Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh viêm vú trên đàn bò sữa jersey nuôi tại danifarm (Trang 35)

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Tình hình mắc bệnh viêm vú trên đàn bị sữa tại trang trại Danifarm. + Tỷ lệ bò sữa mắc viêm vú trong những năm gần đây.

+ Tỷ lệ bò sữa mắc viêm vú trong 6 tháng gần đây. + Tỷ lệ bò sữa mắc bệnh theo lứa đẻ.

- Biểu hiện lâm sàng của bò sữa mắc bệnh viêm vú. - Chẩn đốn bị mắc bệnh viêm vú.

+ Chẩn đoán bằng phương pháp thử cồn.

+ Chẩn đoán bằng phương pháp CMT (Califonia Mastitis Test). + Chẩn đoán bằng phương pháp Blue Methylene.

- Ảnh hưởng của bệnh viêm vú đến sản lượng sữa. - Biện pháp phòng, trị bệnh viêm vú.

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp điều tra

- Phương thức điều tra: Sử dụng thông tin được ghi chép từ cán bộ kỹ thuật tại trang trại, hỏi trực tiếp người quản lý trong quy trình chăm sóc ni dưỡng.

- Chỉ tiêu điều tra.

+ Số bò đang trong thời kỳ khai thác sữa, số bò mắc bệnh viêm vú, số vú bị nhiễm.

+ Biện pháp phòng bệnh viêm vú và phác đồ điều trị.

3.4.2. Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm

- Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú trong những năm gầy đây: Thu thập số liệu từ trại chăn nuôi về số lượng bị ni, số bị bị viêm vú trong 3 năm từ 2018 đến 2020.

- Tỷ lệ nhiễm theo tháng: Theo dõi tỷ lệ nhiễm bệnh từ tháng 11/2020 - tháng 4/2021.

- Tỷ lệ nhiễm theo lứa đẻ: Theo dõi tỷ lệ mắc bệnh viêm vú ở các lứa đẻ của của bò sữa tại trại: Từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ 3.

3.4.3. Phương pháp chẩn đốn lâm sàng bị sữa mắc bệnh viêm vú

- Xác định bò sữa mắc bệnh viêm vú ở từng lơ qua chẩn đốn lâm sàng. + Trực tiếp ni dưỡng, chăm sóc theo dõi tình trạng sức khỏe của đàn bò, quan sát tổng thể đàn bị, cá thể bị có triệu chứng bất thường. + Kiểm tra triệu chứng cục bộ ở bầu vú: Quan sát màu sắc, hình dáng, kích thước, sờ nắn bầu vú để kiểm tra xác định bò bị viêm vú.

+ Kiểm tra thân nhiệt: Sử dụng nhiệt kế để đo thân nhiệt cho bò tại trực tràng, hoặc quan sát gương mũi của bò.

+ Đo tần số hơ hấp: Là số nhịp thở của bị trong vịng 1 phút. Đo nhịp thở bằng cách quan sát hoặc đặt tay lên vùng bụng,ngực của bò để kiểm tra.

+ Nghe nhịp tim: Là số lần tim đập trong vòng 1 phút. Kiểm tra nhịp tim bằng cách sử dụng ống nghe hoặc sờ phần động mạch để xác định.

- Tỷ lệ bò mắc bệnh viêm vú bằng chẩn đốn lâm sàng được tính bằng cơng thức:

% =

3.4.4. Phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng

a, Ph ơng pháp lấy mẫu sữa

Tất cả mẫu sữa đều được lấy trực tiếp từ 4 vú của bò thử nghiệm sau khi đã vệ sinh sạch sẽ bầu vú,núm vú bằng nước và dung dịch iodin. Dùng tay vắt bỏ 3-5 tia sữa đầu thì bắt đầu tiến hành lấy mẫu xét nghiệm. các mẫu sữa sau khi lấy sẽ được tiến hành chẩn đoán bằng 3 phương pháp thử cồn, CMT và Blue

Methylen

b, Ph ơng pháp bảo quản mẫu sữa

Đối với phương pháp thử bằng cồn và CMT thì mẫu sữa được lấy thẳng vào dụng cụ thử (ống nghiệm bằng thủy tinh có chứa cồn 70 - 75o

hoặc dụng cụ thử CMT có chứa thuốc thử), sau khi thuốc thử và mẫu sữa trộn đều với nhau thì bắt đầu quan sát hỗn dịch.

