32
Có 16,22% số chó đã tiêm phòng 2 mũi vắc xin và 5,41% số chó đã tiêm phòng mũi 3 nhưng vẫn mắc bệnh, theo chúng tôi có thể là do tiêm phòng chưa đúng cách, hoặc do tiêm vaccine không đúng quy trình, bảo quản vaccine không đúng cách làm mất hiệu lực của vaccine, do sức đề kháng của từng cá thể chó khác nhau, do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng của chủ vật nuôi.... Đối với những chó đã được tiêm phòng vaccine đủ 3 mũi thì ít bị mắc bệnh.
Kết quả chúng tôi hoàn toàn phù hợp với kết quả của M. Ling và cs. (2012) [38] cho rằng những chó đã được tiêm vaccine trong vòng một năm tuổi thì vẫn có thể bị Parvovirus nhưng với tỷ lệ rất thấp là 5,3%.
Theo kết quả nghiên cứu trên, việc tiêm phòng vắc xin cho chó là rất quan trọng. Vắc-xin là nền tảng của việc phòng bệnh, vắc xin có tác dụng không những chỉ để bảo vệ động vật được tiêm, mà còn bảo vệ những động vật còn lại của loài đó. Càng nhiều động vật của 1 loài được tiêm phòng, thì bệnh càng ít có nguy cơ lây lan, giảm được những thiệt hại không đáng có về kinh tế và vững an tinh thần cho người chăn nuôi chó.
4.2. Nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng và một số chỉ tiêu huyết học của chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus
4.2.1. Một số biểu hiện lâm sàng của chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus Parvovirus
4.2.1.1. Kết quả theo dõi các triệu chứng điển hình của chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus
Tiến hành theo dõi những biểu hiện lâm sàng của 37 chó mắc bệnh viêm ruột truyễn nhiễm do Parvovirus. Kết quả được trình bày tại bảng 4.4.
33
Bảng 4.4. Các triệu chứng điển hình ở chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus (n = 37)
Triệu chứng Số con biểu hiện Tỷ lệ (%)
Ủ rũ, mệt mỏi,bỏ ăn 37 100
Ỉa chảy, phân lẫn máu 35 94,59
Nôn mửa 37 100
Sốt 30 81,08
Co giật, trụy tim 2 5,41
Kết quả bảng 4.4 cho thấy:
Triệu chứng của những chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do
Parvovivrus gây ra rất đa dạng nhưng chủ yếu là ủ rũ, nôn mửa, tiêu chảy ra máu, sốt, bỏ ăn.
- 100% số chó bệnh chúng tôi theo dõi được đều xuất hiện triệu chứng ủ rũ, mệt mỏi, bỏ ăn, nôn mửa. Chó bệnh nôn khan ra bọt dãi nhớt màu xanh, vàng, có khi lẫn máu.
Sở sĩ như vậy là do virus gây bệnh này đều có hướng niêm mạc, do đó các niêm mạc đường tiêu hoá từ dạ dày đến ruột đều bị virus tác động gây viêm rất nặng. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (1992) [11], quá trình viêm ở niêm mạc đường tiêu hoá làm cho dịch rỉ viêm tăng tiết đồng thời các sản phẩm viêm cũng tác động vào thần kinh thụ cảm trên niêm mạc đường tiêu hoá, kích thích làm tăng nhu động ruột. Vì thế, chó bệnh thường có biểu hiện nôn rất nhiều.
- Triệu chứng ỉa chảy, phân lẫn máu là triệu chứng điển hình nhất khi con vật mắc bệnh. Trong 37 chó bệnh theo dõi, có 35 chó biểu hiện ỉa chảy, phân lẫn máu, chiếm tỷ lệ 94,59%. Con vật ỉa chảy phân sền sệt, loãng, lẫn máu, có thể lẫn giun. Giai đoạn cuối gần như trong phân là nước và máu, mùi tanh khắm như ruột cá mè phơi nắng.
