Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh viêm ruột truyền nhiễm do parvovirus gây ra trên chó tại phòng khám thú y funpet hà nội và thử nghiệm phác đồ điều trị (Trang 28)

3.3.1. Nghiên cứu tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus

- Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus theo giống. - Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus theo lứa tuổi. - Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus theo tình trạng tiêm phòng.

3.3.2. Theo dõi các biểu hiện lâm sàng và một số chỉ tiêu huyết học chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus

- Theo dõi các triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus.

20

- Theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng của chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus.

- Theo dõi chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus.

3.3.3. Thử nghiệm phác đồ điều trị

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus

3.4.1.1. Chẩn đoán lâm sàng

Dựa vào phương pháp chẩn đoán cơ bản của Chu Đức Thắng (2007) [22] chúng tôi tiến hành chẩn đoán như sau:

Khi chó được mang đến phòng khám chúng tôi tiến hành hỏi bệnh từ chủ vật nuôi kết hợp với quan sát tình trạng sức khỏe của chó bệnh thấy chó có biểu hiện một số triệu chứng như sau:

Mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, chó bị nôn mửa, tiêu chảy;

Quan sát phân thấy phân có lẫn máu tươi, lẫn niêm mạc ruột, phân có mùi tanh khắm đặc trưng giống như ruột cá mè phơi nắng.

Sau đó chúng tôi tiến hành đo thân nhiệt cho chó bệnh thấy chó có biểu hiện sốt.

Trên cơ sở đó, chúng tôi kết luận sơ bộ chó bị nhiễm bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus.

3.4.1.2. Chẩn đoán huyết thanh học bằng test thử CPV (Canine Parvovirus One- Step Test Kit).

Sau khi có kết luận sơ bộ từ chẩn đoán lâm sàng, đối với những chó nghi mắc bệnh chúng tôi tiến hành chẩn đoán huyết thanh học bằng test thử CPV.

Tại phòng khám thú y Funpet chúng tôi sử dụng bộ test thử CPV của công ty Quicking Biotech Co., Ltd; Sản xuất năm 2016; có độ nhạy là 97%; độ đặc hiệu là 100%.

21

Nguyên lý

Phản ứng này dựa vào nguyên lý của phản ứng ELISA để phát hiện kháng nguyên của virus Parvo trên chó từ các mẫu bệnh phẩm là phân. Hai kháng thể (KT) đơn dòng trong thiết bị kết hợp với các điểm quyết định kháng nguyên của virus parvo. Sau khi cho bệnh phẩm thấm vào vị trí đệm cellulozo của thiết bị, các kháng nguyên của virus Parvo có trong bệnh phẩm sẽ di chuyển về điểm gắn kháng thể (vạch C và T) để kết hợp với hợp chât thể keo màu vàng chứa kháng thể đơn dòng kháng virus tạo thành phức hợp “KN - KT”. Sau đó, phức hợp này kết hợp với kháng thể đơn dòng kháng virus Parvo khác trong màng nitơ - cellulozo của thiết bị, để tạo thành phức hợp kẹp hoàn chỉnh KT - KN - KT”. Kết quả xét nghiệm có thể được biểu lộ qua sự xuất hiện các vạch C và T do thiết bị sử dụng “phép sắc ký miễn dịch”.

Tiến hành:

Lấy mẫu bệnh phẩm cần xét nghiệm là phân của chó nghi mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus bằng phương pháp ngoáy bông tăm trực tiếp ở trực tràng. Bệnh phẩm sau khi thu được cần làm xét nghiệm ngay. Trong trường hợp cần thiết có thể bảo quản ở 2oC trong vòng 24h. Tuy nhiên, trước khi làm xét nghiệm cần nâng nhiệt độ của mẫu bệnh phẩm lên nhiệt độ phòng (22 - 25oC).

Đưa bông tăm chứa bệnh phẩm vào lọ chứa 1ml dung dịch chất pha loãng, khuấy động xoay tròn que trong chất pha loãng. Sau đó nhỏ 3 - 4 giọt dung dịch chứa mẫu vào thiết bị xét nghiệm, sau đó đọc kết quả xét nghiệm trong vòng 3-5 phút. Nếu thấy trên test thử xuất hiện 1 vạch đỏ C chó âm tính với Parvovirus, trên test thử xuất hiện 2 vạch đỏ C và T, chó dương tính với

22

Hình 6. Các bƣớc tiến hành và kết quả xét nghiệm bằng test CPV

3.4.2. Phương pháp xác định tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus đến khám tại phòng khám Parvovirus đến khám tại phòng khám

Để theo dõi tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus đến khám tại phòng khám thú y Funpet, chúng tôi tiến hành khám lâm sàng và phỏng vấn chủ vật nuôi.