Còn đối với phương pháp Blue Methylen thì mẫu sữa được lấy vào ống thủy tinh, ống sứ có chứa dung dịch Blue Methylen rồi đem bảo quản ở trong phịng kín (thùng catton và thùng xốp) ở nhiệt độ 37o

C. c, Phương pháp chẩn đốn

Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm Phƣơng pháp chẩn đoán Phƣơng pháp

thử cồn

Phƣơng pháp CMT

Phƣơng pháp Blue Methylen

Số mẫu sữa thí nghiệm 60 60 60

* Ph ơng pháp thử cồn (70-75):

- Nguyên lý: Dựa vào nguyên tắc chất đạm trong môi trường acid sẽ bị tủa bởi cồn. Tỷ lệ cồn và sữa là 1:1.

- Cách tiến hành:

Bước 1: Cho 2ml sữa vào 2ml cồn 70 chứa trong ống nghiệm. Bước 2: Lắc nhẹ, sau đó quan sát trên thành ống nghiệm. Bước 3: Đọc kết quả:

+ Dung dịch đồng nhất: Bị khơng có bệnh.

+ Có mảng bám lợn cợn trên thành ống nghiệm: Khả năng bò bị nhiễm bệnh.

* Ph ơng pháp CMT (Califonia Mastitis Test):

- Nguyên lý: Phương pháp thử CMT ( California Mastitis Test): Là phương pháp nhằm phát hiện bệnh viêm vú dựa trên sư phá hủy màng tế bào của các loại thuốc tẩy, sau đó thuốc tẩy gắn với gốc acid deroxyribonucleic được giả phóng ra và làm biến đổi trạng thái ban đầu của sữa, sữa trở thành hỗn hợp nhớt (khi trong sữa có lượng tế bào Somatic Cells lớn hơn 500.000/ml), như vậy có

thể chẩn đốn được xem bị có bị viêm vú hay khơng: - Cách tiến hành:

Bước 1: Lau sạch núm vú trước khi vắt sữa.

Bước 2: Vắt sữa của 4 núm vú vào 4 đĩa Pétri khác nhau, mỗi đĩa lấy 2ml sữa. Bước 3: Cho 2ml dung dịch CMT vào từng đĩa.

Bước 4: Xoay tròn đĩa, đặt đĩa Petri trên nền hơi tối để quan sát.

Bước 5: Đọc kết quả dựa trên sự đóng vón và thay đổi màu sắc của hỗn hợp. Các tác giả nước ngoài (Sandholm và cs, 1995) [21] đã xây dựng phương pháp chẩn đoán viêm vú CMT theo một thang mẫu chuẩn.

Bảng 3.2. Bảng đối chiếu kết quả Trạng thái và màu sắc của hỗn

hợp sữa - thuốc thử Số lƣợng tế bào Kết luận

Trạng thái của sữa không đổi, giữ

nguyên màu thuốc thử <200.000 Âm tính

Hơi có vết nhớt khi nghiêng đĩa,

màu hỗn hợp không đổi 150.000-500.000

Nghi ngờ ± Sữa hơi dính nhớt, thuốc thử hơi

chuyển màu 400.000-1.500.00

Dương tính + Sữa quánh lại nhưng nghiêng đĩa

vẫn trơi, thuốc thử có màu đậm hơn 800.000-5.000.000

Dương tính ++ Sữa đơng qnh lại, không bị trôi

khi nghiêng đĩa >5.000.000

Dương tính +++ Sữa bình thường chứa khoảng 100.000 - 300.000 tế bào soma (Somatic Cells) trong 1ml. Khi số lượng tế bào soma vượt lên trên 500.000 tế bào/ml sữa thì được xem là bị viêm.

