ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA 4 GIỐNG DƯA LƯỚI TRONG SẢN XUẤT NHÀ MÀNG TẠI PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và liều lượng phân bón hữu cơ sinh học cho một số giống dưa lưới triển vọng trồng trong nhà màng ở phú thọ (Trang 36 - 49)

GIỐNG DƯA LƯỚI TRONG SẢN XUẤT NHÀ MÀNG TẠI PHÚ THỌ 3.1.1. Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển của các giống dưa lưới

3.1.1.1. Theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của các giống dưa thí nghiệm

* Tình hình sinh trưởng, phát triển của các giống dưa lưới tham gia thí nghiệm:

Dưa lưới được ví như một thực phẩm cao cấp trong mỗi bữa ăn hàng ngày của người dân thành thị, cũng như người dân nông thôn. Những năm gần đây, tần suất xuất hiện dưa lưới trên thị trường, đặc biệt trong các siêu thị lớn, trung tâm thương mại, các cửa hàng rau quả sạch an toàn,... ngày một gia tăng và ngày càng có nhiều người tiêu dùng yên tâm, tin tưởng sử dụng sản phẩm dưa lưới. Tuy nhiên, trên thị trường đã có rất nhiều giống dưa lưới đa dạng, phong phú nên khó trong việc lựa chọn được loại giống phù hợp trồng trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, đánh giá 04 giống dưa lưới (TL3, Sweet 999, Ichiba ruột xanh và Ichiba ruột vàng) trồng trong nhà màng ở Phú Thọ trong vụ Hè Thu 2019.

Nghiên cứu, đánh giá đặc điểm hình thái sinh trưởng, phát triển của 04 giống dưa lưới trên, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 1: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống dưa lưới Công thức (Giống) Chỉ tiêu theo dõi Ichi ba ruột xanh (Đ/C- CT1) TL3 (CT2) Ichiba ruột vàng (CT3) Sweet 999 (CT4)

Chiều cao cây (m) 2,15 2,24 2,68 2,40

Số lá 30,0 28,7 31 30,3

Số hoa cái 3 - 4 4 - 5 4 - 6 3 - 4

Qua bảng cho thấy: Giống dưa lưới tham gia thí nghiệm có chiều cao cây trên 2m, trong đó: Giống Ichiba ruột vàng chiều cao cây cao nhất đạt 2,68m và giống Ichiba ruột xanh có chiều cao cây thấp nhất đạt 2,15 m. Số lá các giống dưa lưới dao động từ 28-31 lá/cây, trong đó giống TL3 có số lá ít nhất, giống Ichiba ruột vàng đạt số lá cao nhất (31 lá/cây). Số lượng hoa cái/cây đạt 3 - 6 hoa/1 cây, đảm bảo tỷ lệ đậu quả sau này.

Tiến hành theo dõi đặc điểm hình thái về chiều cao cây, số lá, hình thái lá (màu sắc, dạng lá), màu sắc hoa cái, màu sắc vỏ quả khi chín, màu sắc thịt quả, hình dạng quả của các giống dưa lưới tham gia thí nghiệm nghiên cứu thu được kết quả sau:

Bảng 2: Đặc điểm hình thái của các giống dưa lưới Công thức (Giống) Chỉ tiêu theo dõi Ichi ba ruột xanh (Đ/C- CT1) TL3 (CT2) Ichiba ruột vàng (CT3) Sweet 999 (CT4) Đặc điểm hình thái lá Lá mọc so le, đơn, có cuống dài, không có lá kèm, phiến có lông nhám và có thùy kiểu chân vịt có 5-7 thùy.

Lá đơn, xen kẽ nhau, không có lá kèm, phiến có lông nhám và có thùy kiểu chân vịt có 5-7 thùy. Lá mọc xen kẽ nhau, có cuống dài, không có lá kèm, phiến có lông nhám và có thùy kiểu chân vịt có 5-7 thùy. Lá đơn, có cuống dài, không có lá kèm, phiến có lông nhám và có thùy kiểu chân vịt có 5-7 thùy.

