Quy trình và thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến cam kết của nhân viên với tổ chức tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn đồng bằng sông hồng (Trang 57)

3 2 1 Sơ đồ quy trình nghiên cu

Để đạt được mục tiêu và kết quả nghiên cứu đã đề ra ban đầu, nghiên cứu sinh đã vạch ra các bước cụ thể cho quá trình nghiên cứu và được trình bày cụ thể trong hình 1 dưới đây Theo quy trình tại hình 3 1, quá trình nghiên cứu luận án được nghiên cứu sinh chia làm sáu bước chính bao gồm: (1) tổng quan tài liệu và xác định các lý thuyết sẽ xử dụng trong luận án; (2) xây dựng và đề xuất khung phân tích; (3) thiết kế câu hỏi khảo sát; (4) chọn mẫu, thu thập và phân tích số liệu; (5) trình bày kết quả và thảo luận kết quả khảo sát; và (6) đưa ra các gợi ý, khuyến nghị, kết luận nghiên cứu Cụ thể từng bước được trình bày cụ thể dưới đây:

Bước 1: Tổng quan tài liệu và các lý thuyết điển hình

Bước 2: Xây dựng và đề xuất khung phân tích

Bước 3: Thiết kế khảo sát, phỏng vấn

Bước 4: Chọn mẫu, thu thập, phân tích

Bước 5: Trình bày kết quả và thảo luận

Bước 6: Gợi ý, khuyến nghị,

Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính, định lượng Phân tích và bình luận Tổng hợp và so sánh kết luận

Hình 3 1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bước 1: đối với việc tổng quan tài liệu và xác định các học thuyết nền tảng phục vụ luận án, nghiên cứu sinh xác định đây là bước đầu tiên và quan trọng của quá trình nghiên cứu tiến sĩ bởi vì kết quả của bước này sẽ cũng cấp những gĩc nhìn khác nhau về mối quan hệ giữa CSR đối với NV và CK của NV với tổ chức để chỉ ra những nội dung mà các học giả trước đây đã giải quyết được và những hạn chế của các cơng bố trước đây Từ đĩ, nghiên cứu sinh sẽ xác định được khoảng trống nghiên cứu mới và mục tiêu cho luận án tiến sĩ Thơng qua tổng quan tài liệu, nghiên cứu sinh cũng sẽ xác

định và lựa chọn các học thuyết chính làm khung lý thuyết cho việc nghiên cứu và phân tích trong luận án

Bước 2: nghiên cứu sinh xây dựng và đề xuất khung phân tích cho luận án tiến sĩ Trong bước 2 này, thơng qua việc tổng quan tài liệu ở bước 1, nghiên cứu sinh xác định cách tiếp cận và cơ chế liên hệ trong mối quan hệ giữa CSR đối với NV và CK của NV với tổ chức Cụ thể, trong bước này của luận án, nghiên cứu sinh tập trung vào 2 cách tiếp cận để xây dựng và đề xuất khung phân tích Cách tiếp cận thứ nhất là sự ảnh hưởng trực tiếp của CSR đối với NV đến CK của NV với tổ chức Cách tiếp cận thứ hai là xác định sự hấp dẫn của tổ chức là yếu tố trung gian cho mối quan hệ giữa CSR đối với NV và CK của NV với tổ chức Từ đây, nghiên cứu sinh lựa chọn được các nhĩm biến độc lập và nhĩm biến phụ thuộc cho khung phân tích của luận án tiến sĩ Mối quan hệ giữa các nhĩm biến độc lập và biến phụ thuộc cũng được nghiên cứu sinh mơ phỏng thơng qua khung phân tích trình bày trong luận án