* Ph ơng pháp Blue Methylen:

- Nguyên lý: Phương pháp thử Blue Methylen: Dựa vào nguyên tắc nếu cho chất màu vào sữa thì chất màu sẽ thay đổi, tùy theo thời gian đổi màu có thể ước tính độ nhiễm vi sinh của sữa.

- Cách tiến hành:

Bước 1: Cho 10ml sữa và 1ml dung dịch Blue methylen vào trong ống nghiệm.

Bước 2: Lắc nhẹ cho dung dịch trộn đều sau đó để vào tủ ấm 37oC. Sau mỗi 1 giờ lắc nhẹ một lần.

Bước 3: Đọc kết quả qua thời gian mất màu của dung dịch Blue methylen như sau:

+ Nếu mất màu trước 15 phút, sữa bị nhiễm vi sinh rất nặng. + Nếu mất màu sau 15 phút - 1 giờ, sữa bị nhiễm nặng. + Nếu mất màu sau 1 giờ - 3 giờ, sữa bị nhiễm nhẹ.

+ Nếu mất màu sau hơn 3 giờ, sữa xem là đạt trên tiêu chuẩn vi sinh. Tỷ lệ bò sữa mắc viêm vú qua các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng được tính bằng

% =

3.4.5. Đánh giá hiệu quả phương pháp phòng và trị bệnh viêm vú

Đánh giá hiệu quả của biện pháp phòng bệnh và điều trị bệnh viêm vú bằng cách đối chiếu, theo dõi số lượng bò mắc bệnh viêm vú trước và sau khi áp dụng biện pháp phòng bệnh cũng như tỷ lệ bò khỏi bệnh sau khi sử dụng phác đồ điều trị bệnh viêm vú.

Bảng 3.3. Phác đồ điều trị bệnh viêm vú trên bò sữa tại trang trại Danifarm

Phác đồ

điều trị Tên thuốc Liều dùng

Đƣờng sử

dụng Thời gian điều trị

Phác đồ 1 Amoxicilin 10ml/1kgP Tiêm bắp Kháng sinh từ 3-5 ngày Ketoprofen hoặc

flunixin 50ml/1kgP Kháng viêm 3 ngày

Phác đồ 2 Ceftiofur 50ml/1kgP Tiêm bắp Kháng sinh từ 3-5 ngày Ketoprofen hoặc

Flunixin 50ml/1kgP Kháng viêm 3 ngày

3 Cloxacillin vú

3.4.6. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệ bò sữa mắc viêm vú

- Tỷ lệ bị sữa mắc bệnh viêm vú qua chẩn đốn lâm sàng.

- Tỷ lệ bò sữa mắc viêm vú qua các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng. - Tỷ lệ sữa giảm ở những bò mắc viêm vú.

- Hiệu quả của biện pháp phòng và điều trị bệnh viêm vú.

3.4.7. Phương pháp xử lý số liệu

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú trên đàn bò sữa tại trang trại Danifarm 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú trên đàn bò sữa tại trang trại Danifarm

Qua khảo sát trong những năm gần đây (2018 – 2020) tại trang trại bò sữa Danifarm tỉnh Hà Nam, tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm vú được thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1 Tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm vú trong những năm gần đây tại trang trại Danifarm

Năm Tổng số bò sữa theo dõi (con)

Số con bị viêm vú (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) 2018 57 17 29,8 2019 59 20 33,9 2020 63 26 41,3 Trung bình 59.7 21 35

Kết quả điều tra bảng 4.1 cho thấy:

Tỷ lệ bò mắc bệnh viêm vú tăng qua từng năm. Cụ thể là tỷ lệ bò mắc viêm vú năm 2018 là 29,8% tăng lên 41,3% năm 2020, tăng 11,5%. Nguyên nhân của sự tăng lên này chủ yếu là do qui trình kiểm sốt trong vệ sinh chăn nuôi. Người vắt sữa không thực hiện tốt việc vệ sinh chuồng trại, không vệ sinh kỹ trước và sau khi vắt sữa đối với vú bò và tay người vắt sữa hoặc vắt không cạn hết sữa hoặc sử dụng máy vắt sữa không đúng cách hay vệ sinh máy vắt không kỹ, không sử dụng kháng sinh bơm vào từng thùy vú khi cạn sữa. Tỉ lệ viêm vú tiềm ẩn có hướng gia tăng vào các tháng mùa khơ, điều này có thể liên quan đến yếu tố mơi trường do thời tiết nóng và thiếu thức ăn xanh.

