HỮU CƠ SINH HỌC SH1 ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN NĂNG SUẤT GIỐNG TRIỂN VỌNG
3.2.1. Kết quả phân tích đất tại khu thí nghiệm:
Với mỗi loại cây trồng, đất là môi trường sống, là nguồn dinh dưỡng để cây trồng sinh trưởng và phát triển, ra hoa, đậu quả và mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Chúng giữ gìn, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết, nước và không khí cho cây, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Do đó, chúng tôi đã lựa chọn loại đất có cấu trúc tơi xốp, nhiều mùn, chuyên trồng các loại rau ăn quả để làm thí nghiệm. Trước khi tiến hành thí nghiệm, chúng tôi lấy mẫu đất và gửi đi phân tích làm căn cứ đánh giá nền đất thí nghiệm.
Bảng 9: Kết quả phân tích đất nền thí nghiệm
Chỉ tiêu phân tích Trước khi sử dụng phân SH1
Sau khi sử dụng phân SH1
pHKCl 5,18 5,20
Hàm lượng hữu cơ tổng
số (%) 2,00 2,53 Nts (%) 0,196 0,203 P2O5hh (%) 0,050 0,0491 K2Ohh (%) 0,836 0,833 P (mg/100g) 9,887 9,891 K (mg/100g) 5,337 5,360
Kết quả phân tích đất cho thấy: Đối với khu vực thí nghiệm, đất có độ pH trung tính; chất hữu cơ thuộc mức trung bình; đạm tổng số thuộc mức trung bình; lân tổng số ở mức nghèo, tuy nhiên lân dễ tiêu ở mức trung bình (5-10mg/100g đất). Hàm lượng K2Ots và dễ tiêu trung bình. Như vậy chất lượng đất nền thí nghiệm có hàm lượng dinh dưỡng nghèo đến trung bình, trong khi đó cây rau yêu cầu được cung cấp dinh dưỡng lớn. Sau khi sử dụng phân bón SH1, lượng chất hữu cơ trong đất sau khi bón đạt 2,53% tăng khoảng 1,2% so với trước khi bón phân SH1, hàm lượng đạm tổng số sau khi bón đạt 0,2%, tăng 3,57% so với trước khi bón, điều này rất có lợi cho cây dưa sinh trưởng, phát triển.
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng bón phân hữu cơ sinh học SH1 đến khả năng sinh trưởng, phát triển năng suất giống triển vọng
Để đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống dưa lưới triển vọng trồng trong nhà màng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, làm cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế, từ đó đề ra biện pháp nhân rộng các biện pháp kỹ thuật đối với cây dưa lưới trồng trong nhà màng sau khi kết thúc. Chúng tôi thực hiện theo dõi, đánh giá khả năng ảnh hưởng của liều lượng phân bón SH1 đối với một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và khả năng nhiễm sâu bệnh hại chính đối với giống dưa lưới triển vọng trồng trong nhà màng tại Việt Trì - Phú Thọ như sau:
3.2.2.1 Ảnh hưởng của lượng phân bón SH1 đến sự sinh trưởng, phát triển của giống triển vọng
Chiều cao cây và số lá là một trong những tính trạng quan trọng giúp ta đánh giá khả năng sinh trưởng và cho năng suất, sản lượng của cây dưa lưới. Qua kết quả từ bảng cho thấy mức độ bón phân hữu cơ sinh học ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao cây dưa lưới, khi bón phân hữu cơ sinh học SH1 với liều lượng 200g/cây thì cây dưa lưới có chiều cao cây tốt hơn ở mức tin cậy 95%. Tuy nhiên liều lượng phân bón không ảnh hưởng đến số lá trên cây. Liều lượng bón cũng ảnh hưởng đến chiều cao cây và số lá, tại liều lượng bón P2 cho chiều cao cây dưa lưới cao nhất, khi bón tăng liều lượng thì dưa lưới không tăng về chiều cao nữa. Tại liều lượng bón P1 cây dưa lưới có số lá cao nhất, khi tăng liều lượng thì cây không tăng tiếp về số lá. Do vậy khi tăng liều lượng từ P1 lên P2 thì cây chỉ tăng trưởng về kích thước chiều cao, không tăng thêm về số lá.
Bảng 10: Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ sinh học SH1 đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của dưa lưới
Chỉ tiêu
theo dõi Công thức
(giống)
Cao cây (m) Lá (cái)
PG1 2,19a 31,33a PG2 2,22a 29,66a P1G1 2,25a 29,66a P1G2 2,26a 29,66a P2G1 2,24a 31,00a P2G2 2,23a 29,00a P3G1 2,21a 31,00a P3G2 2,21a 29,66a LSD0,05 0,13 2,17 CV% 0.16 0.02
Đánh giá tương tác giữa liều lượng sử dụng phân bón SH1 tới cao cây, số lá giữa các công thức nghiên cứu cho thấy không có sự sai khác lớn giữa các công thức thí nghiệm. Nói cách khác, liều lượng phân bón sinh học SH1 hầu như không tác động đến chiều cao cây và số lá của các giống dưa lưới tham gia thí nghiệm.
Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng bón phân hữu cơ sinh học SH1 đến tỷ lệ đậu quả của các công thức thí nghiệm thu được bảng sau:
Bảng 11: Ảnh hưởng của lượng bón phân SH1 đến một số chỉ tiêu phát triển của dưa lưới
Chỉ tiêu theo dõi Công thức (giống) Tỷ lệ đậu quả (quả/cây) Ghi chú PG1 1.61c PG2 1.90c P1G1 2.31b P1G2 2.00b P2G1 2.96a P2G2 2.93a P3G1 2.33b P3G2 2.45b LSD0,05 0.46
Đánh giá tương tác giữa liều lượng bón phân hữu cơ sinh học SH1 tới số lượng hoa cái, số lượng quả trên cây giữa các công thức thí nghiệm cho thấy không có sai nhiều giữa các công thức thí nghiệm. Nói cách khác, liều lượng phân bón sinh học SH1 hầu như không tác động đến số hoa cái và số quả trên cây của các giống dưa lưới tham gia thí nghiệm. Tỷ lệ đậu quả đối với giống dưa lưới tham gia nghiên cứu đạt cao.
3.2.2.2. Ảnh hưởng của lượng phân bón SH1 đến tình hình sâu bệnh hại trên dưa lưới
Bảng 12: Ảnh hưởng của lượng phân bón SH1 đến tình hình sâu bệnh hại trên dưa lưới
Chỉ tiêu theo dõi
Công thức
Sâu hại Bệnh hại
Bọ phấn Bọ trĩ Rệp Bọ dưa Sâu xanh Ruồi đục quả Phấn trắng Thán thư Sương mai CT1 ++ + ++ - - + - + + CT2 + + + - - - + + + CT3 + + + - - - + + + CT4 + + + - - - + + +
Ghi chú: Cấp 0: Cây không bị bệnh; Cấp 1: < 10% diện tích lá bị bệnh; Cấp 2: 10% đến < 25% diện tích lá bị bệnh; Cấp 3: 25% đến < đến 50% diện tích lá bị bệnh; Cấp 4: 50% đến < 75% diện tích lá bị bệnh; Cấp 5: > 75% diện tích lá bị bệnh.
Kết quả bảng trên cho thấy: Cây dưa lưới trồng trong nhà màng bị bọ phấn, bọ trĩ, rệp gây hại nhẹ đến trung bình; các loại sâu hại khác như bọ dưa, sâu xanh, sâu đục quả hầu như không xuất hiện.
Bệnh hại: Qua bảng theo dõi trong hai vụ sản xuất cho thấy, bệnh sương mai, phấn trắng, thán thư gây hại nhẹ đến trung bình. Trong đó điển hình và phổ biến nhất là bệnh phấn trắng trong vụ xuân hè do có sự khác biệt về điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng nên cấp độ và việc xuất hiện bệnh ở các vụ là khác nhau.
3.2.2.3 Ảnh hưởng của liều lượng và liều lượng phân bón hữu cơ sinh học sinh học SH1 đến năng suất, sản lượng quảdưa lưới
Khối lượng quả của cây có ý nghĩa quyết định lớn tới tiềm năng năng suất quả dưa lưới. Chúng tôi thực hiện đánh giá mức độ ảnh hưởng của liều lượng sử dụng phân bón SH1 đến khối lượng trung bình quả cho thấy:
Bảng 13:Ảnh hưởng của chủng loại phân bón hữu cơ sinh học SH1 đến khối lượng quả
Chỉ tiêu
theo dõi
Công thức
Khối lượng TB quả (kg) Ghi chú
PG1 1,194d PG2 1,441b P1G1 1,200d P1G2 1,487b P2G1 1,460b P2G2 1,639a P3G1 1,292c P3G2 1,469b LSD0,05 0.126 CV% 0.22
Khi bón phân bón hữu cơ sinh học làm cho khối lượng trung bình quả/cây tăng lên góp phần tăng năng suất, sản lượng trên đơn vị diện tích
canh tác. Khối lượng trung bình quả/cây của các giống tham gia nghiên cứu bình quân đạt từ 1,2 - 1,64 quả/cây.
Trong đó, với giống TL3 (G1), khối lượng trung bình quả đạt cao nhất ở công thức thí nghiệm mức bón 200g/cây đạt 1,46kg/quả, tiếp đến là mức bón 300g/cây đạt 1,29 kg/quả, mức bón 100 g/cây đạt khối lượng 1,2 kg/quả; thấp nhất là mức không sử dụng phân bón hữu cơ, chỉ sử dụng phân bón vô cơ khối lượng quả đạt 1,19kg/quả.
