Các biện pháp can thiệp ngoại khoa và điều trị

Một phần của tài liệu Khảo sát một số vấn đề liên quan đến gãy xương trên chó tại phòng khám thú y funpet hà nội và thử nghiệm biện pháp điều trị (Trang 45)

4.5.1. Tỷ lệ chó phải điều trị bằng phẫu thuật ngoại khoa

Việc sử dụng phương pháp điều trị trong gãy xương phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm vết gãy của xương và các trường hợp gãy xương là không đồng đều, chúng khác nhau tùy loại và phụ thuộc vào vị trí gãy và sự hiếu động của chó. Nắm được tình hình các phương pháp cần được điều trị sẽ giúp tối ưu hóa về thời gian và chi phí trong điều trị, từ đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu về tỷ lệ các chó cần được phẫu thuật ngoại khoa, kết quả được thể hiện trong bảng 4.8:

Bảng 4.8. Tỷ lệ chó phải điều trị bằng phẫu thuật ngoại khoa

Chỉ tiêu Số lượng (con) Tỷ lệ (%)

Trường hợp cần phẫu thuật 42 91,30

Trường hợp không cần phẫu thuật 4 8,70

Tổng 46 100

Qua bảng 4.8 cho ta thấy trong tổng số 46 trường hợp gãy xương thì có tới 42 trường hợp bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật ngoài khoa chiếm 91,30% tổng số ca gãy xương. Trường hợp không cần phẫu thuật đa phần là các vết rạn xương chỉ cần bó bột và điều trị tích cực, giữ cho con vật hạn chế vận động là có thể lành vết thương.

38

4.5.2. Nghiên cứu các biện pháp điều trị gãy xương tại phòng khám

Khả năng hồi phục của vết gãy ảnh hưởng rất nhiều bởi vị trí gãy, tính chất, đặc điểm của vết gãy và đặc biệt là phương pháp điều trị. Ở cùng một vị trí gãy sử dụng các phương pháp điều trị cố định xương khác nhau sẽ cho kết quả hồi phục là khác nhau. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu các biện pháp điều trị gãy xương tại phòng khám, kết quả được thể hiện trong bảng 4.9:

Bảng 4.9. Các biện pháp điều trị gãy xương tại phòng khám

Chỉ tiêu Khung cố định ngoài Nẹp vít xương Đóng đinh nội tủy Bó bột Tổng Số lượng (con) 25 3 14 4 46 Tỷ lệ (%) 54,35 6,52 30,43 8,70 100

Hình 4.5. Các biện pháp điều trị gãy xương

Qua bảng 4.9 và hình 4.5 ta thấy tỷ lệ đóng đinh khung cố định chiếm tỷ lệ cao nhất với 54,35%, phương pháp này được áp dụng đối với vết gãy ở thân xương dài với khoảng cách từ vết gãy tới đầu xương lớn hơn 1/3 chiều dài của xương, với các xương dẹt như xương hàm hay xương chậu đầu có thể sử dụng phương pháp này với điều kiện là xương gãy không bị nát, dập.

39

Đóng đinh nội tủy chiếm 30,43%, cách này phù hợp với các vết gãy phạm khớp, vết gãy ở chó non dưới 10 tháng tuổi do xương không có đủ độ cứng để giữ khung đinh.

Nẹp vít xương chiếm tỷ lệ 6,52%, phương pháp này có thể được áp dụng rất rộng rãi trong nhiều kiểu gãy nhưng do giá thành cao nên chỉ được áp dụng hạn chế trong việc nẹp các xương mỏng như xương hàm, xương chậu hoặc nẹp cố định xương cột sống bị gãy.

Phương pháp bó bột chiếm 8,70% và thường ít được áp dụng do tính khả thi của nó không cao đối với các vết gãy rời do chó là loài hiếu động nên không thể cố định được chắc hai đầu xương, chúng thường được dùng trong các vết gãy rạn không quá lớn hoặc bó bột cố định toàn thân khi gãy xương cột sống.