Bước 3: Nghiên cứu sinh thực hiện thiết kế bảng hỏi và danh mục câu hỏi phỏng vấn nhằm thu thập thơng tin phục vụ luận án tiến sĩ Để thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, tác giả đã tổng quan các tài liệu trước đây và điều chỉnh một số thang đo đã được các học giả nghiên cứu chủ đề này trước đây sử dụng cho phù hợp với bối cảnh, đối tượng và phạm vi nghiên cứu trong các DNXD ở đồng bằng sơng Hồng Trong bước này, tác giả cũng xây dựng danh sách các câu hỏi phỏng vấn dựa vào khung phân tích và bộ câu hỏi khảo sát nhằm kiểm chứng lại thơng tin khảo sát và cĩ thêm nhiều thơng tin cụ thể hơn

Bước 4: Nghên cứu sinh thực hiện chọn mẫu, thu thập và phân tích số liệu Nghiên cứu sinh coi việc chọn mẫu nghiên cứu tốt sẽ gĩp phần vào sự thành cơng của luận án và cần phải làm bài bản Việc chọn mẫu kỹ lưỡng sẽ giúp cho nghiên cứu này lựa chọn được đại diện đối tượng cần khảo sát Thực tế trong nghiên cứu khoa học, cĩ khá nhiều cách chọn mẫu khác nhau Đi sâu vào phương pháp chọn mẫu ta thấy cĩ 2 phương pháp chọn mẫu cơ bản là: chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống và chọn mẫu phi ngẫu nhiên (chọn mẫu thuận tiện, chọn mẫu phán đốn, chọn mẫu định ngạch) Về quy mơ mẫu, nghiên cứu sinh áp dụng cơng thức chọn mẫu được đề xuất bởi hai nhĩm học giả Hair và cộng sự (1998) và Tabachnick & Fidell (1996) Chi tiết về cơng thức chọn mẫu của hai nhĩm tác giả này cũng như quy mơ mẫu sẽ được nghiên cứu sinh trình bày trong mục 6 của chuyên đề này Sau khi thực hiện xong khảo sát, nghiên cứu sinh thực hiện nhập số liệu và sử dụng mềm thống kê SPSS và AMOS để thực hiện phân tích

Bên cạnh việc thu thập thơng tin qua phiếu khảo sát, trong bước 4 này, nghiên cứu sinh thực hiện phỏng vấn sâu để thu thập thơng tin và dữ liệu phục vụ cho luận án Phương pháp phỏng vấn sâu cĩ ưu điểm giúp nghiên cứu sinh cĩ được các thơng tin chi tiết hơn là những con số, số liệu thu thập được từ hoạt động khảo sát hoặc số liệu thứ cấp Chính vì vậy, phương pháp này khơng chỉ giúp người nghiên cứu hiểu một cách đại diện về tổng thể mà cịn giúp cho nghiên cứu sinh tìm hiểu sâu, tìm hiểu kỹ về các khía cạnh của chủ đề được nghiên cứu Để việc phỏng vấn sâu thành cơng, nghiên cứu sinh sẽ phác thảo và thiết kế bộ câu hỏi mở, phục vụ cho việc phỏng vấn thu thập thơng tin cần thiết từ người được lựa chọn phỏng vấn

Nghiên cứu sinh cũng áp dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc (semi - structured in depth interview) trong luận án tiến sĩ Cụ thể, nghiên cứu sinh thực hiện phỏng vấn dựa theo một số câu hỏi chính, quyết định những thơng tin cần thu thập, cịn lại các câu hỏi khác được nghiên cứu sinh linh hoạt đưa ra trong quá trình thực hiện phỏng vấn Trong quá trình thực hiện phỏng vấn này, nghiên cứu sinh cĩ thể ngay lập tức trao đổi và giải thích những điều chưa rõ cho người đối diện về mục đích hay nội dung các câu hỏi liên quan đến thực thi CSR nĩi chung và CSR đối với NV, việc thực hiện CSR sẽ tạo ra danh tiếng và sự hấp dẫn của tổ chức với nhân viên nhằm giữ chân nhân viên ở lại doanh nghiệp, nhằm giúp cho người tham gia phỏng vấn cĩ động lực hoặc hứng thú trả lời và cung cấp các thơng tin chính xác theo ý của người phỏng vấn Nghiên cứu sinh cũng cĩ thể linh hoạt tạo câu hỏi và thu thập thêm các thơng tin khác nhằm bổ sung cho việc phân tích và đánh giá chủ đề nghiên cứu