Sau đó ghi chép lại bệnh án theo dõi, kết hợp với phần mềm Excel 2013 để tính kết quả.

Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus gây ra theo giống chó: Tiến hành theo dõi trên những chó bị mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus, chia thành 2 nhóm chó nội và chó ngoại. Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus gây ra theo giống (%) chó được tính theo công thức:

Tỷ lệ chó mắc bệnh theo giống (%) = Số chó mắc bệnh theo giống Tổng số chó mắc bệnh x 100

Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus gây ra theo lứa tuổi: Căn cứ vào các giai đoạn phát triển và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chó chúng tôi chia thành các giai đoạn tuổi như sau:

+ < 2 tháng tuổi. + 2 – 6 tháng tuổi. + > 6 - 12 tháng tuổi. + > 12 tháng tuổi.

23 Công thức tính:

Tỷ lệ chó mắc bệnh theo tuổi (%) = Số chó mắc bệnh theo tuổi

Tổng số chó mắc bệnh x 100

Tỷ lệ mắc bệnh theo tình trạng tiêm vắc xin: Tiến hành theo dõi 37 chó mắc bệnh và chia theo 4 nhóm chó sau:

+ Số chó chưa tiêm phòng. + Số chó đã tiêm 1 mũi. + Số chó đã tiêm 2 mũi. + Số chó đã tiêm 3 mũi. Công thức tính:

Tỷ lệ chó chưa tiêm phòng (%) = Số chó chưa tiêm phòngTổng số chó theo dõi x 100 Tỷ lệ chó tiêm phòng 1 mũi (%) = Số chó tiêm phòng 1 mũi

Tổng số chó theo dõi x 100 Tỷ lệ chó tiêm phòng 2 mũi (%) = Số chó tiêm phòng 2 mũi

Tổng số chó theo dõi x 100 Tỷ lệ chó tiêm phòng 3 mũi (%) = Số chó tiêm phòng 3 mũi

Tổng số chó theo dõi x 100

3.4.3. Phương pháp xác định các biểu hiện, chỉ tiêu lâm sàng và chỉ tiêu huyết học ở chó mắc bệnh học ở chó mắc bệnh

3.4.3.1. Phương pháp xác định các biểu hiện, chỉ tiêu lâm sàng ở chó mắc bệnh - Hàng ngày chúng tôi quan sát, theo dõi triệu chứng và tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu lâm sàng trên chó, sau đó ghi chép lại số liệu, ghi lại những hình ảnh bất thường.

- Để kiểm tra thân nhiệt (0C): Được thực hiện bằng cách đưa nhiệt kế điện tử vào trực tràng của chó bệnh, sau đó bấm nút đo. Đợi kết quả sau 2 – 3 phút có tín hiệu kết thúc và đọc kết quả.

- Đo tần số hô hấp (lần/ phút): Dùng ống nghe, nghe vùng phổi và kết hợp với việc đếm số lần lên xuống của hõm hông trong 1 phút.

24 lần tim đập trong 1 phút.

- Quan sát những thay đổi về trạng thái, các phản xạ, thể thở… theo từng giờ và theo mỗi lần điều trị.

3.4.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu huyết học ở chó mắc bệnh

Khi chó bệnh dương tính với kit thử CPV, chó bệnh được lấy máu để xét nghiệm. Trước tiên, lấy máu ở tĩnh mạch chi trước chó, lấy 1 ml máu của 8 con chó bệnh đem xét nghiệm các chỉ tiêu sinh lý, sau đó tiến hành ly tâm và xét nghiệm các chỉ tiêu sinh hóa máu.

Đồng thời, lấy 1ml máu của 8 con chó khỏe với các giống tương ứng để chạy các chỉ tiêu sinh lý - sinh hóa làm mẫu đối chứng.

Các chỉ tiêu theo dõi: Hồng Cầu; Bạch cầu, Bạch cầu trung tính (Neut), Monocyte, Lymphocyte; Hemoglobin; Men Urea, Creatinine, để khảo sát sự thay đổi các chỉ tiêu sinh lý - sinh hóa máu của chó bình thường so với chó bệnh.