Trong quá trình gây nhiễm trùng huyết, virus trong tế bào ruột, gây hoại tử biểu mô ruột, bào mòn nhung mao ruột, giảm hấp thu và rối loạn tiêu hóa gây
34
tiêu chảy (Nguyễn Như Pho (2003) [16]; Tạ Thị Vịnh (1991) [23]). Như vậy nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết luận trên của tác giả.
- Nhiệt độ của chó bệnh dao động trong khoảng 39,5 - 40,50C, biểu hiện sốt chiếm tỷ lệ 81,08%. Mặc dù sốt không phải là một triệu chứng điển hình cho một bệnh chuyên biệt nhưng nó báo hiệu cơ thể đang đáp ứng lại tác nhân gây bệnh.
- Trong số chó mắc bệnh Parvovirus thì chó mắc bệnh ở thể tim chiếm tỷ rất nhỏ chỉ chiếm 5,41%. Ở những chó con không có kháng thể mẹ truyền, virus thường gây bệnh tích trên cơ tim và gây ra bệnh ở dạng tim mạch (Nguyễn Như Pho (2003) [16]; Tạ Thị Vịnh (1991) [23]).
Tình trạng sốt cùng với hiện tượng nôn mửa, ỉa chảy làm chó bệnh mất nước và rối loạn điện giải nghiêm trọng, chó bệnh suy sụp nhanh do thiếu máu và mất nước. Qua đây, chúng tôi thấy được bệnh Parvovirus là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở chó, bệnh Parvovirus virus tác động chủ yếu đến hệ thống niêm mạc đường tiêu hóa và hệ thống miễn dịch làm cho sức đề kháng của cơ thể suy giảm trầm trọng do đó con vật chết nhanh.
4.2.1.2. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng của chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus
Bất kỳ các cơ quan nào trong cơ thể khi ở trạng thái tổn thương, nhiễm trùng đều có biểu hiện của sốt. Mức độ phụ thuộc vào tổn thương hay nhiễm trùng, bệnh xảy ra cấp tính hay mãn tính.
Để tìm hiểu về sự thay đổi các chỉ tiêu lâm sàng trong quá trình bệnh lý của bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus. Chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng trên chó khỏe, chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do
Parvovirus.
35
Bảng 4.5. Các chỉ tiêu lâm sàng của chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus
Chỉ tiêu theo dõi
Giá trị dao động của chó ở trạng thái bình thƣờng Chó mắc bệnh (n=37) Min – Max X mx Thân nhiệt (0C) 37,5 - 38,5 39,52± 1,08 Tần số hô hấp (lần/phút) 22 – 45 42,05± 2.18 Tần số tim mạch (lần/phút) 73 – 128 148,35± 8,00
Kết quả bảng 4.5 cho thấy: - Về Thân nhiệt:
Thân nhiệt của chó ở trạng thái bình thường dao động trong khoảng: 37,5 – 38,50C (Hồ Văn Nam và cs., 1997, [13]).
Trong 37 ca mắc bệnh do Parvovirus, thân nhiệt trung bình của chó bệnh là 39,52 1,080
C. Thân nhiệt của chó bệnh tăng cao hơn so với chó ở trạng thái bình thường.
Triệu chứng lâm sàng đầu tiên của chó khi bị virus tác động là sốt cao. Như vậy hiện tượng sốt của chó mắc bệnh do Parvovirus đã biểu hiện rõ mức xâm nhập của mầm bệnh. Theo chúng tôi, do tác động của virus và những chất độc sinh ra trong quá trình bệnh lý của cơ thể theo máu tác động vào trung khu điều hòa thân nhiệt, làm rối loạn chức năng điều hòa nhiệt dẫn đến mất cân bằng giữa 2 quá trình sản nhiệt và thải nhiệt. Trong trường hợp này làm tăng quá trình sản nhiệt và giảm quá trình thải nhiệt dẫn đến thân nhiệt tăng cao.
