mẫn cảm, đặc biệt là gà tây và gà dò, ít thấy ở gà lớn > 5 - 6 tháng tuổi.

Tyzzer E. E. (1920) lần đầu tiên mô tả về hiện tƣợng bệnh ở gà tây do một loại đơn bào gây ra với những biểu hiện bất thƣờng, ở da vùng đầu có màu xanh tím, sau đó nhanh chóng trở nên thâm đen và tác giả đã đặt tên là bệnh đầu đen (Bleck Head). Sau đó, bệnh đƣợc các tác giả khác quan sát thấy ở Bắc Mỹ, Tây Âu và hàng loạt nƣớc khác ở Nam Mỹ, Nhật Bản…

Trong chăn nuôi gia cầm hiện đại, không phải là chuyện bất thƣờng khi các trang trại chuyển đổi chăn nuôi gia cầm từ loại này sang loại khác, nhƣng sẽ có nhiều tác hại khi các trại chăn nuôi gà thịt chuyển sang nuôi gà tây. Hầu hết các trang trại chăn nuôi gà thịt đang bị ô nhiễm giun kim (Heterakis gallinae) nặng, mà giun kim đƣợc biết đến nhƣ một vector sinh học truyền đơn bào H. meleagridis cho đàn gia cầm (McDougald L. R. (2005)).

Một số nghiên cứu nƣớc ngoài khác về bệnh kí sinh trùng:

Huchzermeyer F. W và Sutherland B. (1978) lần đầu tiên đã phát hiện đƣợc Leucocytozoon smithi ở phía Bắc Châu Phi và tác giả cho r ng Simulium nigritarse là ký chủ trung gian của ký sinh trùng này.

20

Morii T. và cs (1984) đã thử nghiệm lây nhiễm những thoi trùng Leucocytozoon đƣợc chiết từ tuyến nƣớc bọt của dĩn, kết quả nhận thấy: các thoi trùng đƣợc phân lập vào ngày thứ 2 sau khi dĩn hút máu gia cầm bệnh thì không lây nhiễm đƣợc cho gà. Các thoi trùng đƣợc phân lập vào ngày thứ 3 thì có khả năng gây nhiễm cho gà.

Nakamura K. và cs (2001) nghiên cứu ảnh hƣởng của Leucocytozoon trên gà đẻ nhận thấy: Leucocytozoon ảnh hƣởng nghiêm trọng đến khả năng sản xuất trứng của gà, thậm chí có thể ngừng đẻ. Tìm thấy một số lƣợng lớn thể phân liệt thế hệ 2 trong buồng trứng và ống dẫn trứng. Gây phù và làm giảm áp lực của các mô lân cận với các mô có đơn bào ký sinh.

Gà con từ 10 - 80 ngày tuổi nhạy cảm và nhiễm bệnh cầu trùng nặng nhất với tỷ lệ chết cao. Gà nuôi với mật độ cao, độ ẩm không khí và độ ẩm chất độn chuồng cao, thức ăn không đầy đủ dinh dƣỡng đều làm cho bệnh lan tràn. Sự nhiễm bệnh còn xảy ra qua đƣờng tiêu hóa, dịch phát ra vào mùa xuân hoặc mùa hè.

Bệnh cầu trùng xảy ra chủ yếu xảy ra ở gia cầm non, E.tenella là loại cầu trùng gây bệnh mạnh nhất ở gà 1 tháng tuổi, E.maxima gây bệnh cho gà 1,5 - 2 tháng tuổi.

2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Bệnh kí sinh trùng là bệnh gây thiệt hại không nhỏ cho ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi gia cầm:

Theo Hoàng Thạch (2004), các cơ quan nội tạng nếu nhiễm Leucocytozoon. Ở cƣờng độ nhẹ thì chƣa thấy biến đổi gì, nhƣng nếu nhiễm vừa và nặng (3 - 6 ký sinh trùng trên 1 vi trƣờng) thì xuất hiện sự thoái hoá, biến màu, thậm chí hoại tử từng đám nhỏ, nếu kéo dài thì tăng sinh, làm giảm chức năng hoạt động hoặc bị phá hoại, rõ nhất là gan và lách.

