Kết quả thử kháng sinh đồ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân lập và giám định một số đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn streptococcus suis gây viêm phổi lợn tại thái nguyên (Trang 46 - 48)

Chƣơng 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.6.Kết quả thử kháng sinh đồ

Để làm tiền đề cho việc xây dựng đƣợc phác đồ điều trị lợn mắc bệnh viêm phổi do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra ta tiến hành thử kháng sinh đồ trong phòng thí nghiệm, kết quả thể hiện ở bảng 4.8:

38

Bảng 4.8: Bảng đánh giá mức độ mẫn cảm của vi khuẩn

TT Kháng sinh Số chủng VK thử Đánh giá mức độ mẫn cảm Mạnh Trung bình Kháng thuốc (+) (%) (+) (%) (+) (%) 1 Ceftiofur 10 9 90 1 10 0 0 2 Amoxicillin 10 8 80 2 20 0 0 3 Florfenicol 10 7 70 3 30 0 0 8 Neomycin 10 0 0 8 80 2 20 5 Lincomycin 10 1 10 5 50 4 40 6 Erythromycin 10 0 0 3 30 7 70

Kết quả cho thấy 3 loại kháng sinh cho kết quả mẫn cảm tốt nhất trong các loại kháng sinh thử là:

- Mẫn cảm nhất là: Ceftiofur (90%), florfenicol (80,0%), amoxicillin (70,0%). Kháng sinh lincomycin mẫn cảm yếu với vi khuẩn(10%), còn neomycin và erythromycin không kháng đƣợc vi khuẩn. Hiện tƣợng kháng kháng sinh này bắt nguồn từ việc sử dụng kháng sinh không đúng cách với liều cao và kéo dài, bổ sung kháng sinh vào thức ăn và việc di truyền sự kháng thuốc bởi các gen nằm trong plasmid của vi khuẩn Streptococcus suis.

Kết quả này tƣơng đồng với kết quả của Trƣơng Quang Hải và cs (2012)[1] xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của 25 chủng vi khuẩn

S. suis phân lập đƣợc ở lợn mắc bệnh viêm phổi cho thấy các chủng vi khuẩn

S. suis mẫn cảm cao với ceftiofur (92,0%), florfenicol (88,0%), amoxicillin

(88,0%), ofloxacin (72,0%), amikacin (72,0%) và kháng lại một số loại kháng sinh nhƣ streptomycin (72,0%), neomycin (64,0%), colistin (60,0%), tetracycline (56,0%) và penicillin G (48,0%). Vậy chúng ta có thể kết luận vi khuẩn S.suis phân lập đƣợc tại TP Thái Nguyên mẫn cảm mạnh với ceftiofur, florfenicol, amoxicillin và kháng lại mội số kháng sinh nhƣ erythromycin, neomycin, lincomycin.

39

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân lập và giám định một số đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn streptococcus suis gây viêm phổi lợn tại thái nguyên (Trang 46 - 48)