4.1.1. Tình hình chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus gây nên theo giống theo giống
Sở thích nuôi thú cảnh rất khác nhau dẫn đến sự đa dạng về thành phần giống và loài chó trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Qua quá trình theo dõi có 11 giống chó, trong đó có 3 giống chó nội và 8 giống chó ngoại được đưa tới khám và điều trị tại phòng khám. Chúng tôi tiến hành tập hợp, phân loại, kết quả tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo giống được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus theo giống
Nhóm Số chó mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Tổng số chó (con) Tổng tỷ lệ (%) Chó nội Chó Vàng 5 13,51 9 24,32 Chó Bắc Hà 3 8,11 Chó Mông Cộc 1 2,70 Chó ngoại Fox hươu 6 16,21 28 75,68 Phốc Sóc 3 8,11 Poodle 8 21,62 Bắc Kinh 3 8,11 Alaskan 1 2,70 Bull Pháp 2 5,41 Malinois 3 8,11 Labardo 2 5,41 Tổng 37 100 37 100
28 Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy:
- Bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus gây ra xảy ra trên cả giống chó nội và chó ngoại.
Đối với nhóm chó ngoại có tỷ lệ mắc bệnh 75,68%; Tỷ lệ mắc ở chó nội là 24,32%.
Kết quả trên phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đó của Trần Thị Hải Yến (2017) [25] nhóm chó ngoại có tỷ lệ mắc cao hơn nhóm chó nội; chó ngoại là 68,39%, chó nội là 18,60%.
Tỷ lệ mắc bệnh trên nhóm chó ngoại cao hơn hẳn so với nhóm chó nội. Sở dĩ như vậy là vì nhóm chó nội nuôi trên địa bàn Hà Nội ít được quan tâm và đưa đến khám tại phòng khám hơn nhóm chó ngoại. Hơn nữa nhóm chó nội có khả năng thích nghi được với các tác động từ bên ngoài (yếu tố môi trường và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng) cao hơn nhóm chó ngoại.
- Trong tổng số 11 giống chó mắc bệnh:
Giống chó Poodle mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus chiếm tỷ lệ cao nhất 21,62%.
Giống chó Fox hươu chiếm tỷ lệ tương đối cao 16,21%.
Chiếm tỷ lệ thấp nhất là giống chó Mông cộc và Alaska với 2,7%. Các giống chó còn lại có tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 5,41% - 16,21%. Theo Sử Thanh Long và cs. (2014) [12] ở những giống chó có vóc dáng lớn thường có sức đề kháng cao và dễ chăm sóc nuôi dưỡng nên chúng rất thích nghi với sự thay đổi của thời tiết cũng như chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Vì vậy, tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn so với những giống chó có vóc dáng nhỏ như Fox, Poodle và một số giống chó khác.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của tác giả trên.
4.1.2. Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus theo lứa tuổi
Ở các giai đoạn tuổi khác nhau, khả năng mẫn cảm với một bệnh nào đó có thể khác nhau. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, phân tích tỷ lệ nhiễm
29
bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus gây ra theo 4 giai đoạn tuổi của chó. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo lứa tuổi Giai đoạn tuổi
(tháng) Số chó mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) < 2 6 16,22 2 – 6 19 51,35 > 6 – 12 9 24,32 > 12 3 8,11 Tổng 37 100
Hình 4.1. Tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo lứa tuổi
Kết quả theo dõi trong bảng 4.2 và hình 4.1 cho thấy:
Chó ở các lứa tuổi đều mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus. Tuy nhiên, chó ở các lứa tuổi khác nhau thì tỷ lệ mắc khác nhau.
Chó từ 2 - 6 tháng tuổi có tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do
Parvovirus là cao nhất, chiếm 51,35%; Tiếp đến là chó có độ tuổi > 6 - 12 tháng tuổi, chiếm 24,32%; Chó < 2 tháng tuổi có tỷ lệ mắc là 16,22%; Thấp nhất là chó có độ tuổi trên 12 tháng tuổi có tỷ lệ mắc bệnh là 8,11%.
