PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và liều lượng phân bón hữu cơ sinh học cho một số giống dưa lưới triển vọng trồng trong nhà màng ở phú thọ (Trang 29 - 35)

2.4.1. Bố trí thí nghiệm

* Thí nghiệm 1: So sánh sinh trưởng, phát triển của một số giống dưa lưới trồng trong nhà màng ở xã Sông Lô - TP. Việt Trì - tỉnh Phú Thọ.

- Thời gian nghiên cứu: Vụ Hè Thu năm 2019

- Công thức nghiên cứu: Công thức 1, giống Ichiba ruột xanh (đối chứng) Công thức 2, giống TL3

Công thức 3, giống Ichiba ruột vàng Công thức 4, giống Sweet 999

Bố trí các công thức thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên có điều chỉnh (RCBD), nhắc lại 3 lần, diện tích ô thí nghiệm 300 m2.

- Sơ đồ bố trí các thí nghiệm:

LN1 G1 G2 G3 G4

LN2 G4 G1 G2 G3

LN3 G3 G4 G1 G2

Trong đó: G1: Giống Ichiba ruột xanh G2: Giống TL3

G3: Giống Ichiba ruột vàng G4: Giống Sweet 999

Giống Ichiba ruột xanh có nguồn gốc Nhật Bản, vỏ lưới màu xanh lá, ruột màu xanh vàng, ưu điểm nổi bật: Thơm, độ ngọt từ 13 - 16 (độ Brix). Giống được đưa vào trồng ở Phú Thọ từ năm 2015 và được nông dân các địa phương ưa chuộng. Mặt khác, giá thành hạt giống rẻ (1.000 - 1.500 đồng/hạt, trong khi các giống khác 2.500 - 3.000 đồng/hạt) phù hợp với kinh tế của người dân. Chính vì vậy, chúng tôi sử dụng giống Ichiba ruột xanh để làm đối chứng.

* Thí nghiệm 2: Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ sinh học SH1 đến khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất giống dưa lưới triển vọng:

- Thời gian: Từ vụ Xuân - vụ Hè Thu năm 2020 - Công thức nghiên cứu (tính cho 1.000 m2):

+ Công thức 1 (đối chứng): Theo khuyến cáo của Công ty sản xuất giống cho 1.000 m2: 75kg supe lân + 2,5-3 tấn phân chuồng + 200 kg Ca (NO3)2 + 100 kg Mg (NO3)2 + 100 kg SOP + 50 kg MKP + 75 kg MAP - gọi P.

+ Công thức 2, Thay lượng supe lân + phân chuồng trên bằng 25 kg (tương ứng 100g/cây) phân SH1 - gọi P1.

+ Công thức 3, Thay lượng supe lân + phân chuồng trên bằng 50 kg (tương ứng 200 g/cây) phân SH1 - gọi P2

+ Công thức 4, Thay lượng supe lân + phân chuồng trên bằng 75 kg (tương ứng 300g/cây) phân SH1 - gọi P3

Bố trí các công thức thí nghiệm theo kiểu ô lớn, ô nhỏ, trong đó: Ô lớn là mức bón phân, ô nhỏ là giống triển vọng; nhắc lại 3 lần, diện tích ô thí nghiệm 300 m2. - Sơ đồ bố trí thí nghiệm: LN 1 P1 P2 P3 P G1 G2 G1 G2 G1 G2 G1 G2 LN 2 P3 P1 P P2 G1 G2 G1 G2 G1 G2 G1 G2 LN 3 P2 P3 P P1 G1 G2 G1 G2 G1 G2 G1 G2

2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

* Điều kiện thời tiết trong quá trình làm nghiên cứu. * Đặc điểm nông sinh học của giống dưa lưới: - Vị trí ra hoa cái;

- Hình thái lá, hình thái hoa, dạng quả, màu sắc lá, màu sắc thịt quả; - Tỷ lệ hoa đực, cái.

- Thời gian từ gieo - ra hoa cái; - Thời gian từ trồng - ra hoa cái; - Thời gian từ trồng - thu hoạch.

* Về sâu bệnh hại trên dưa lưới: Theo dõi sự xuất hiện của sâu bệnh hại 10 ngày/1 lần/10 cây.

+ Thành phần sâu, bệnh hại: Theo dõi diễn biến sâu hại, bệnh hại khi cây sinh trưởng, phát triển đến khi thu hoạch, cứ 7 ngày theo dõi/ lần đánh giá thành phần và tần suất bắt gặp.

Tần suất bắt gặp < 5%: - Rất ít gặp Tần suất bắt gặp 5 - 25%: + Ít phổ biến Tần suất bắt gặp 25 -50%: ++ Phổ biến

Tần suất bắt gặp >50%: +++ Rất phổ biến

+ Tỷ lệ sâu hại, bệnh hại chính (%): Số sâu hại, bệnh hại/ tổng số cây điều tra x 100

Sâu hại: Áp dụng phương pháp nghiên cứu BVTV của Viện Bảo vệ thực vật + Sâu xanh ăn lá, bọ dưa:

Tổng số sâu trên các điểm điều tra Mật độ sâu (con/m2) =

Tổng diện tích điều tra

- Các loại sâu hại chích hút như bọ phấn, bõ trị, nhện: Điều tra 10 cây hoặc 10 lá ngẫu nhiên/điểm tùy theo vị trí gây hại của mỗi đối tượng.

