Khấu hao dây, móc
treo cho dưa 2.500 2.500 2.500 2.500 Khấu hao hệ thống
nhà lưới 12.500 12.500 12.500 12.500 Chi khác 5.000 5.000 5.000 5.000
Tổng thu nhập
Quả dưa thương phẩm
(tấn) x 50.000 đ/kg 128.000 133.000 160.500 133.500 Lãi thuần (II-I)
68.900 72.500 97.250 70.000 Ghi chú: Mật độ trồng 250 cây/1.000m2; 1 quả/cây Ghi chú: Mật độ trồng 250 cây/1.000m2; 1 quả/cây
Như vậy, qua bảng hạch toán hiệu quả kinh tế cho thấy, đối với giống dưa lưới TL3 sau 01 vụ canh tác trong nhà màng mang lại tổng doanh thu bình quân đạt từ 128 - 160,5 triệu đồng, lãi thuần thu được đạt bình quân từ 68,9 – 97,25 triệu đồng/1.000 m2 nhà màng. Trong đó, công thức bón phân ở mức 200g/cây cho lãi thuần cao nhất đạt 97,25 triệu đồng, tiếp theo là mức bón 100g/cây, lãi thuần thu được 72,5 triệu đồng; thấp nhất là việc canh tác theo tập quán thông thường không sử dụng phân bón hữu cơ, lãi thuần đạt 68,9 triệu đồng.
Với tổng thu nhập như trên khi gieo trồng giống TL3 trồng trong nhà màng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Một năm có thể cho thu nhập từ 250 – 320 triệu đồng, ngoài ra, có thể luân canh cây dưa lưới với một số cây trồng hằng năm khác có thời gian sinh trưởng ngắn vào vụ đông xuân: Rau ăn lá, rau gia vị nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, giảm chi phí nguyên vật liệu ban đầu.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc bón phân SH1 tới giống dưa TL3 trồng trong nhà màng ở Phú Thọ thu được kết quả như sau:
Bảng 17: Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng trong nhà lưới đối với giống Ichiba ruột vàng (1.000m2)
ĐVT: 1.000 đồng Công thức Vật tư P P1 P2 P3 Tổng chi phí 65.100 66.500 69.250 69.500 Hạt giống 3.750 5.000 7.500 7.500 Phân hữu cơ
100 250 500 750
Hóa chất BVTV 1.000 1.000 1.000 1.000 Dinh dưỡng hòa tan 9.750 9.750 9.750 9.750 Khấu hao, bạt nền và
túi bầu 2.500 2.500 2.500 2.500 Công lao động, chăm
sóc, thu hái
20.000 20.000 20.000 20.000 Khấu hao hệ thống Khấu hao hệ thống
tưới
3.000 3.000 3.000 3.000 Khấu hao dây, móc Khấu hao dây, móc
treo cho dưa 2.500 2.500 2.500 2.500 Khấu hao hệ thống
nhà lưới 12.500 12.500 12.500 12.500 Chi khác 10.000 10.000 10.000 10.000
Tổng thu nhập
Quả dưa thương phẩm
(tấn) x 50.000 đ/kg 157.000 166.000 193.500 164.500 Lãi thuần (II-I)
91.900 99.500 124.250 95.000 Ghi chú: Mật độ trồng 250 cây/1.000m2; 1 quả/cây Ghi chú: Mật độ trồng 250 cây/1.000m2; 1 quả/cây
Qua bảng hạch toán hiệu quả kinh tế cho thấy, bình quân sau 01 vụ canh tác dưa lưới trong nhà màng giống Ichiba ruột vàng mang lại tổng doanh thu 157 – 193,5 triệu đồng, lãi thuần 91,9 - 124,25 triệu đồng/1.000 m2 nhà màng. Trong đó, công thức bón phân ở mức 200g/cây cho lãi thuần cao nhất đạt 124,25 triệu đồng, tiếp theo là mức bón 100g/cây, lãi thuần thu được 99,5 triệu đồng; thấp nhất là việc canh tác theo tập quán thông thường không sử dụng phân bón hữu cơ, lãi thuần đạt 91,9 triệu đồng.