30
Từ kết quả về tỷ lệ chó mắc bệnh do Parvovirus theo lứa tuổi, chúng tôi thấy rằng:
Chó ở giai đoạn 2 - 6 tháng tuổi là giai đoạn chó có nhiều sự biến đổi, bắt đầu cai sữa mẹ tập quen dần với thức ăn, hệ tiêu hoá bắt đầu thích nghi dần, thay đổi môi trường sống (chó được tặng, bán ở giai đoạn này). Những yếu tố trên ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng nên mầm bệnh rất dễ xâm nhập và phát triển, vì vậy đây là giai đoạn chó dễ cảm thụ với bệnh nhất.
Đối với chó trên 12 tháng tuổi, tỷ lệ mắc bệnh thấp (8,11%) vì ở giai đoạn này chó đã trưởng thành và dần thích nghi được với môi trường, điều kiện nuôi dưỡng nên sức đề kháng với bệnh cao.
Chó dưới 2 tháng tuổi vẫn còn trong thời kỳ bú sữa mẹ, được nhận miễn dịch thụ động từ sữa đầu của chó mẹ. Chó mẹ có thể hình thành kháng thể qua cảm thụ từ tự nhiên hoặc được tiêm vaccine phòng bệnh, kháng thể qua nhau thai và sữa đầu giúp chó con phòng được bệnh. Đồng thời, chó con giai đoạn bú sữa mẹ chưa tập ăn ngoài nên ít bị rối loạn tiêu hoá, ít mắc bệnh giun sán.
Theo Schoeman (2013) [40], chó từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi mắc bệnh do Parvovirus là cao nhất. So sánh chúng tôi thấy kết quả của chúng tôi tương đồng với tác giả trên.
4.1.3. Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus theo tình hình tiêm phòng hình tiêm phòng
Để xác định mức độ phòng bệnh của các hộ chăn nuôi chó. Cùng với việc theo dõi các biểu hiện lâm sàng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tỷ lệ chó mắc viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus theo tình hình tiêm phòng vắc xin để xác định xem vai trò của vaccine trong phòng bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus. Chúng tôi tiến hành chia làm 4 nhóm.
Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.
31
Bảng 4.3. Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm Parvovirus theo tình trạng tiêm phòng
Tình trạng tiêm phòng vắc xin Số chó mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%)
Chưa tiêm phòng 20 54,05
Đã tiêm mũi 1 9 24,32
Đã tiêm mũi 2 6 16,22
Đã tiêm mũi 3 2 5,41
Tổng 37 100
Qua kết quả bảng 4.3 và hình 4.2 cho thấy:
Trong tổng số 37 chó mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus có: 20 chó chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, chiếm tỷ lệ 54,05%.
9 chó đã được tiêm phòng mũi 1, chiếm tỷ lệ 24,32%. 6 chó đã được tiêm phòng mũi 2, chiếm tỷ lệ 16,22%. 2 chó đã được tiêm phòng mũi 3, chiếm tỷ lệ 5,41%.
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy hầu hết chó mắc bệnh đưa đến khám và điều trị đều chưa được tiêm phòng vắc xin hoặc tiêm phòng không đầy đủ.
Hình 4.2. Tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus
32
Có 16,22% số chó đã tiêm phòng 2 mũi vắc xin và 5,41% số chó đã tiêm phòng mũi 3 nhưng vẫn mắc bệnh, theo chúng tôi có thể là do tiêm phòng chưa đúng cách, hoặc do tiêm vaccine không đúng quy trình, bảo quản vaccine không đúng cách làm mất hiệu lực của vaccine, do sức đề kháng của từng cá thể chó khác nhau, do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng của chủ vật nuôi.... Đối với những chó đã được tiêm phòng vaccine đủ 3 mũi thì ít bị mắc bệnh.
Kết quả chúng tôi hoàn toàn phù hợp với kết quả của M. Ling và cs. (2012) [38] cho rằng những chó đã được tiêm vaccine trong vòng một năm tuổi thì vẫn có thể bị Parvovirus nhưng với tỷ lệ rất thấp là 5,3%.
Theo kết quả nghiên cứu trên, việc tiêm phòng vắc xin cho chó là rất quan trọng. Vắc-xin là nền tảng của việc phòng bệnh, vắc xin có tác dụng không những chỉ để bảo vệ động vật được tiêm, mà còn bảo vệ những động vật còn lại của loài đó. Càng nhiều động vật của 1 loài được tiêm phòng, thì bệnh càng ít có nguy cơ lây lan, giảm được những thiệt hại không đáng có về kinh tế và vững an tinh thần cho người chăn nuôi chó.