Với giống Ichiba ruột vàng (G2), khối lượng trung bình quả đạt cao nhất ở công thức với mức bón 200g/cây, khối lượng bình quân đạt 1,63 kg/quả, tiếp đến là mức bón 100g/cây đạt 1,48 kg/quả và mức bón 300g/cây đạt khối lượng 1,46 kg/quả, thấp nhất là công thức không sử dụng phân bón hữu cơ có khối lượng quả bình quân đạt 1,4 quả/cây.
3.2.2.4 Ảnh hưởng của chủng loại và liều lượng phân bón hữu cơ sinh học sinh học SH1 đến chất lượng dưa lưới
Đối với rau an toàn hay rau theo hướng hữu cơ thì chất lượng là yếu tố quan trọng quyết định đến việc người tiêu dùng có lựa chọn sản phẩm hay không. Qua nghiên cứu việc sử dụng phân bón hữu cơ ở các liều lượng khác nhau chúng tôi thu được các kết quả qua bảng số liệu sau:
Bảng 14:Ảnh hưởng của liều lượng phân bón hữu cơ sinh học SH1 đến đường kính quả của dưa lưới
Chỉ tiêu
theo dõi
Công thức
Đường kính quả (cm) Ghi chú
PG1 12.1d PG2 12.2d P1G1 12.80b P1G2 12.93b P2G1 13.33a P2G2 12.90b P3G1 12.60c P3G2 12.98b LSD0,05 0.30 CV% 0.04
Việc thay thế phân bón hữu cơ sinh học SH1 có sự sai khác lớn đối với việc bón phân theo truyền thống (chỉ bón phân vô cơ đơn lẻ). Đối với giống TL3, khi bón phân hữu cơ sinh học SH 1 với liều lượng phân 200g/gốc, đường kính quả dưa lưới đạt cao nhất. Đối với giống Ichiba liều lượng phân bón ở 3 mức không sai khác nhau nhiều.
Bảng 15:Ảnh hưởng của liều lượng phân bón hữu cơ sinh học SH1 đến chất lượng của quả dưa lưới
Chỉ tiêu theo dõi Công thức Độ ngọt (Brix) Ghi chú PG1 13.17c PG2 13.21c P1G1 13.61b P1G2 13.65b P2G1 13.88b P2G2 14.25a P3G1 13.77b P3G2 13.90b LSD0,05 0.30 CV% 0.0002
Chất lượng quả là một tiêu chí quan trọng để người sản xuất lựa chọn giống gieo trồng. Mục đích chính của sản xuất đó là thu nhập của người dân từ sản lượng quả và chất lượng quả được thể hiện thông qua giá thành trên thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng.
Với các loại quả nói chung cũng như dưa lưới, thì độ ngọt là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng quả. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy: Qua bảng ta thấy: Giống TL (G1) đạt độ ngọt cao nhất ở mức bón 200g/cây, hàm lượng Brix đạt 13,88, tiếp theo là mức bón 300g/cây đạt 13,7, thấp nhất là việc không sử dụng phân bón hữu cơ, hàm lượng Brix chỉ đạt khoảng 13,6. Giống Ichiba ruột vàng (G2) có hàm lượng Brix đạt cao nhất ở mức bón 200g/cây đạt 14,25, tiếp theo là mức bón 300g/cây hàm lượng Brix đạt 13,9, thấp nhất là mức không sử dụng phân bón hữu cơ chỉ sử dụng phân bón vô cơ hàm lượng Brix đạt 13,2.
Như vậy, qua kết quả nghiên cứu có thể cho thấy, việc sử dụng phân bón hữu cơ đối với cây lấy quả rất cần thiết. Tuy nhiên thực tế sản xuất hiện nay cho thấy, người dân vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc sử dụng phân bón hữu cơ cho cây rau để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đối với việc sử dụng phân bón hữu cơ, thì phân bón hữu cơ sinh học SH1 cũng là một lựa chọn đem lại chất lượng quả cao hơn so với bón phân thông thường, trong đó, chúng tôi xác định được mức bón 20g/cây (P2) cho cả 2 giống TL3 và Ichiba ruột vàng cho cây dưa lưới có chất lượng đạt cao hơn so với các mức bón khác và so với đối chứng.
3.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế các giống nghiên cứu:
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc bón phân SH1 tới giống dưa TL3 trồng trong nhà màng ở Phú Thọ thu được kết quả như sau:
Bảng 16: Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng trong nhà lưới đối với giống TL 3 (1.000m2)
ĐVT: 1.000 đồng Mức bón Vật tư P1 P2 P3 P4 Tổng chi phí 59.100 60.500 63.250 63.500 Hạt giống 3.750 5.000 7.500 7.500 Phân hữu cơ
100 250 500 750
Hóa chất BVTV 0 0 0 0
Dinh dưỡng hòa tan 9.750 9.750 9.750 9.750 Khấu hao, bạt nền và
túi bầu 2.500 2.500 2.500 2.500 Công lao động, chăm
sóc, thu hái