Với tổng thu nhập như trên khi gieo trồng giống Ichiba ruột cam trồng trong nhà màng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Một năm có thể cho thu nhập từ 310 - 380 triệu đồng, ngoài ra, có thể luân canh cây dưa lưới với một số cây trồng hằng năm khác có thời gian sinh trưởng ngắn vào vụ đông xuân: Rau ăn lá, rau gia vị nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, giảm chi phí nguyên vật liệu ban đầu.
CHƯƠNG 4.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN
1. Nghiên cứu, đánh giá 04 giống dưa lưới (03 giống nập nội của Nhật Bản và 01 giống nhập nội của Malaysia), kết quả xác định được 2 giống dưa lưới có triển vọng thích hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái trên địa bàn tỉnh Phú Thọ: Giống Ichiba ruột vàng và giống TL3. Hai giống có sức sinh trưởng, phát triển mạnh, khả năng chống chịu sâu bệnh hại cao hơn giống Ichiba ruột xanh và giống Sweet 999 và cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
2. Nghiên cứu đánh giá liều lượng phân bón hữu cơ sinh học SH1 cho một số giống dưa lưới triển vọng trồng trong nhà màng ở Phú Thọ xác định được liều lượng bón phân hữu cơ sinh học: 200 g/cây cho chất lượng quả tốt; mẫu mã sáng đẹp, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng như trong cả nước.
4.2. ĐỀ NGHỊ
Đề nghị tiếp tục có các nghiên cứu về liều lượng bón phân hữu cơ sinh học SH1 ở các vùng sinh thái khác nhau để có cơ sở khoa học đầy đủ và chính xác hơn nhằm khuyến cáo nhân rộng trong sản xuất./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008). Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP).
2. Dưa Minh Hải, Phan Xuân Tân, Đồng Thanh Mai (2014), phân tích hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất rau hữu cơ: Trường hợp nghiên cứu ở xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2015.
3. Đoàn Xuân Cảnh, Nguyễn Đình Thiều, Nguyễn Thị Thanh Hà. Kết quả nghiên cứu tuyển chọn giống cà chua, dưa chuột, dưa thơm thích hợp trồng trong nhà lưới, nhà màn ở các tỉnh phía Bắc. Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.
4. Hoàng Minh Tấn (2006). Giáo trình Sinh lý thực vật. NXB Nông nghiệp, Hà Nội - 2006.
5. Hội thảo phát triển nông nghiệp công nghệ cao (2007). Tạp chí hoạt động Khoa học – Công nghệ, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 10-2007.
6. Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ.
7. Nguyễn Văn Bộ (2017), sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam: Cơ hội thách thức và những vấn đề cần quan tâm, Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam, số 7.
8. Niên gián tỉnh Phú Thọ năm 2015 - 2019.
9. Phạm Tiến Dũng (2008). Giáo trình Thiết kế thí nghiệm và xử lý kết quả bằng phần mềm thống kê IRRISAT. NXB Nông nghiệp, Hà Nội – 2008.
10. Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ TP. Hồ Chí Minh (2014). Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ: Sản xuất rau quả ứng dụng công nghệ cao, mô hình nhà kính nhà lưới (nhà màng) 7-2014.
11. Trương Hồng, 1990. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp.
Tài liệu tiếng Anh
1. Achim Dobermann and Thomas Fairhurst (2000), rice nutrient Disorders & Nutrient management, IRI, pages 32-37.
2. Haydar Haciseferogullaria, Musa Ozcanb, Fikret Dermira, Sedat Calisisa, 2005. Some nutritional and technological properties of garlic, Journal of Food engineering 68 (2005);
3. Rodriguez J.C., Cantliffe D.J., Shaw N.L., Karchi Z. Soiless media and containers for greenhouse production of “Galia” type muskmelon. HortScience. Vol, 2006.