4.6. Đánh giá mức độ hồi phục của một số phác đồ điều trị

4.6.1. Đánh giá khả năng hồi phục của chó

Bảng 4.10. Khả năng hồi phục của chó bị gãy xương

Chỉ tiêu Khỏi bệnh Thuyên giảm Không khỏi Tổng

Số lượng (con) 29 14 3 46

Tỷ lệ (%) 63,04 30,43 6,52 100

Hình 4.6. Khả năng hồi phục của chó bị gãy xương

Qua bảng 4.10 và hình 4.6 cho thấy trên 46 chó gãy xương chúng tôi theo dõi mức độ hồi phục ở các chó là khác nhau nên trông số chó được khả sát vẫn có một tỷ lệ nhỏ chó không thể hồi phục sau điều trị. Khả năng khỏi bệnh của

40

chó được điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa là khá cao (63,04%), việc thuyên giảm các vấn đề về gãy xương cũng có một ý nghĩa quan trọng trong việc đi lại và hoạt động sau này của chó, ở các chó thuyên giảm (30,43%) mà không khỏi này chúng tôi thấy có một điểm chung là chó đã già hoặc vị trí gãy bị gãy thành nhiều mảnh, nhiều đoạn làm cho xương bị biến dạng nhiều và không thể hồi phục hoàn toàn sau điều trị. Các trường hợp không khỏi (6,52%) là các trường hợp gãy nghiêm trọng ở phần cột sống và các vị trí mà xương là các xương dẹt.

4.6.2. Thử nghiệm khả năng hồi phục của hai phác đồ điều trị

Xương bị gãy sau khi được cố định trong 7 ngày đầu sẽ xảy ra quá trình tiêu xương, tiếp sau đó là quá trình sinh xương để bù đắp lại xương đã mất và nối liền xương. Quá trình hồi phục này sẽ mất khoảng 1,5 – 4 tháng để có thể hồi phục hoàn toàn. Dựa và đặc điểm lành bệnh đó của xương chúng tôi sử dụng 2 phác đồ điều trị được trình bày trong bảng 4.1 với sự khác biệt chính là thời gian sử dụng Canxi gluconate sau khi phẫu thuật cho chó bị gãy xương.

Để đánh giá chính xác hơn hiệu quả điều trị của 2 phác đồ, chúng tôi tiến hành mỗi phác đồ trên 23 chó bị gãy xương để đánh sát thực hơn, kết quả điều tra được thể hiện trong bảng 4.11:

Bảng 4.11. Khả năng hồi phục của hai phác đồ điều trị

Chỉ tiêu Khỏi bệnh Thuyên

giảm Không khỏi Tổng

Phác đồ 1 Số lượng (con) 12 9 2 23

Tỷ lệ (%) 52,17 39,13 8,70 100

Phác đồ 2 Số lượng (con) 17 5 1 23

41

Hình 4.7. Khả năng hồi phục của hai phác đồ điều trị

Qua bảng 4.11 và hình 4.7 chúng ta có thể thấy mức độ hồi phục của phác đồ 2 là tốt hơn phác đồ 1 với tỷ lệ khỏi bệnh lên tới 79,91%, trong khi đó tỷ lệ khỏi bệnh của phác đồ 1 chỉ là 52,17%. Mức độ thuyên giảm bệnh của phác đồ 1 là 39,13% và của phác đồ 2 là 21,74%. Trong khi phác đồ 1 có 2 ca không khỏi bênh tương đương với 8,70% thì phác đồ 2 chỉ là 1 trường hợp với tỷ lệ tương đương là 4,75%. Các trường hợp không khỏi bệnh thường là các vị trí gãy khó hồi phục như ở cột sống, hoặc vị trí các xương dẹt như xương chậu và xương hàm.

42

CHƯƠNG V

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

1. Tỷ lệ chó mắc các loại bệnh đưa đến khám tại phòng khám thú y Funpet lần lượt là: Bệnh gãy xương là 13,61%, bệnh ngoại khoa khác là 50,30%, bệnh nội khoa là 21,60%, bệnh truyền nhiễm là 11,24% và bệnh ký sinh trùng là 3,25%

2. Các giống chó nhập nội có tỷ lệ gãy xương cao (91,30%) hơn hẳn các giống chó nội (8,70%). Chó đực có tỷ lệ gãy xương cao hơn trên chó cái do đặc thù sinh học. Giai đoạn từ 0 – 1,5 tuổi và giai đoạn từ 1,5 – 3 tuổi có tỷ lệ gãy xương cao hơn các giai đoạn khác.

3. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất khi chó bị gãy xương là đau, hạn chế di chuyển; tiếp đến là các triệu chứng về sưng, tăng hô hấp, tuần hoàn, bỏ ăn, và sợ hãi, các trường hợp sốt thường gặp trong các trường hợp chó bị gãy và vết gãy bị nhiễm trùng.

4. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc gãy xương là ngã (56,52%), tiếp theo là tai nạn (28,26%), các nguyên nhân còn lại khá hi hữu là bị tấn công (8,70%) và cắn nhau (6,52%).