3.4.4. Thử nghiệm phác đồ điều trị

Trong quá trình nghiên cứu tại phòng khám thú y Funpet, chó có kết quả dương tính với test CPV sẽ được theo dõi điều trị trong vòng 5-7 ngày. Chia chó nhiễm bệnh thành hai hai lô, tiến hành thử nghiệm hai phác điều trị sau.

Phác đồ 1:

Thuốc điều trị Liều lƣợng ml/1kgP/ngày Đƣờng đƣa thuốc Số lần đƣa thuốc trong ngày T 5000 Dexamethazone Vitamin K Atropinsulphat 0,1% Vitamin C Amino booster Glucoza 5% Natri clorid 0,9% 0,3 0,02 0,5 0,015-0,6 0,5 0,1 50 50 IM IV IV SC/IV IV IM IV IV 1 1 1 1 1 1 2-3 2-3

25 Phác đồ 2: Phác đồ 1 + kháng thể.

Thuốc điều trị Liều lƣợng ml/1kgP/ngày Đƣờng đƣa thuốc Số lần đƣa thuốc trong ngày T 5000 Dexamethazone Vitamin K Atropinsulphat 0,1% Vitamin C Amino booster Glucoza 5 % Natri clorid 0,9% Kháng thể 0,3 0,02 0,5 0,015-0,6 0,5 0,1 50 50 0,1 IM IV IV SC/IV IV IM IV IV IM 1 1 1 1 1 1 2-3 2-3 1

* Ghi chú : IM: Tiêm bắp.

IV: Truyền tĩnh mạch. SC: Tiêm dưới da

Đánh giá tỷ lệ khỏi bệnh được được tính bằng số chó khỏi bệnh trên số chó điều trị.

Công thức tính:

Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = Số chó khỏi bệnhSố chó điều trị x 100

Đánh giá tỷ lệ chết được được tính bằng số chó chết trên số chó điều trị. Công thức tính:

26

3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu

Toàn bộ số liệu tôi thu được trong quá trình theo dõi, được tập hợp, tính toán, phân tích bằng phần mềm Excel 2013 và chạy thống kê sinh học bằng phần mềm SPSS.

27

PHẦN IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus

4.1.1. Tình hình chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus gây nên theo giống theo giống

Sở thích nuôi thú cảnh rất khác nhau dẫn đến sự đa dạng về thành phần giống và loài chó trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Qua quá trình theo dõi có 11 giống chó, trong đó có 3 giống chó nội và 8 giống chó ngoại được đưa tới khám và điều trị tại phòng khám. Chúng tôi tiến hành tập hợp, phân loại, kết quả tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo giống được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus theo giống

Nhóm Số chó mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Tổng số chó (con) Tổng tỷ lệ (%) Chó nội Chó Vàng 5 13,51 9 24,32 Chó Bắc Hà 3 8,11 Chó Mông Cộc 1 2,70 Chó ngoại Fox hươu 6 16,21 28 75,68 Phốc Sóc 3 8,11 Poodle 8 21,62 Bắc Kinh 3 8,11 Alaskan 1 2,70 Bull Pháp 2 5,41 Malinois 3 8,11 Labardo 2 5,41 Tổng 37 100 37 100

28 Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy:

- Bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus gây ra xảy ra trên cả giống chó nội và chó ngoại.

Đối với nhóm chó ngoại có tỷ lệ mắc bệnh 75,68%; Tỷ lệ mắc ở chó nội là 24,32%.

Kết quả trên phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đó của Trần Thị Hải Yến (2017) [25] nhóm chó ngoại có tỷ lệ mắc cao hơn nhóm chó nội; chó ngoại là 68,39%, chó nội là 18,60%.

Tỷ lệ mắc bệnh trên nhóm chó ngoại cao hơn hẳn so với nhóm chó nội. Sở dĩ như vậy là vì nhóm chó nội nuôi trên địa bàn Hà Nội ít được quan tâm và đưa đến khám tại phòng khám hơn nhóm chó ngoại. Hơn nữa nhóm chó nội có khả năng thích nghi được với các tác động từ bên ngoài (yếu tố môi trường và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng) cao hơn nhóm chó ngoại.

- Trong tổng số 11 giống chó mắc bệnh:

Giống chó Poodle mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus chiếm tỷ lệ cao nhất 21,62%.

Giống chó Fox hươu chiếm tỷ lệ tương đối cao 16,21%.