Năm 2018 tỷ lệ bò mắc viêm vú thấp nhất với 29,8%. Nguyên nhân là do số lượng bò mới đưa vào khai khác chiếm tỷ lệ cao, nên có sức đề kháng với tác nhân gây bệnh cao, khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh tốt.

Năm 2020 tỷ lệ bò mắc viêm vú cao nhất là 41,3%, do số bò khai thác sữa đẻ lứa thứ 3 chiếm đa số dẫn tới sức đề kháng tự nhiên của gia súc giảm, cấu trúc bầu vú từ đó mà cũng giảm theo và bị sữa càng có nguy cơ bị viêm vú.

4.1.2. Tỷ lệ bò mắc bệnh viêm vú từ tháng 11/2020 đến tháng 4/2021

Tình hình bị mắc bệnh viêm vú tại trang trại Danifarm từ tháng 11/2020 đến tháng 4/2021được theo dõi và kết quả được thể hiện qua bảng 4.2.

Bảng 4.2 Tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm vú tại trang trại Danifarm từ tháng 11/2020 đến tháng 4/2021. STT Tháng Tổng bò sữa khai thác sữa (con) Bò sữa mắc viêm vú(con) Tỷ lệ mắc (%) 1 11/2020 56 16 28,6 2 12/2020 58 17 29,3 3 1/2021 59 21 35,6 4 2/2021 64 28 43,7 5 3/2021 66 25 37,9 6 4/2021 69 23 37,7 Trung bình 62 22.2 35,5

Kết quả từ bảng 4.2 Cho thấy:

Tỷ lệ bò mắc bệnh viêm vú từ tháng 11/2020 đến tháng 4/2021 dao động từ 28,6% - 43,7% và thấp hơn so với tỷ lệ bò mắc bệnh viêm vú của những vùng khác như: Như 43,16% tại Trung tâm bị sữa và đồng cỏ Ba Vì, Nguyễn Ngọc Nhiên, (1997) [6]; 51,92% tại Trung tâm Giống bò Hà Nội, Trần Tiến Dũng và cs, (1999) [4].

Tỷ lệ mắc viêm vú ở bị từ tháng 11/2020 đến tháng 2/2021 có xu hướng tăng từ 28,6% lên 43,7%. Trong đó, tháng 11, 12 và tháng 1 có tỷ lệ bò mắc bệnh viêm vú là thấp nhất lần lượt là 28,6; 29,3 và 35,6. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện thời tiết của mùa, thơng thường thì bị có xu hướng ít mắc bệnh viêm vú hơn vào mùa đông

Tỷ lệ bò mắc viêm vú từ tháng 2/2021 đến tháng 4/2021 có xu hướng giảm từ 43,7% xuống còn 37,7%. Tỷ lệ mắc viêm vú ở bị có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ mắc trung bình vẫn cao 39,8%. Tháng 2/2021 có tỷ lệ mắc cao nhất, do ảnh hưởng lớn từ điều kiện khí hậu, tháng 2 chính là tháng giao mùa nên thời tiết có sự thay đổi dẫn tới bị mắc viêm vú cao. Tỷ lệ mắc viêm vú ở tháng 3 và tháng 4 thì gần như khơng có sự thay đổi nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 37,9 và 37,7.