5. Hầu hết các trường hợp gãy xương đều cần can thiệp phẫu thuật ngoại khoa với tỷ lệ 91,30%.

6. Các biện pháp can thiệp ngoại khoa thường được sử dụng tại phòng khám là đóng khung đinh để cố định đầu xương (54,35%) và đóng đinh nội tủy (30,43%).

7. Vị trí gãy nhiều nhất là các xương chi đặc biệt là vùng đùi (45,65%), tiếp đến là xương cánh tay (19,57%). Các xương ở vị trí khác có tỷ lệ gãy thấp hơn, thấp nhất là xương cột sống (2,17%) và các xương vùng mặt (6,52%). Các vết thương đa phần là các vết thương kín (78,26%), các vết thương hở có tỷ lệ thấp hơn (21,74%)

8. Phác đồ 2 cho kết quả điều trị cao hơn hẳn so với phác đồ 1 với tỷ lệ khỏi bệnh của phác đồ 2 là 73,91% trong khi đó phác đồ 1 chỉ là 52,17%.

43

5.2. Đề nghị

1. Cần có thêm những nghiên cứu khác tại phòng khám để đánh giá chi tiết hơn trong từng giống.

2. Nâng cao ý thức bảo vệ thú cưng của người chăn nuôi.

3. Quan tâm hơn nữa tới chế độ dinh dưỡng của thú cưng, thường xuyên chó thú cưng đi dạo tắm nắng để bộ khung xương được chắc khỏe, hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

44

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo trong nước

1. Trần Trung Đông (2006), Khảo sát các bệnh thường gặp trên chó tại Bệnh Xá

Thú Y trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Chăn

Nuôi Thú Y, Tủ sách Đại Học Nông Lâm Tp.HCM.

2. Phạm Thị Huỳnh Hoa (2003), Khảo sát bệnh lý hệ xương bằng kĩ thuật X- quang trên chó tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị Chi cục Thú Y

Tp.HCM, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Chăn Nuôi-Thú Y, Tủ sách Đại Học Nông

Lâm Tp.HCM.

3. Nguyễn Bá Hiên (2007), Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

4. Vương Trung Hiếu (2006), Tìm hiểu 154 giống chó thuần chủng, Nxb Đồng Nai. 5. Nguyễn Thị Kim Lan (2012), Giáo trình Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

6. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997), Chẩn

đoán lâm sàng thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Nguyễn Tiến Linh (2018), Nghiên cứu quy trình điều trị gãy kín xương thân

đùi không vững bằng đinh nội tủy có chốt dưới màn tăng sáng, Luận án tiến sĩ y

học, Học viện quân y, Bộ quốc phòng.

8. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997), Giáo

trình bệnh nội khoa gia súc, Nxb Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

9.Nguyễn Tài Năng (2016), Giáo trình dược lý học thú y, Trường Đại học Hùng Vương. 10. Phạm Ngọc Thạch (2006), Giáo trình bệnh nội khoa gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Chu Đức Thắng, Hồ Văn Nam, Phạm Ngọc Thạch (2007), Chẩn đoán bệnh

gia súc, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

12. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý học vật nuôi, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

13. Lê Văn Thọ, Lê Quang Thông (2009), Ngoại khoa thú y, Nxb Nông nghiệp, Việt Nam. 14. Phạm Minh Thông (2012), Kỹ thuật chụp X – Quang, Nxb Y học.

45

15. Nguyễn Bá Tiếp (2005), Giáo trình giải phẫu học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan (1996), Sinh lý học gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Nguyễn Quang Tính, Nguyễn Thị Hải (2008), Giáo trình dược lý học thú y, Đại học Thái Nguyên.

18. Phan Châu Hải Triều (2007), Khảo sát các bệnh thường gặp trên chó tại

Trạm Thú Y Quận 7 Tp.HCM, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Chăn Nuôi - Thú Y,

Tủ sách Đại Học Nông Lâm Tp.HCM.

19. Nguyễn Đức Phúc, Phùng Ngọc Hòa, Nguyễn Quang Trung, Phạm Gia Khải (2010), Kỹ thuật mổ Chấn thương – Chỉnh hình, Nxb Y học.

20. Nguyễn Đức Phúc, Nguyễn Trung Sinh, Nguyễn Xuân Thùy, Ngô Văn Toàn (2013), Chấn thương – Chỉnh hình, Nxb Y học.

Tài liệu tham khảo nước ngoài

21. Borge, Kaja Sverdrup; Tønnessen, Ragnhild; Nødtvedt, Ane; Indrebø, Astrid (2011). "Litter size at birth in purebred dogs—A retrospective study of 224

breeds”.