- Nhóm bệnh hại gây chết cây: Áp dụng phương pháp nghiên cứu BVTV của Viện bảo vệ thực vật.

- Tỷ lệ bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum), khảm lá virus (CMV) (%): Thời gian điều tra được tiến hành từ khi cây nảy mầm sau đó định kì 7 ngày điều tra một lần.

Tỷ lệ cây bị bệnh = x 100 Tổng số cây điều tra

- Nhóm bệnh hại lá: Áp dụng theo hướng dẫn của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau Châu Á (AVRDC).

- Tình hình sâu bệnh hại được đánh giá bằng mức nhiễm bệnh gồm: Sương mai (Pseudoperonospora cubensis), phấn trắng (Eryshiphe sp.), Thán thư (Collectotricum lagenaricum).

Các cấp bệnh hại: + Cấp 0: Cây không bị bệnh + Cấp 1: Có vết bệnh đến < 10% diện tích lá bị bệnh + Cấp 2: Có vết bệnh 10% đến < 25% diện tích lá bị bệnh + Cấp 3: Có vết bệnh 25% đến < đến 50% diện tích lá bị bệnh + Cấp 4: Có vết bệnh 50% đến < 75% diện tích lá bị bệnh + Cấp 5: Có vết bệnh từ 75% diện tích lá bị bệnh trở lên * Các yếu tố cấu thành năng suất

- Số hoa cái/cây: Đếm các hoa cái xuất hiện trên cây trong quá trình sinh trưởng;

- Số lượng quả/số hoa cái: Khi thu hoạch đếm các quả không bị cong vẹo, không bị thối hỏng: Đếm số lượng quả thu hoạch/1 cây;

- Phân cấp quả: Tổng số quả/cây, tỷ lệ quả loại A (%), tỷ lệ quả loại B (%), tỷ lệ quả loại C (%);

- Khối lượng quả (g): Trung bình 10 quả thu từ 10 cây theo đường chéo ô thí nghiệm khi thu hoạch.

- Đường kính quả: Đo đường kính quả thu được từ 10 cây theo dõi. * Năng suất lý thuyết:

Dưa lưới = Khối lượng trung bình quả (kg)/cây x số quả/cây x mật độ (cây/m2) (quy đổi về tấn/ha).

* Năng suất thực thu: Là tổng khối lượng thu hoạch quy đổi về tấn/ha. * Chỉ tiêu về chất lượng:

- Độ ngọt (Brix): Bổ dọc quả dưa lưới thành 6 phần, cắt nhỏ 1 phần cho vào cối nghiền nhỏ sau đó vắt lấy dịch chiết nhỏ vài giọt phủ kín mặt thấu kính và đọc kết quả.

Độ brix được đo trên máy ATAGO pal-1 hãng ATAGO của Nhật; - Độ giòn quả;

- Độ dày thịt quả.

* Đánh giá hiệu quả kinh tế: - Lãi thuần = Tổng thu - Tổng chi

Tổng thu = Năng suất (tấn/ha) x giá bán/tấn

Tổng chi: Chi phí mua giống, phân bón, công lao động.

V VCR =

C

Trong đó: V: Lãi tăng do tác động của biện pháp kỹ thuật C: Chi phí tăng do sử dụng biện pháp kỹ thuật

V = Thu nhập tăng do dùng phân bón SH1 - Chi phi tăng do sử dụng phân bón hữu cơ sinh học.

Thu nhập tăng do biện pháp tác động = NS tăng (tấn/ha) x Giá bán/tấn Chi phi tăng do áp dụng biện pháp tác động = Số phân bón tăng x giá phân bón.

Trong sản xuất nông nghiệp, tỷ xuất VCR >2 thì người nông dân mới có lãi; Nếu VCR>3 thì dễ được người nông dân chấp nhận.

2.4.3. Phân tích đất

Phân tích đất trước thí nghiệm: Chúng tôi tiến hành phân tích các chỉ tiêu như: Hàm lượng hữu cơ (%), đạm tổng số, đạm dễ tiêu, lân dễ tiêu, kali dễ tiêu. Mẫu đất thí nghiệm được lấy trên từng ô của từng công thức ở độ sâu 0 - 20cm, lấy theo 5 điểm chéo góc sau đó hỗn hợp lại thành một mẫu có khối lượng tối thiểu là 0,5kg, sau đó gửi đi phòng thí nghiệm để phân tích.

Phương pháp phân tích các chỉ tiêu: pHKCl

Hàm lượng N tổng số (%) Hàm lượng P2O5 tổng số (%) Hàm lượng K2O tổng số (%) Lân dễ tiêu (P2O5) (mg/kg đất) Kali dễ tiêu (K2O)(mg/kg đất) Chất hữu cơ OM (%)

: Phương pháp pH metre : Phương pháp Kjeldal

: Phương pháp so màu xanh Molyden : Phương pháp quang kế ngọn lửa : Phương pháp Bray II

: Xác định bằng quang kế ngọn lửa : Xác định theo tiêu chuẩn TCVN 4050 – 85

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và liều lượng phân bón hữu cơ sinh học cho một số giống dưa lưới triển vọng trồng trong nhà màng ở phú thọ (Trang 29 - 35)