4. Sujit Adhikary (2012), Vermicompost, the story of organic gold: A review, Agricultural Science, 3 (7), pages 32-37.
5. Shaw N.L., Cantliffe D.J. and Taylor B.S. Hydroponically produced “Galia” muskmelon – What’s the secret? Proc. Fla. State Hoc, 2001.
Tài liệu tham khảo trên mạng
1. http://cesti.gov.vn/chi-tiet/9932/mo-hinh-cong-nghe-ung-dung-vao- san xuat/quy-trinh-san-xuat-dua-luoi-ung-dung-cong-nghe-40, Quy trình sản xuất dưa lưới ứng dụng công nghệ 4.0, Lam Vân, 2019.
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Thời tiết Tháng Nhiệt độ (0c) Ẩm độ không khí trung bình (%) Lượng mưa TB (mm) Số giờ nắng (giờ) 1 18,9-19,2 85-86 55-111 33-39 2 17,5-18,5 83 - 88 30-50 35-45 3 21,5-22,8 80-85 20-70 35-55 4 21,5-22 80 - 85 140-230 48-50 5 28,2-29,1 82-86 165-265 172-183 6 29-30 80 - 88 150-250 170-190 7 29,4 83 285,4 152,2 8 27-27,7 85-97 100-200 40-100 9 26,7 80 - 85 250 - 300 115 - 120 10 29,4 83 285,4 152,2 11 28,6 83 329,2 180,4 12 17,4-18,1 78-80 <5 50-52
PHỤ LỤC 2:
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THỰC HIỆN TRONG ĐỀ TÀI 1. Kỹ thuật gieo ươm hạt giống:
Trước khi gieo hạt cần chuẩn bị giá thể và xử lí hạt
+ Giá thể gồm: sơ dừa + phân bón hữu cơ sinh học SH1 theo tỷ lệ 3:1 (sơ dừa đã được xử lí với nước vôi).
+ Hạt: Ngâm theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh (khoảng 50 đến 530C) khoảng 2h sau ủ trong khăn ấm sạch 15 đến 24h. Khi hạt nảy mầm mang ra gieo (không nên để mầm quá dài).
- Kĩ thuật gieo hạt
Giá thể được đóng vào khay xốp phải đều tay, không được quá chặt hay quá lỏng. Khi gieo hạt đục 1 lỗ không quá sâu, không quá nông (đường kính khoảng 0,5cm và sâu 0,5cm), mầm hạt để nằm ngang tránh gãy mầm, sau đó phủ thêm một lớp giá thể lên trên phủ kín hạt.
Đưa khay vào nhà ươm, tưới nước ngày 2 lần sáng và chiều * Chuẩn bị đất trồng
Trồng cây: Đất được làm tơi xốp và lên luống. Trồng hàng đôi: Luống rộng 1,2m cao 0,25m. Hai hàng dưa cách nhau 0,6m, 2 cây trên cùng 1 hàng cách nhau 0,4 m. Rãnh luống rộng 0,8m, thoát nước tốt.
- Đối với nhà 1.000 m2 sau khi lên luống bắt đầu bón 1,5 bao phân lân (50kg/bao) (nên bón phân lân Ninh Bình vì có nhiều Ca và Mg), sau đó bón phân chuồng từ 2,5 đến 3 tấn, vi sinh 40kg hoặc bón thay thế bằng lượng phân bón hữu cơ vi sinh SH1 + 200 kg Ca (NO3)2 + 100 kg Mg (NO3)2 + 100 kg SOP + 50 kg MKP + 75 kg MAP, cuối cùng là xới đất, sửa mặt luống, căng bạt, đục lỗ trồng cây (lưu ý đối với việc bón phân SH1 không để cây tiếp xúc trực tiếp với phân bón tránh xót cây dễ dẫn đến cây bị chết non).
- Trồng cây con:
Tiêu chuẩn cây giống: Cây giống phải đủ điều kiện trồng, cây có 1 lá thật, tình hình sinh trưởng bình thường, không nhiễm sâu, bệnh hại.