Chiếm tỷ lệ thấp nhất là giống chó Mông cộc và Alaska với 2,7%. Các giống chó còn lại có tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 5,41% - 16,21%. Theo Sử Thanh Long và cs. (2014) [12] ở những giống chó có vóc dáng lớn thường có sức đề kháng cao và dễ chăm sóc nuôi dưỡng nên chúng rất thích nghi với sự thay đổi của thời tiết cũng như chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Vì vậy, tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn so với những giống chó có vóc dáng nhỏ như Fox, Poodle và một số giống chó khác.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của tác giả trên.

4.1.2. Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus theo lứa tuổi

Ở các giai đoạn tuổi khác nhau, khả năng mẫn cảm với một bệnh nào đó có thể khác nhau. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, phân tích tỷ lệ nhiễm

29

bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus gây ra theo 4 giai đoạn tuổi của chó. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo lứa tuổi Giai đoạn tuổi

(tháng) Số chó mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) < 2 6 16,22 2 – 6 19 51,35 > 6 – 12 9 24,32 > 12 3 8,11 Tổng 37 100

Hình 4.1. Tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo lứa tuổi

Kết quả theo dõi trong bảng 4.2 và hình 4.1 cho thấy:

Chó ở các lứa tuổi đều mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus. Tuy nhiên, chó ở các lứa tuổi khác nhau thì tỷ lệ mắc khác nhau.

Chó từ 2 - 6 tháng tuổi có tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do

Parvovirus là cao nhất, chiếm 51,35%; Tiếp đến là chó có độ tuổi > 6 - 12 tháng tuổi, chiếm 24,32%; Chó < 2 tháng tuổi có tỷ lệ mắc là 16,22%; Thấp nhất là chó có độ tuổi trên 12 tháng tuổi có tỷ lệ mắc bệnh là 8,11%.

30

Từ kết quả về tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo lứa tuổi, chúng tôi thấy rằng:

Chó ở giai đoạn 2 - 6 tháng tuổi là giai đoạn chó có nhiều sự biến đổi, bắt đầu cai sữa mẹ tập quen dần với thức ăn, hệ tiêu hoá bắt đầu thích nghi dần, thay đổi môi trường sống (chó được tặng, bán ở giai đoạn này). Những yếu tố trên ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng nên mầm bệnh rất dễ xâm nhập và phát triển, vì vậy đây là giai đoạn chó dễ cảm thụ với bệnh nhất.

Đối với chó trên 12 tháng tuổi, tỷ lệ mắc bệnh thấp (8,11%) vì ở giai đoạn này chó đã trưởng thành và dần thích nghi được với môi trường, điều kiện nuôi dưỡng nên sức đề kháng với bệnh cao.

Chó dưới 2 tháng tuổi vẫn còn trong thời kỳ bú sữa mẹ, được nhận miễn dịch thụ động từ sữa đầu của chó mẹ. Chó mẹ có thể hình thành kháng thể qua cảm thụ từ tự nhiên hoặc được tiêm vaccine phòng bệnh, kháng thể qua nhau thai và sữa đầu giúp chó con phòng được bệnh. Đồng thời, chó con giai đoạn bú sữa mẹ chưa tập ăn ngoài nên ít bị rối loạn tiêu hoá, ít mắc bệnh giun sán.

Theo Schoeman (2013) [40], chó từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi mắc bệnh do Parvovirus là cao nhất. So sánh chúng tôi thấy kết quả của chúng tôi tương đồng với tác giả trên.

4.1.3. Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus theo tình hình tiêm phòng hình tiêm phòng

Để xác định mức độ phòng bệnh của các hộ chăn nuôi chó. Cùng với việc theo dõi các biểu hiện lâm sàng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tỷ lệ chó mắc viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus theo tình hình tiêm phòng vắc xin để xác định xem vai trò của vaccine trong phòng bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus. Chúng tôi tiến hành chia làm 4 nhóm.

Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.

31

Bảng 4.3. Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm Parvovirus theo tình trạng tiêm phòng

Tình trạng tiêm phòng vắc xin Số chó mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%)

Chưa tiêm phòng 20 54,05

Đã tiêm mũi 1 9 24,32

Đã tiêm mũi 2 6 16,22

Đã tiêm mũi 3 2 5,41

Tổng 37 100

Qua kết quả bảng 4.3 và hình 4.2 cho thấy:

Trong tổng số 37 chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus có: 20 chó chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, chiếm tỷ lệ 54,05%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh viêm ruột truyền nhiễm do parvovirus gây ra trên chó tại phòng khám thú y funpet hà nội và thử nghiệm phác đồ điều trị (Trang 28)