Đặc điểm hoa cái

Hoa đơn tính. Hoa cái mọc ở nách lá riêng biệt hoặc từ 2-3 hoa cách nhau, bầu nhụy có nhiều lông; màu vàng, 5 cánh thụ phấn bằng tay hoặc ong.

Đơn tính, hoa mọc ở nách lá riêng biệt hoặc từ 2-3 hoa cách nhau, bầu nhụy có nhiều lông; màu vàng, 5 cánh thụ phấn bằng tay hoặc ong.

Đơn tính. Hoa cái mọc ở nách lá riêng biệt hoặc mọc thành chùm 3- 4 hoa, bầu nhụy có nhiều lông; màu vàng, thụ phấn bằng tay hoặc ong.

Hoa đơn tính, mọc ở nách lá riêng biệt; màu vàng, thụ phấn bằng tay hoặc ong. Vị trí ra hoa cái Lá thứ 5-10 Lá thứ 8-10 Lá thứ 6-10 Lá thứ 3-5 Đặc điểm hình thái quả Dạng quả hình tròn, xanh, bề mặt có vân lưới, thịt quả màu xanh Dạng quả thuôn dài, lưới nổi dày, vỏ cứng, xanh, có vân lưới, thịt quả màu cam,

Dạng quả hình tròn, xanh, bề mặt có vân lưới, thịt quả màu vàng cam Dạng quả hình tròn, xanh, bề mặt có vân lưới, thịt quả màu vàng cam

Qua bảng chúng tôi thấy: Các giống có đặc điểm hình thái lá tương ứng giống nhau; lá đơn, mọc so le, xen kẽ nhau, có cuống dài, không có lá kèm, bề mặt phiến lá có lông và phiến lá thùy kiểu chân vịt, khoảng 5-7 thùy.

Về vị trí ra hoa: Giống TL3 và Ichiba (ruột cam và xanh) có vị trí ra hoa cái từ lá thứ 8 – lá thứ 10, đây là vị trí rất thuận tiện cho quá trình hình thành quả, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh sau này. Riêng giống Sweet 999 có vị trí ra hoa cái lá thứ 3-5 rất gần với mặt đất nên cần phải chăm sóc cẩn thận hơn tránh để quả tiếp xúc trực tiếp với đất dễ nhiễm một số sâu bệnh hại ở bề mặt tiếp xúc.

Đặc điểm hoa cái: Bốn giống dưa tham gia thí nghiệm đều là hoa đơn tính. Hoa cái mọc ở nách lá có thể riêng biệt hoặc mọc thành chìm từ 2-3 hoa cách nhau, bầu nhụy có nhiều lông. Hoa có màu vàng, 5 cánh. Hoa cái đơn tính nên người dân khi trồng thường phải thụ phấn bằng tay hoặc đến thời kỳ cây ra hoa, một số nhà vườn có thể nuôi ong hoặc thả ong vào nhà lưới để thụ phấn cho hoa.

Về hình thái quả: Có 3 giống tham gia nghiên cứu có dạng quả hình tròn, bề mặt có vân lưới. Riêng giống Ichiba ruột vàng có dạng thuôn dài, dạng quả to. Đặc điểm màu sắc thịt quả có sự khác biệt: Giống Ichiba ruột xanh có màu sắc thịt quả màu xanh, 02 giống Ichi ba ruột cam và Sweet 999 thịt quả có màu vàng cam; còn giống TL3 thịt quả có màu cam..

* Nghiên cứu thời gian sinh trưởng của các giống dưa lưới.