Trước khi trồng cây phải tưới nước đảm bảo độ ẩm đất khoảng 60%. Cây được trồng mỗi cây/hố, cây trồng vào chính giữa hố. Khi lấp đất không được lấp quá mặt cây ươm.
- Sau khi trồng đến 10 ngày: Liều lượng dưỡng chất cho cây dưa lưới sinh trưởng và phát triển (theo công thức 2).
- Tưới nước phải đủ ẩm (65%). Tưới nước (Nước kèm theo phân bón): Tưới nước duy trì đủ ẩm (65%).
- Chia nhỏ các lần tưới, mỗi lần tưới không quá 200ml/cây (lượng nước không quá 1,2 lít/ngày). EC: 1,8 -2,0; pH 5,8 - 6,2, nếu thấy cây vẫn gầy, có biểu hiện thiếu dinh dưỡng thì nâng EC: 2,5 (theo dõi độ mập thân để điều chỉnh).
- Quan sát nếu cây có biểu hiện thiếu vi lượng thì phải bổ sung ngay (sắt, mangan…).
- Mỗi ngày tưới 4 lần (Nước kèm theo phân bón vô cơ) vào các thời điểm: đầu và cuối giờ làm việc sáng; đầu và cuối giờ làm việc chiều. Nếu trời hanh khô, nắng nóng thì phải tưới bổ sung thêm 3 lần: giữa buổi sáng, giữa buổi trưa và giữa buổi chiều.
- Bón định kỳ phân bón lá có thành phần Kali và Bo định kỳ 4 ngày/lần cho đến khi hoa cái nở rộ.
* Định kỳ cắt tỉa lá và nhánh: (6 lần/ 1 tuần):
- Mỗi cây có 2 cành vượt ngay 2 nách lá thật đầu tiên, cạnh lá mầm, phát triển rất mạnh có thể thành thân chính, cần tỉa sớm, chỉ giữ lại thân chính.
- Ngắt bỏ hết cành nách từ gốc cho đến đốt thân thứ 8-10 mới để cành quả. - Ngắt ngọn cành mang quả khi hoa cái nở, chừa lại 1 lá kế tiếp nách mang hoa.
- Ngắt hết tua cuốn trên thân để tập trung dinh dưỡng.
- Cách cắt tỉa: Dùng kéo cắt cành và nách lá cách thân1-1,5cm. Cắt xong mỗi cây phải khử trùng kéo bằng cồn 90 o. Để tránh lây nhiễm bệnh qua vết cắt.
* Cuốn dây treo cây: Cây phải được cuốn bằng dây treo để tránh đổ hoặc siêu vẹo. Khi cây có chiều cao 25cm (4-5 lá) thì bắt đầu phải treo cây. Dây treo cây là loại dây cước đường kính 1mm. Khi kẹp treo cây phải cẩn thận tránh làm dập hoặc trầy xước thân cây.
- Buộc dây vào gốc cây ở vị trí dưới lá thật, trên lá mầm. - Cuốn dây theo chiều kim đồng hồ
- Tiến hành cuốn dây treo đồng thời với việc tỉa cành nhánh
* Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh hại trên cây dưa lưới. Theo dõi tình hình nhiễm sâu bệnh hại 7 ngày/lần để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả, đảm bảo an toàn cho sản xuất.
PHỤ LỤC 3: HÌNH ẢNH Bảng 1: Toàn cảnh bố trí thí nghiệm
Bảng 2: Phân bón hữu cơ sinh học Hồng Minh SH1
Bảng 4: Ảnh hoa cái
Hình thái hoa cái TL 3 Hình thái hoa cái Ichiba
Bảng 6: Đặc điểm hình thái quả
Đo năng suất, độ Brix của dưa lưới Ichiba
PHỤ LỤC 4: XỬ LÝ THỐNG KÊ A. Thí nghiệm 1
So sánh sinh trưởng của một số giống