Bước 5: Trong bước này, nghiên cứu sinh sẽ trình bày các kết quả xử lý thống kê mơ tả và kết quả phân tích hồi quy để kiểm định các mối quan hệ đã được nghiên cứu sinh trình bày trong bước 2 của sơ đồ quy trình nghiên cứu Cụ thể, nghiên cứu sinh trình bày những kết quả nghiên cứu chính, phân tích, so sánh và bình luận những phát hiện mới của mình với một số nghiên cứu của các học giả trước đây về cùng chủ đề nghiên cứu trong nước và quốc tế để chỉ ra những đĩng gĩp học thuật của nghiên cứu tiến sĩ này đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học về CSR

Bước 6: Đây là bước cuối cùng trong quy trình và tác giả sẽ trình bày các gợi ý, khuyến nghị và kết luận chính của luận án tiến sĩ Những hạn chế về học thuật và hạn chế về thiết kế nghiên cứu sẽ được nghiên cứu sinh trình bày trong bước này Các hạn chế này sẽ gợi mở cho những người nghiên cứu sau này tiếp tục nghiên cứu những vấn đề mà luận án này chưa giải quyết được hết hoặc chưa triệt để

Với việc thực hiện đầy đủ 6 bước trong quy trình đã đề xuất trong hình 3 1 sẽ giúp cho nghiên cứu sinh thực hiện thành cơng các mục tiêu nghiên cứu, phát hiện ra

những điều thú vị từ số liệu nghiên cứu và cĩ những đĩng gĩp quan trọng đối với chủ đề nghiên cứu đã chọn

3 2 2 Khung phân tích

Nghiên cứu tài liệu cho thấy chủ đề CSR đã được các học giả thực hiện và số nghiên cứu vẫn đang tăng đều đặn bởi vì thực hiện CSR khơng chỉ giúp cho doanh nghiệp đáp ứng được kỳ vọng của các bên liên quan mà cịn giúp doanh nghiệp tạo ra được uy tín, sự thiện cảm và niềm tin của người tiêu dùng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ (Thang & Fassin, 2017; Zhang et al , 2020) Tại Việt Nam, CSR cũng đã được các học giả trong nước quan tâm và lựa chọn một số ngành như may mặc, giày da, thực phẩm, vận tải để nghiên cứu, khảo sát và đánh giá Tuy nhiên, thực hiện CSR đối với NV trong các DNXD lại chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm và cịn khá nhiều khoảng trống nghiên cứu Trong khi đĩ theo Tổng cục Thống kê, ngành xây dựng đã tăng trưởng 6,76% trong năm 2020 và đĩng gĩp lớn vào tổng sản phẩm quốc nội với 0,5 % trong tốc độ tăng trưởng GDP của tồn nền kinh tế Bên cạnh đĩ, ngành xây dựng cũng gĩp phần vào việc giải quyết cơng ăn việc làm cho hơn 7 triệu lao động thường xuyên