Lê Đức Quyết và cs (2009) cho biết: tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ: tuổi gia cầm, giống, địa hình, vùng

21

sinh thái, phƣơng thức chăn nuôi… Kết quả nghiên cứu của tác giả về Leucocytozoon ở gà tại một số tỉnh Nam Trung Bộ nhƣ sau: Tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon chung là 13,29%, cụ thể ở Phú Yên tỷ lệ nhiễm là 20%, Bình Định 9,54%, Khánh Hoà 12,04%. Tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon cao ở vùng núi (27,34%) và thấp ở vùng đồng b ng (12,46%). Tỷ lệ lƣu hành Leucocytozoon ở gà địa phƣơng là 12,46%, cao hơn nhiều so với gà ngoại (7,61%). Tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon cao nhất là ở gà giai đoạn > 6 tuần tuổi (15,6%), kế đến là ở độ tuổi 4 - 6 tuần (13,5%) và thấp nhất là ở độ tuổi dƣới 4 tuần (7,6%).

Khi khảo sát tình hình nhiễm ký sinh trùng đƣờng máu trên gà thịt tại hai tỉnh Vĩnh Long và Sóc Trăng, Nguyễn Hữu Hƣng (2011) cho biết: đàn gà thịt nhiễm ký sinh trùng đƣờng máu với tỷ lệ khá cao (30,47%). Trong đó tỷ lệ nhiễm ở Vĩnh Long là 32,38% và ở Sóc Trăng là 28,22%. Tác giả cũng cho biết gà Tam Hoàng có tỷ lệ nhiễm cao hơn hai giống Newlohman và Brown AAA. Gà nuôi nuôi theo kiểu chuồng hở tỷ lệ nhiễm cao hơn so với kiểu chuồng kín.

Hoàng Thạch (1997), Phạm Sĩ Lăng và cs (2006) cho biết bệnh cầu trùng xảy ra quanh năm, nhƣng xảy ra tập trung vào các tháng nóng ẩm của mùa xuân và mùa thu. Thời kỳ này mƣa nhiều ẩm ƣớt là điều kiện thuận lợi cho noãn nang cầu trùng tồn tại và phát triển ngoài tự nhiên và gây nhiễm cho đàn gà. Tuy nhiên, bệnh có thể phát ra ở bất cứ thời gian nào trong năm trong những trại gà lớn, khi nuôi nhiều, chuồng trại chật chƣa kịp phân chia ô chuồng, chất thải quá nhiều chƣa kịp thay đổi chất độn chuồng, độ ẩm trong chuồng nuôi tăng nhanh. Vì vậy, trong thời gian bệnh dễ bùng phát cần chú ý tập trung cao độ các khả năng phòng bệnh cầu trùng cho gà, ở các trang trại lớn phải thƣờng xuyên sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, chăm sóc gà tốt để tăng khả năng miễn dịch cho gà.

Trong đó phải kể đến tác hại của đơn bào H. meleagridis gây bệnh đầu đen trên gà:

22

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2008), H. Meleagridis sống ký sinh trong trứng loài giun kim Heterakis gallinae. Cả hai loài này đều sống ký sinh trong ruột gà, gà tây và cả hai đều gây bệnh cho gà.

Phạm Văn Khuê và cs (1996) cho biết: Giun Heterakis kích thích niêm mạc ruột gây tụ huyết, ngoài ra còn chiếm đoạt dinh dƣỡng của gà làm con vật gầy yếu, gà con chậm lớn. Trong quá trình ký sinh,chúng tiết độc tố nên gà bị trúng độc và dễ mắc bệnh viêm gan, ruột do loại đơn bào

H. meleagridis xâm nhập vào trứng giun kim, gà ăn phải trứng này thì mắc bệnh.

Tháng 3/2010, Lê Văn Năm và cs (2010), bắt đầu đề cập về căn bệnh đầu đen này tại một số tỉnh phía Bắc. Tác giả kết luận r ng, nguyên nhân cơ bản gây nên hiện tƣợng chết hàng loạt gà thịt tại thời điểm đó là do sự cảm nhiễm, xâm nhập và nhân lên nhanh chóng của đơn bào có tên khoa học là H.meleagridis trong cơ thể gà thông qua việc đàn gà đang bị nhiễm nặng giun kim và trứng giun kim có chứa ấu trùng gây bệnh.

23

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh đầu đen trên gà tại phù ninh phú thọ và biện pháp phòng trị (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)