- Về tần số hô hấp:
Theo Hồ Văn Nam và cs. (1997) [13] tần số hô hấp của chó ở trạng thái bình thường nằm trong khoảng 22 - 45 lần/phút.
Theo dõi tần số hô hấp của chó mắc bệnh do Parvovirus chúng tôi thấy: Tần số hô hấp của chó mắc bệnh trung bình từ 42,05 ± 2,18 (lần/phút). So với trạng thái dao động bình thường của cơ thể chó thì tần số hô hấp của chó mắc
36 bệnh do Parvovirus tăng.
Theo chúng tôi tần số hô hấp của chó mắc bệnh do Parvovirus tăng lên là do khi chó sốt cao, hàm lượng khí CO2 trong máu tăng, hàm lượng O2 giảm do phổi không đảm nhiệm được chức năng của mình, trung khu hô hấp hưng phấn nên con vật thở nhanh dẫn tới tần số hô hấp tăng cao. Đồng thời, chó mắc bệnh có triệu chứng sốt, đó cũng là một phản ứng sinh lý nhằm điều hòa quá trình cân bằng nhiệt, tăng cường quá trình thải nhiệt qua hơi nước khi thở ra nhằm mục đích làm hạ nhiệt độ của cơ thể.
- Về tần số tim mạch:
Ở chó bị mắc bệnh do Parvovirus theo kết quả theo dõi của chúng tôi, tần số tim thay đổi giống sự biến đổi của thân nhiệt, tăng so với sinh lý bình thường và tăng theo mức độ bệnh. Cụ thể:
Tần số tim ở chó ở trạng thái bình thường dao động trong khoảng 73 – 128 (lần/phút).
Theo dõi tần số tim đập trung bình của chó mắc bệnh do Parvovirus trung bình từ 148,35 ± 8,00 (lần/phút). Như vậy, tần số tim mạch của chó bệnh cũng tăng cao hơn so với tần số tim mạch của chó ở trạng thái bình thường.
Theo chúng tôi, tần số tim tăng là do khi chó mắc bệnh do Parvovirus
thân nhiệt tăng cao kích thích đến nút thần kinh tự động Keith - Flack trong tim, làm nút Keith - Flack hưng phấn dẫn đến tim đập nhanh. Đồng thời, độc tố của virus thấm qua thành ruột vào máu, kích thích hệ thần kinh trung ương, tăng cường tuần hoàn, hô hấp nhằm để thải độc tố của virus làm toan máu qua đường hô hấp và đường tiết niệu.
Tóm lại, ở chó mắc bệnh do Parvovirus cả 3 chỉ số lâm sàng: thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số tim đều cao hơn chó ở trạng thái bình thường.
4.2.2. Một số chỉ tiêu huyết học của chó bị bệnh
Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp quan trọng trong chẩn đoán bệnh. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành xét nghiệm máu của chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus và chó khỏe mạnh, để thấy được sự thay
37
đổi các chỉ tiêu huyết học giữa chó bệnh và chó khỏe mạnh. Kết quả được thể hiện như sau:
4.2.2.1. Một số chỉ tiêu sinh lý của chó bị bệnh
Bảng 4.6. Chỉ tiêu sinh lý của chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus (n = 8)
Chỉ tiêu Chó khỏe Chó bị bệnh Parvovirus
(X mx ) Min - Max (X mx ) Min - Max SL Hồng cầu (Tera/L) 7,03 a ± 1,03 5,5 – 8,5 4,16b ± 0,94 3,1 – 5,4 SL Bạch cầu (Giga/L) 11,70 a ± 3,73 6,0 – 17,0 4,73b ± 0,48 4,3 – 5,6 SL Huyết sắc tố Hb (g/dL) 15,01 a ± 2,94 11,0 – 19,0 10,11b ± 0,64 9,4 – 11 Hematocrit (fL) 67,47a ± 3,93 62,0 – 72,0 47,68b ± 3,84 40 – 50 Tỷ lệ bạch cầu lympho (%) 21,27 a ± 5,27 12,0 – 30,0 35,87b ± 0,83 32,0 – 36,0 Tỷ lệ bạch cầu mono (%) 6,32 a ± 2,39 2,0 – 9,0 1,63b ± 0,2 1,0 – 2,0 Tỷ lệ bạch cầu hạt (%) 72,41 a ± 4,51 60,0 – 83,0 62,50b ± 5,77 49 – 64
Ghi chú: - Các số trong cùng một hàng ngang mang những chữ cái khác nhau thì sai khác nhau về mặt thống kê ở mức ý nghĩa P < 0,05.