22. Capp, Dawn M. (2004), American Pit Bull Terriers: Fact or Fiction: The

Truth Behind One of America's Most Popular Breeds, Doral Publishing.

23. Encyclopedia Britannica (2011), "Poodle (breed of dog)" Encyclopedia

Britannica Ultimate Reference Suite, Chicago.

24. Grodecki, K; Gains, M; Baumal, R; Osmond, D; Cotter, B; Valli, V; Jacobs, R (1997), "Treatment of X-linked hereditary nephritis in samoyed dogs with

angiotensin converting enzyme (ACE) inhibitor", Journal of Comparative

Pathology.

25. Huson HJ, Parker HG, Runstadler J, Ostrander EA (2010). Genetic dissection of breed composition and performance enhancement in the Alaskan sled dog.

26. Leighton, Robert (1907). The New Book of the Dog. London; New York: Cassell.

46

Tài liệu tham khảo internet

28. CR là gì? Cơ bản về hệ thống X – Quang kỹ thuật số CR,

http://choyte.com/cr-la-gi-co-ban-ve-he-thong-x-quang-ky-thuat-so-cr-

5629.htm, xem 28/03/2018.

29. Điều trị gãy xương bằng đinh nội tủy dưới màn tăng sáng,

http://www.soytehoabinh.gov.vn/Details/id/8191/Dieu-tri-gay-xuong-bang-dinh-

47

PHỤ LỤC Một số hình ảnh minh họa cho đề tài

Hình 1. Chó Phú Quốc bị gãy 1/3 giữa xương đùi trước và sau điều trị bằng đinh nội tủy

48

Hình 2. Ảnh X - Quang Phốc sóc bị gãy xương cẳng tay trước và sau điều trị bằng đinh cố định ngoài trước và sau điều trị bằng đinh cố định ngoài

49

50

Hình 4. Poodle gãy xương cẳng tay kiểm tra lại sau 3 tuần điều trị bằng đinh cố định ngoài bằng đinh cố định ngoài

51

Hình 5. Vị trí vết gãy xương cẳng tay đã hồi phục hoàn toàn trên chó Pit Bull sau 1,5 tháng điều trị bằng đinh cố định ngoài chó Pit Bull sau 1,5 tháng điều trị bằng đinh cố định ngoài

52

Hình 6. Đóng đinh nội tủy trên Pug bị gãy xương đùi và ảnh X - Quang sau khi điều trị bằng đinh nội tủy ảnh X - Quang sau khi điều trị bằng đinh nội tủy

53

Hình 7. Điều trị bằng đinh nội tủy trên Poodle bị gãy xương cẳng chân vết gãy phạm khớp bị gãy xương cẳng chân vết gãy phạm khớp

54

Hình 9. Chó sau khi được điều trị bằng đinh cố định ngoài

55

Hình 11. Chuẩn bị trước ca mổ

Hình 10. Hệ thống X - Quang kỹ thuật số được sử dụng tại phòng khám thú y Funpet Hà Nội

56

MẪU BỆNH ÁN TẠI PHÒNG KHÁM THÚ Y FUNPET HÀ NỘI

TRUNG TÂM CHẨN ĐOÁN, PHẪU THUẬT, ĐIỀU TRỊ THÚ CƯNG FUNPET

BV trung tâm: Số 34 – Ngõ 310 – Nghi Tàm – Tây Hồ - HN Hotline: 01278966988 CS1: 83 – Giải Phóng – Hai Bà Trưng – HN Hotline:

CS2: 106 – Nguyễn Khang – Cầu Giấy – HN Hotline: CS3: 1588 – Đại lộ Hùng Vương – Việt Trì – Phú Thọ Hotline:

Ngày…..tháng….năm 20….

HỒ SƠ NHẬP VIỆN

Tên chủ nuôi: SĐT:

Tên thú cưng: Giống: Giới tính: Đặc điểm: Lý do nhập viện:

Triệu chứng:

Chi phí phẫu thuật:

Chi phí nội trú và chăm sóc: Chi phí điều trị:

57

Người hướng dẫn

Nguyễn Thị Quyên

Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu Khảo sát một số vấn đề liên quan đến gãy xương trên chó tại phòng khám thú y funpet hà nội và thử nghiệm biện pháp điều trị (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)