Tổng hợp, phân loại bệnh của chó mang đến khám và điều trị tại phòng khám

Một phần của tài liệu Khảo sát một số vấn đề liên quan đến gãy xương trên chó tại phòng khám thú y funpet hà nội và thử nghiệm biện pháp điều trị (Trang 35 - 37)

Các chó đến khám sẽ được ghi lại trong bệnh án. Chúng tôi tiến hành tập hợp các bệnh án và phân loại theo đặc điểm và tính chất của bệnh. Tình hình bệnh của chó đến khám và điều trị tại phòng khám thú y Funpet được thể hiện trong bảng 4.1 và hình 4.1:

Bảng 4.1. Phân loại bệnh của chó đến khám tại phòng khám Các bệnh khảo sát Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Các bệnh khảo sát Số lượng (con) Tỷ lệ (%)

Bệnh gãy xương 46 13,61 Bệnh ngoại khoa khác 170 50,30 Bệnh nội khoa 73 21,60 Bệnh truyền nhiễm 38 11,24 Bệnh Ký sinh trùng 11 3,25 Tổng 338 100

Hình 4.1. Biểu đồ phân loại bệnh chó đến khám tại phòng khám

Qua bảng 4.1 và hình 4.1 chúng ta thấy tỷ lệ giữa các nhóm bệnh ở chó đến khám tại phòng khám thú y Funpet là khác nhau. Các bệnh ngoại khoa khác chiếm tỷ lệ cao nhất với 170 ca bệnh tương đương với 50,30%; bệnh ký sinh

28

trùng có tỷ lệ thấp nhất với 11 ca bệnh tương đương 3,25%. Các bệnh thuộc nhóm bệnh nội khoa chiếm tỷ lệ khá cao với 73 ca bệnh tương đương 21,60%; tiếp đó là bệnh gãy xương với 46 ca bệnh tương đương 13,61% và các bệnh thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm với 38 ca bệnh chiếm 11,24%.

Sở dĩ có kết quả như vậy là do đặc thù của phòng khám, phòng khám là một trung tâm chuyên sâu về phẫu thuật với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho việc điều trị ngoại khoa nên các ca bệnh đến đây chủ yếu là các bệnh liên quan đến xương khớp và các vấn đề ngoại khoa khác với tổng tỷ lệ chiếm 63,91%. Các bệnh truyền nhiễm sau khi được kiểm tra sẽ được chuyển tới các cơ sở khác của phòng khám.

Các bệnh ngoại khoa khác chúng tôi theo dõi được bao gồm mổ đẻ, phẫu thuật sỏi bàng quang, trích các bọc apxe, triệt sản, ghép da… Mổ đẻ thường áp dụng đối với các giống chó khó đẻ thường như French Bulldog, Pug, Corgi, America Bully… chúng thường là các giống chó được lai tạo với bộ gen không ổn định, lười vận động hoặc thường do kích thước thai quá to do chế độ chăm sóc, do vị trí thai không thuận lợi, nghịch thai… Các thủ thuật trích apxe trên chó thường được tiến hành khi bọc apxe đã già, chúng thường là các bọc mủ trắng đục có lẫn máu; nguyên nhân thường do tiêm không đúng cách, bị côn trùng đốt, tổn thương do ngoại vật. Phẫu thuật sỏi bàng quang thường gặp ở những chó già, uống ít nước hoặc do rối loạn bệnh lý trong cơ thể như rối loạn chuyển hóa Ca, P làm cho lắng đọng kim loại nặng trong đường niệu và hình thành sỏi; phẫu thuật mổ lấy sỏi cần được tiến hành càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm do sỏi gây ra. Thủ thuật triệt sản cái và đực được áp dụng trên những chó nuôi với mục đích chính không phải là sinh sản, chúng sẽ được cắt bỏ buồng trứng và tử cung đối với con cái, loại bỏ tinh hoàn đối với con đực; các thủ thuật này thường được tiến hành nhanh và mất ít máu, vết mổ nhỏ để hạn chế ảnh hưởng của ca phẫu thuật tới thú cưng. Phẫu thuật ghép da, thường được sử dụng trên những chó bị mất một mảng da lớn do một vài nguyên nhân như hóa chất, apxe quá to và không có khả năng hồi phục… các chó ghép

29

da sẽ lấy một phần da ở vùng lân cận rồi khâu ép vào vết thương cần vá đảm bảo sao cho tổ chức da được ghép không tách rời khỏi cơ thể.

Các bệnh nội khoa chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng số chó đến khám tại phòng khám (21,60%), các bệnh này thường là các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và hô hấp. Các bệnh đường tiêu hóa thường là chướng bụng đầy hơi, các bệnh về dạ dày ruột, đi ngoài… Qua điều tra nguyên nhân là do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng không hợp lý khiến cho bộ máy tiêu hóa quá tải hoặc những tổn thương do thức ăn quá cứng gây nên. Các bệnh trên đường hô hấp thường là viêm phổi và viêm đường hô hấp trên, nguyên nhân trực tiếp là do thời tiết và khí hậu, một phần lớn cũng là do việc chăm sóc nuôi dưỡng không chú ý tới nhiệt độ chuồng nuôi khiến không khí trong chuồng quá khô hoặc quá lạnh.

Các bệnh ký sinh trùng chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong cơ cấu bệnh của đàn chó đến khám khoảng 3,25% thường là giun đũa chó, ghẻ Demodex, ghẻ Sarcoptes, rận tai. Qua điều tra trực tiếp chúng thường do môi trường nuôi dưỡng quá bẩn, do tiếp xúc với con vật mắc bệnh hoặc tiếp xúc với môi trường có mầm bệnh. Những chó bị các bệnh này thường sử dụng thuốc uống trị ký sinh trùng với một liều duy nhất.

Các bệnh gãy xương chiếm một tỷ lệ tương đối lớn khoảng 13,61%, chúng thường do nhiều nguyên nhân như ngã, tai nạn giao thông, cắn nhau, bị đánh đập… biện pháp can thiệp chủ yếu và hiệu quả nhất hiện đang được dùng tại phòng khám là đóng đinh để cố định xương.

4.2. Nghiên cứu tỷ lệ chó bị gãy xương đến khám tại phòng khám

Một phần của tài liệu Khảo sát một số vấn đề liên quan đến gãy xương trên chó tại phòng khám thú y funpet hà nội và thử nghiệm biện pháp điều trị (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)