Với cây dưa lưới, TGST tính từ khi gieo hạt đến khi kết thúc thu hoạch quả. TGST của cây trồng phụ thuộc vào giống, kỹ thuật canh tác, điều kiện thời tiết khí hậu của vùng sản xuất. Ở vụ Xuân, thời tiết thường rét đậm, rét hại đầu vụ, trong khi ở vụ Hè thu, đầu vụ thường có nắng nóng gay gắt nhiều ngày, nhiệt độ cao nhất trên 35oC. Do vậy, cùng một giống dưa nhưng trồng vào các thời vụ khác nhau và chế độ bón phân khác nhau sẽ có thời gian sinh trưởng khác nhau khoảng 5 - 7 ngày. Nghiên cứu đánh giá

TGST quan trọng cho việc bố trí thời vụ gieo trồng cũng như lựa chọn cách thức canh tác thích hợp. TGST của cây dưa hai giai đoạn chính là giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực (ra hoa, đậu quả). Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng tính từ khi gieo hạt đến khi ra hoa. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực tính từ khi ra hoa đến khi thu hoạch quả.

Giống TL3, Sweet999, Ichiba là các giống nhập nội, có nguồn gốc từ Nhật Bản và Malaysia, thời gian sinh trưởng trung bình từ gieo trồng đến kết thúc thu hoạch quả khoảng 65-80 ngày; thời vụ trồng chủ yếu là Xuân hè và Hè thu, khi thời tiết có nắng ấm. Bốn giống đều có sức sinh trưởng mạnh, khả năng thích nghi cao thuận lợi với thời tiết Việt Nam cũng như điều kiện sinh thái tỉnh Phú Thọ.

Để đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống dưa lưới trồng trong nhà màng ở Phú Thọ, chúng tôi đã tiến hành đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của các giống dưa lưới. Kết quả nghiên cứu thí nghiệm được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3: Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của một số giống dưa lưới trồng trong nhà màng vụ Hè Thu 2019 ở Phú Thọ

Công thức (giống) Chỉ tiêu theo dõi Ichi ba ruột xanh (Đ/C- CT1) TL3 (CT2) Ichiba ruột vàng (CT3) Sweet 999 (CT4) Từ khi gieo hạt đến mọc mầm - trồng cây con (Ngày) 19 18 18 20 Từ trồng cây con -

ra hoa cái (Ngày) 14 13 13 12

Từ ra hoa cái -

đậu quả (Ngày) 8 8 8 8

Từ đậu quả hoàn toàn - tạo lưới

(Ngày) 17 16 16 18 Từ tạo lưới đến chín (Ngày) 19 18 19 19 Tổng TGST (Ngày) 77 73 74 78

Qua kết quả theo dõi tại bảng cho thấy:

- Giai đoạn từ gieo đến mọc mầm - trồng cây con: Đặc điểm của giai đoạn này là kết thúc bởi sự xuất hiện của 2 lá mầm (mọc mầm). Sức sinh trưởng của lá mầm phụ thuộc nhiều vào đặc điểm từng giống, hàm lượng chất dự trữ, nhiệt độ và độ ẩm đất; thời gian từ gieo đến mọc của các giống trong

quá trình nghiên cứu làkhoảng 9-10 ngày (tỷ lệ mọc đạt 85-90%). Giai đoạn từ mọc mầm đến khi hình thành cây con (cây khoảng 2-3 lá, lá xanh mướt) khoảng 8-9 ngày.

- Giai đoạn từ gieo đến ra hoa cái: Qua theo dõi cho thấy giai đoạn này thời tiết thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển ra hoa cái (nhiệt độ bình quân từ 20,8 - 30,60C, ẩm độ đạt 78 - 87%) tạo điều kiện thuận lợi cho các giống tham gia thí nghiệm sinh trưởng tốt.

Thời gian sinh trưởng của các giống trong vụ Hè Thu 2019 dao động từ 73 – 78 ngày, trong đó, giống Ichiba ruột vàng và giống TL3 có thời gian sinh trưởng (73-74 ngày) ngắn hơn giống Ichiba ruột xanh 3-4 ngày (75 ngày), giống Sweet 999 là 4 – 5 ngày (76 ngày).