4.1.3. Tỷ lệ bò mắc bệnh viêm vú theo lứa đẻ

Lứa đẻ liên quan đến khả năng sản xuất sữa và sức đề kháng của bị, do đó có liên quan đến tỉ lệ viêm vú trên bò sữa. Kết quả được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3 Tỷ lệ bị mắc bệnh viêm vú theo lứa đẻ Tiêu chí

lứa bị

Số con theo dõi (con) Số con nhiễm bệnh (con) Tỷ lệ mắc (%) Bò sữa đẻ lứa 1 5 2 40 Bò sữa đẻ lứa 2 5 4 80 Bò sữa đẻ lứa 3 5 5 100

Kết quả bảng 4.3 cho ta thấy:

Tỷ lệ bị mắc viêm vú có xu hướng tang dần theo lứa đẻ. Bị đẻ lứa thứ nhất có tỷ lệ viêm vú là 40%, thấp nhất so với bò đẻ lứa thứ 2 và bò đẻ lứa thứ 3 lần lượt là 80 và 100%. Kết quả này phù hợp với tài liệu nghiên cứu của một số tác giả khác. Haas và ctv. (2004) [17] nghiên cứu trên 272 đàn bò sữa ở New Zealand cho biết tỉ lệ viêm vú ở bò cái tơ thấp hơn so với bò đã đẻ nhiều lứa.

Bị đẻ lứa thứ nhất có sức đề kháng tốt với điều kiện ngoại cảnh, cấu trúc bầu vú chắc chắn hạn chế được các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

Bị đẻ lứa thứ 3 có tỷ lệ mắc bệnh viêm vú cao nhất là 100%, tức tất cả bò sau khi đẻ cho đến khi cạn sữa thì đều sẽ mắc bệnh viêm vú. Valde và ctv, (2004) [24] cho biếtbò càng lớn tuổi, tỉ lệ viêm vú tiềm ẩnvàsố ca viêm vú lâm sàngcàng tăng. Bởi vì hệ thống miễn dịch ở những bị già hoạt động khơng cịn hiệu quả, cấu trúc bầu vú bị suy giảm. Sau vắt sữa, van tiết sữa ở núm vú khơng

đóng lại, tất cả đều tạo cơ hội cho tác nhân gây bệnh viêm vú xâm nhập vào bầu bú của bò và gây nên bệnh viêm vú.

Theo kết nghiên cứu cho thấy ở cả 3 lứa đẻ thì tỷ lệ bị mắc bệnh viêm vú tập chung cao nhất vào 3 tháng đầu thời kỳ tiết sữa vì đây là thời kỳ bị sữa cho nhiều sữa nhất nhưng bò lại chỉ tiếp nhận một lượng thức ăn vừa phải hay còn gọi là cân bằng âm về năng lượng, một số bò sẽ bị các bệnh về dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng của bò.

4.2. Biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm vú trên bò Jersey

Chẩn đoán viêm vú bằng các biện pháp lâm sàng trên bò sữa là một trong những phương pháp cần thiết để xác định nhanh cá thể bò sữa mắc bệnh, nghi mắc bệnh viêm vú từ đó làm tiền đề cho các biện pháp chẩn đoán tiếp theo. Bằng các phương pháp quan sát, sờ nắn cho ra kết quả biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm vú thể hiện ở bảng 4.4

Bảng 4.4 Tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm vú theo triệu chứng lâm sàng Số con theo

dõi (con) Triệu chứng

Số con có triệu

chứng (con) Tỷ lệ mắc (%)

15

Bò sốt, chán ăn

11 73,3

Bầu vú có hiện tượng

sưng, nóng, đỏ, đau 3 20

Sản lượng sữa giảm

10 66,7

Sữa biến đổi về màu

sắc và trạng thái 2 13.3

Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy:

Tỷ lệ bị có biểu hiện triệu chứng như sốt, chán ăn chiếm tỷ lệ lớn 73,3% và tỷ lệ sữa giảm chiếm 66,7%. Có thể thấy đây là dấu hiệu phổ biến để nhận biết bệnh viêm vú trên bò sữa, nhưng với độ chính xác là khơng cao vì những triệu chứng đó cũng có thể xuất hiện trên nhiều bệnh khác.

Một phần của tài liệu Chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh viêm vú trên đàn bò sữa jersey nuôi tại danifarm (Trang 35)