1 Giga/l = 109/l; 1 Tera/l = 1012/l; fL (femtolit) = 10 -15 l.
Kết quả bảng 4.6 cho thấy: Số lượng hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin, và hematocrit đều giảm cụ thể:
- Số lượng hồng cầu (Tera/L) giảm từ 7,03 ± 1,03 xuống còn 4,16 ± 0,94. - Hàm lượng huyết sắc tố Hb (g/dL) giảm từ 15,01 ± 2,94 xuống còn 10,11 ± 0,64.
38
Do đặc tính của bệnh, Parvovirus tấn công mạnh mẽ vào niêm mạc đường ruột gây nên tình trạng viêm ruột, tiêu chảy, xuất huyết, máu theo phân ra ngoài (Lobetti (2003) [36]). Do một lượng lớn hồng cầu theo phân ra ngoài nên lượng hồng cầu và một số thành phần của máu sẽ giảm đáng kể tùy theo mức độ bệnh. Chó bệnh sẽ mất nhiều máu nên chỉ số hematocrit cũng giảm theo đáng kể. Các chỉ số này giảm làm cho con vật trở nên thiếu máu.
- Các chỉ số bạch cầu cũng giảm đáng kể số lượng bạch cầu trung bình giảm từ 11,70 ± 3,73 xuống còn 4,73 ± 0,48.
Theo McCandlish (1999) [37], khi Parvovirus xâm nhập vào các tế bào lympho chúng sẽ bắt đầu nhân lên và phá hủy các tế bào lympho gây ra tình trạng giảm các tế bào bạch cầu. Đối với chó bệnh do Parvovirus có thể làm cho số lượng bạch cầu giảm thấp điều đó chứng tỏ chó bệnh do Parvovirus sẽ dễ bị suy kiệt, sức đề kháng của bệnh hầu như không có (Trần Thị Minh Châu (2005) [2]).
4.2.2.2. Một số chỉ tiêu sinh hóa máu của chó bị bệnh
Bảng 4.7. Kết quả theo dõi chỉ tiêu sinh hóa của chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus
Chỉ tiêu
Chó khỏe (n = 8) Chó bị bệnh Parvovirus (n = 8)
X mx Min - Max X mx Min - Max
GOT (U/L) 28,71a ± 8,22 12,00 – 130,00 133,52b ± 2,69 130,99 – 139,41 GPT (U/L) 33,73a ± 13,28 12,0 – 130,00 132,64b ± 1,43 130,14 – 134,81 Ure (umol/L) 6,68 a ± 2,20 2,50 – 9,50 13,02b ± 1,10 11,5 – 14,8 Creatin (umol/L) 109,04 a ± 17,40 60,01- 180,01 35,11b ± 2,43 30 – 39
Ghi chú: - Các số trong cùng một hàng ngang mang những chữ cái khác nhau thì sai khác nhau về mặt thống kê ở mức ý nghĩa P < 0,05.