Bảng 4. So sánh TGST của 04 giống dưa lưới trồng trong nhà màng ở Phú Thọ Công thức thí nghiệm TGST 1 77.33a 2 73.66b 3 74.33b 4 78.33a LSD0,05 2.07 CV% 1.4

Chúng tôi đã tiến hành theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của 04 giống dưa lưới trồng trong nhà màng ở Phú Thọ với 04 công thức nghiên cứu, kết quả thu được 02 giống có thời gian sinh trưởng ngắn hơn là Ichiba ruột vàng và giống TL3 (ngắn hơn 3-5 ngày), tương ứng mức sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Điều này phù hợp với nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, luân canh tăng vụ trong điều kiện hiện nay.

3.1.1.2. . Theo dõi mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống dưa thí nghiệm

Sâu bệnh hại là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất và chất lượng của các giống tham gia thí nghiệm. Để giảm bớt khả năng gây hại do sâu bệnh hại gây ra, chúng tôi đã lựa chọn trồng cây trong nhà lưới để hạn chế tác hại sâu bệnh và ảnh hưởng của điều kiện thời tiết bất thuận đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây dưa lưới. Chúng tôi tiến hành theo dõi 7 ngày 1 lần, tại thí nghiệm có xuất hiện các đối tượng sâu bệnh hại và chỉ đạo phòng trừ kịp thời không làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của các giống dưa lưới.

Nghiên cứu, đánh giá tính chống chịu một số sâu bệnh hại chính trên cây dưa lưới: Sâu hại, bọ chích hút, bệnh hại nhận thấy: 04 giống dưa lưới nghiên cứu có sức chống chịu sâu bệnh hại khá. Cụ thể như sau:

Bảng 5: Thành phần và mức độ xuất hiện sâu hại trong vụ Hè Thu 2019

Sâu bệnh

hại Công thức

Sâu hại Bọ chích hút Bệnh hại

Bọ phấn Bọ trĩ Rệp Bọ dưa Sâu xanh Ruồi đục quả Phấn trắng Thán thư Sương mai CT1 - - + - - + 0 1 2 CT2 - - - 0 0 1 CT3 - - - 0 0 1 CT4 - - + - - + 0 1 2

Ghi chú: Cấp 0: Cây không bị bệnh; Cấp 1: < 10% diện tích lá bị bệnh; Cấp 2: 10% - < 25% diện tích lá bị bệnh; Cấp 3: 25% đến < - 50% diện tích lá bị bệnh; Cấp 4: 50% - < 75% diện tích lá bị bệnh; Cấp 5: > 75% diện tích lá bị bệnh.

Theo đánh giá sơ bộ, một số đối tượng cây trồng: Dưa lưới, dưa chuột, cà chua, dưa lê thơm ... khi được gieo trồng trong nhà màng, nhà kính đã phần nào hạn chế được sự phát sinh gây hại của một số loại sâu bệnh hại, mức độ gây hại chủ yếu ở mức nhiễm nhẹ. Kết quả cụ thể ở bảng trên đã cho thấy, trong vụ Hè Thu 2019 các đối tượng sâu hại như bọ trĩ, bọ phấn, bọ dưa, sâu xanh gây hại rất ít, hầu như không gây hại; tần suất xuất hiện rệp hại và ruồi đục quả ít phổ biến.

Về bệnh hại, trong vụ Hè Thu 2019, có một số bệnh gây hại trên cây dưa gồm có bệnh sương mai, bệnh thán thư. Tuy nhiên mức độ nhiễm sâu bệnh hại đạt dưới 25% diện tích lá bị bệnh, dưới ngưỡng cần phòng trừ, nên nhóm đề tài không sử thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh hại, đảm bảo an toàn cho việc nghiên cứu đề tài.

3.1.1.3 . Các yếu tố cấu thành năng suất các giống dưa tham gia thí nghiệm

Năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá được hiệu quả kinh tế của từng loại giống cây trồng. Hai yếu tố cấu thành năng suất quan trọng đó là số quả trên cây và khối lượng trung bình quả. Tuy nhiên, riêng đối với cây dưa lưới, là loại cây thân mềm và phải sử dụng giàn treo để cuốn cây, để đảm bảo cho quá trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cũng như giữ ổn định mẫu mã, chất lượng quả chỉ nên để 1 quả trên cây. Do đó, chúng tôi tiến hành đánh giá năng suất chủ yếu dựa trên khối lượng trung bình quả đối với cây dưa lưới và tỷ lệ quả thương phẩm loại A.

Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất của 04 giống dưa lưới cho thấy: Các giống dưa có nguồn gốc Nhật Bản và Malaysia có dạng quả to, tròn, khối lượng quả khi chín đạt từ 1,3-1,7 kg/quả.

Nghiên cứu đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất các giống dưa tham gia thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 6: Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu năng suất

Công thức

Chỉ tiêu theo dõi

Ghi chú Khối lượng TB quả (kg) Tỷ lệ quả thương phẩm (%) Năng suất thực thu (tấn) CT1 1,15 84,51 2,75c CT2 1,39 87,90 3,25b CT3 1,61 88,02 3,9a CT4 1,40 83,46 3,4b LSD0,05 0.92 0.23 CV% 3.3 3.3

Qua bảng cho thấy: Giống Ichiba ruột vàng có khối lượng quả đạt khoảng 1,6 kg/quả và tỷ lệ quả thương phẩm loại A đạt cao nhất 88,02%; giống TL3 có khối lượng quả đạt 1,39 kg/quả, tỷ lệ quả thương phẩm loại A đạt 87,9%; giống Sweet 999 có khối lượng quả đạt 1,4 kg/quả, tỷ lệ quả thương phẩm loại A đạt 83,46%; giống Ichiba ruột xanh đạt 1,15 kg/quả, tỷ lệ quả thương phẩm đạt 84,51%. Như vậy cho thấy 02 giống TL3 và Ichiba ruột vàng có tiềm năng năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Về năng suất: Năng suất thực thu của các giống dao động từ 2,75 – 3,9 tấn, trong đó giống Ichiba ruột vàng đạt năng suất cao nhất đạt 3,9 tấn; năng suất cao tiếp theo là giống Swee999 đạt 3,4 tấn, giống TL3 đạt 3,25 tấn. Thấp nhất là giống Ichiba ruột xanh đạt 2,75 tấn.

Nghiên cứu xác định chất lượng quả thông qua thử nếm, đo đếm độ ngọt và đo độ dày cùi của thịt quả trong giai đoạn thu hoạch quả chín chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 7: Chất lượng quả tại các công thức nghiên cứu Công thức Chỉ tiêu Ghi chú Chiều cao quả (cm) Đường kính quả (cm) Độ dày cùi (cm) Hàm lượng Brix CT1 14,60 12,32 3,51 14,10 CT2 14,58 13,60 3,90 15,99 CT3 15,49 13,71 3,95 15,78 CT4 14,65 12,45 3,54 14,21 LSD0,05 0.28 0.50 CV% 4.2 2.1

Qua bảng cho thấy:

+ Về chiều cao quả: Chiều cao quả các giống đạt từ 14,58 – 15,49 cm, trong đó, giống Ichiba ruột vàng chiều cao quả đạt cao nhất 15,49cm, giống Sweet 999 có chiều cao quả đạt 14,65 cm, giống Ichiba ruột xanh có chiều cao quả đạt 14,6cm; giống TL3 có chiều cao quả đạt thấp nhất 14,58cm.

+ Về đường kính quả: Các giống có đường kính quả đạt từ 12,32 đến 13,71 cm, trong đó, giống có đường kính quả lớn nhất là giống Ichiba ruột vàng đạt 13,71 cm, sau đó là giống TL3 đường kính quả đạt 13,6 cm, giống Sweet999 đường kính quả đạt 12,45 cm, thấp nhất là giống Ichiba ruột xanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và liều lượng phân bón hữu cơ sinh học cho một số giống dưa lưới triển vọng trồng trong nhà màng ở phú thọ (Trang 36 - 49)