Đứng trước thực trạng của ngành xây dựng, cải thiện hoạt động CSR đối với NV trong DNXD hiện nay là thực sự cấp bách Nghiên cứu sinh đã kết hợp tổng quan tài liệu nghiên cứu về CSR đối với NV và bối cảnh ngành xây dựng Việt Nam nhằm đề xuất khung phân tích mối quan hệ giữa thực hiện CSR đối với NV, sự hấp dẫn của doanh nghiệp, và CK của NV trong DNXD cho đề tài nghiên cứu Cụ thể, nghiên cứu sinh giả định rằng khi DNXD thực hiện CSR đối với nhân viên (ví dụ như đảm bảo an tồn mơi trường làm việc, đảm bảo vệ sinh lao động, đào tạo và bồi dưỡng cho NV, cĩ các chính sách lương, thưởng thỏa đáng, mua bảo hiểm cho NV, ) sẽ giúp cho NV vui và thỏa mãn với mơi trường làm việc của doanh nghiệp và từ đây hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt NV trở lên hấp dẫn hơn Khi NV thấy được việc làm cĩ trách nhiệm từ phía doanh nghiệp thì họ sẽ cảm thấy nơi làm việc của mình trở lên hấp dẫn hơn Chính điều này khiến cho NV cĩ thể sẽ cam kết hơn với doanh nghiệp nơi mình đang làm việc Với lập luận này, khung phân tích mối quan hệ CSR đối với NV và CK của NV với tổ chức đã được nghiên cứu sinh đề xuất chi tiết trong hình 3 2

Tăng sự hấp dẫn của doanh nghiệp

(Organizational attractiveness) Thực hiện CSR đối với NV (Labor practices): • Quan hệ lao động

• Cân bằng cơng việc và cuộc sống

• Đối thoại xã hội

• Sức khỏe và an tồn

• Đào tạo và phát triển

Tăng cam kết của NV với tổ chức (Organizational commitment):

• Cam kết liên quan đến tình cảm

• Cam kết liên quan đến lợi ích

• Cam kết liên quan đến đạo đức nghề nghiệp

Hình 3 2: Khung phân tích mối quan hệ giữa CSR đối với NV và CK của NV với tổ chức

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3 2 3 Gi thuyết nghiên cu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, mối quan hệ trực tiếp giữa thực hiện CSR đối với NV và CK của NV với tổ chức sẽ được nghiên cứu sinh kiểm định CSR đối với NV được nghiên cứu sinh kế thừa từ nghiên cứu gần đây của Thang & Fassin (2017) Đây là thang đo đã được nhĩm tác giả nghiên cứu và kiểm định khá phù hợp trong bối cảnh Việt Nam Đặc biệt, thang đo này đã tích hợp một số câu hỏi liên quan đến Luật lao động (sửa đổi) năm 2019 của Việt Nam Trong khi thang đo CK của NV với tổ chức được nghiên cứu sinh kế thừa thang đo của Allen & Meyer (1990) Đây là thang đo đã được rất nhiều các học giả trên thế giới kế thừa và sử dụng cho các nghiên cứu của họ, bao gồm 3 nhĩm cam kết chinh: CKTC, CKLI, và CKĐĐ Mỗi nhĩm thang đo này lại được chia thành 8 thang đo phụ nhằm bao phủ hết các khía cạnh CK của NV Từ đây, các giả thuyết sẽ là:

Giả thuyết 1: CSR đối với NV cĩ ảnh hưởng tích cực đến CK của NV với tổ chức

Giả thuyết 1 1: CSR đối với NV cĩ ảnh hưởng tích cực đến CKTC của NV Giả thuyết 1 2: CSR đối với NV cĩ ảnh hưởng tích cực đến CKĐĐ của NV Giả thuyết 1 3: CSR đối với NV cĩ ảnh hưởng tích cực đến CKLI của NV

Phần tiếp theo của nghiên cứu này, nghiên cứu sinh sẽ thực hiện kiểm chứng ảnh hưởng của CSR đối với NV và CK của NV với tổ chức thơng qua vai trị trung

gian của yếu tố sự hấp dẫn của doanh nghiệp Thực tế cho thấy, khi doanh nghiệp thực hiện CSR, doanh nghiệp sẽ tạo ra sự hấp dẫn đối với các bên liên quan (stakeholders), trong đĩ cĩ NV Chính sự hấp dẫn này sẽ khiến cho người lao động tự hào về doanh nghiệp và mong nuốn cam kết với doanh nghiệp Do đĩ, các giả thuyết sẽ là:

Giả thuyết 2: Sự hấp dẫn của tổ chức là trung gian cho mối quan hệ giữa CSR đối với NV và CK của NV với tổ chức

Giả thuyết 2 1: Sự hấp dẫn của tổ chức là trung gian cho mối quan hệ giữa CSR đối với NV và CKTC đối của NV

Giả thuyết 2 2: Sự hấp dẫn của tổ chức là trung gian cho mối quan hệ giữa CSR đối với NV và CKĐĐ của NV

Giả thuyết 2 3: Sự hấp dẫn của tổ chức là trung gian cho mối quan hệ giữa CSR đối với NV và CKLI của NV

3 2 4 Phát trin thang đo

Để phục vụ cho việc kiểm định các giả thuyết, nghiên cứu sinh đã căn cứ vào khung phân tích mối quan hệ CSR đối với NV và CK của NV với tổ chức để thực hiện phát triển thang đo nhằm xây dựng phiếu khảo sát phục vụ cho luận án tiến sĩ và được trình bày chi tiết dưới đây

Thang đo CSR đối với NV: tác giả đã điều chỉnh thang đo của nhĩm tác giả Thang & Fassin (2017) cho phù hợp với DNXD tại Việt Nam, bao gồm (i) Quan hệ lao động, (ii) Cân bằng cơng việc và cuộc sống, (iii) Đối thoại trong doanh nghiệp, (iv) y tế và an tồn, và (v) đào tạo và phát triển Cụ thể,

• Đối với nhĩm thang đo Quan hệ lao động, nghiên cứu sinh thiết kế gồm 6 thang đo phụ, trong đĩ 3 thang đo đầu nghiên cứu sinh kế thừa từ Ngo và cộng sự (2008) và 3 thang đo cuối nghiên cứu sinh sử dụng của Thang & Fassin (2017) • Đối với nhĩm thang đo Cân bằng cơng việc và cuộc sống, nghiên cứu sinh cũng

thiết kế gồm 6 thang đo phụ, trong đĩ 3 thang đo đầu nghiên cứu sinh kế thừa từ Wong & Ko (2009) và 2 thang đo tiếp theo nghiên cứu sinh sử dụng của Smith & Gardner (2007) và 1 thang đo cuối cùng được nghiên cứu sinh kế thừa từ Thang & Fassin (2017)

• Đối với nhĩm thang đo Đối thoại, nghiên cứu sinh cũng thiết kế gồm 6 thang đo phụ, trong đĩ 1 thang đo đầu nghiên cứu sinh kế thừa từ Ebbinghaus & Visser (2000) và 2 thang đo tiếp theo nghiên cứu sinh sử dụng của Kenworthy & Kittel

(2003) và 3 thang đo cuối cùng được nghiên cứu sinh kế thừa từ Thang & Fassin (2017)

• Đối với nhĩm thang đo Y tế và an tồn, nghiên cứu sinh cũng thiết kế gồm 6 thang đo phụ, trong đĩ 1 thang đo đầu nghiên cứu sinh kế thừa từ Sutherland & Cooper (1990) và 5 thang đo cuối cùng được nghiên cứu sinh phát triển dựa vào Luật Lao động (2019)

• Đối với nhĩm thang đo Đào tạo và phát triển, nghiên cứu sinh cũng thiết kế gồm 6 thang đo phụ, trong đĩ 2 thang đo đầu nghiên cứu sinh kế thừa từ Tsui và cộng sự (1997) và 2 thang đo tiếp theo nghiên cứu sinh kế thừa từ Lee & Bruvold (2003) và Luật Lao động (2019) và 2 thang đo cuối cùng được nghiên cứu sinh kế thừa từ Thang & Fassin (2017)

Chi tiết về thang đo CSR đối với NV được tác giả trình bày trong bảng 3 1 dưới đây:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến cam kết của nhân viên với tổ chức tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn đồng bằng sông hồng (Trang 57)