39
Qua số liệu bảng 4.7 cho thấy: Hàm lượng của cả 2 men GOT và GPT đều cao hơn mức bình thường, với hàm lượng lần lượt là 133,52 ± 2,69 (U/L) và 132,64 ± 1,43 (U/L).
Chỉ số GOT tăng cao là do một enzyme nội tế bào được giải phóng khi tế bào chết và chúng sẽ đi vào máu. Theo Nguyễn Thế Khánh và Phạm Tử Dương (2001) [10] GOT tăng trong nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim, suy tim, mức tăng của GOT đi đôi với mức độ nặng của bệnh, điều này phù hợp với mức tăng GOT trong máu của chó nhiễm Parvovirus.
Đối với GPT thì tỷ lệ này tương đối cao hơn, GPT có nhiều trong mô gan, việc kiểm tra định lượng GPT có ích trong chẩn đoán hoại tử gan. Nồng độ của GPT và GOT trong tế bào gan là như nhau nhưng phân bố ở vị trí tế bào khác nhau. Trong các bệnh viêm gan cấp tính, mãn tính, xơ gan, viêm đường ruột,... thì GPT sẽ tăng.
Tỷ lệ urea huyết tăng với hàm lượng là 13,02 ± 1,10. Theo Đỗ Đình Hồ (2005) [7], chỉ số urea huyết đánh giá thể tích huyết tương và áp suất máu. Chỉ số urea huyết tăng do xuất huyết tiêu hóa làm giảm áp suất máu hoặc giảm thể tích huyết tương khi đó lưu lượng máu đến thận giảm làm cho urea huyết tăng. Do khi chó nhiễm bệnh cơ thể suy nhược, suy tim, làm cho lưu lượng máu đến thận giảm dẫn đến urea huyết tăng. Ngoài ra chó bị mất nước, ít tiểu cũng đều làm urea huyết tăng. Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết luận của tác giả trên.
4.3. Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh viêm ruột truyền nhiễm trên chó do
Parvovirus gây ra qua 2 phác đồ.
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm 2 phác đồ trên tổng số chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus đem đến khám và điều trị tại phòng khám. Tuy nhiên, tổng số chó có 37 chó đến khám và điều trị nhưng trong đó có 1 chó bị mắc bệnh ở thể co giật, trụy tim nên chúng tôi chưa kịp tiến hành điều trị đã bị chết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên 36 chó. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.8.
40
Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus của 2 phác đồ Phác đồ Số con điều trị (con) Số con khỏi bệnh (con) Số con chết (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) Tỷ lệ chết (%) 1 18 7 11 38,88 61,11 2 18 16 2 88,88 11,11
Qua kết quả ở bảng 4.8 chúng tôi nhận thấy:
Ở phác đồ 1, tỷ lệ số khỏi bệnh là 38,88%, tỷ lệ chết 61,11%. Ở phác đồ 2, tỷ lệ khỏi bệnh là 88,88%, tỷ lệ chết 11,11%.
Có sự khác nhau giữa hai phác đồ như vậy là do: phác đồ 1 chúng tôi chỉ dùng kháng sinh để chống bội nhiễm vi khuẩn và chất trợ sức, trợ lực để nâng cao sức đề kháng của con vật. Đối với phác đồ 2, trong các trường hợp phát hiện bệnh sớm, chúng tôi có bổ sung thêm kháng huyết thanh giúp trung hòa lượng virus trong cơ thể con vật nên tỷ lệ số con khỏi bệnh cao hơn lên tới 50%.
Tuy nhiên, ở hai phác đồ trên đều có số chó bị chết, và đều chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là ở phác đồ 1. Nguyên nhân của vấn đề này, qua nghiên cứu trực tiếp chúng tôi nhận thấy: ở những chó bị bệnh này cơ thể chó đã ủ bệnh và phát bệnh nhưng chủ vật nuôi không để ý hoặc chủ quan không mang ngay tới phòng khám, khi mang chó đến phòng khám thì chó đã ở thể nặng, chó